Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 3- Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh;

+ Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

+ Có ý thức học ngôn ngữ chung và trau dồi lời nói cá nhân.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

SGK, SGV, Thiết kế dạy học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Dạy học nêu vấn đề giáo viên nêu câu hỏi học sinh thảo luận, trả lời.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 3- Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh; + hiểu được khái niệm ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. + Có ý thức học ngôn ngữ chung và trau dồi lời nói cá nhân. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế dạy học C. cách thức tiến hành Dạy học nêu vấn đề giáo viên nêu câu hỏi học sinh thảo luận, trả lời. D. Tiến trình lên lớp Thời gian Hoạt động của giáo viên Mục tiêu cần đạt 10 phút 15 phút 15 phút Hoạt động 1: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản và quan trọng nhất để tiến hành giao tiếp. Muốn giao tiếp có hiệu quả chúng ta phải có hiểu biết v ề ngôn ngữ hơn nữa cách nói viết của mỗi cá nhân cũng sẽ quyết định việc giao tiếp có đạt hiệu quả hay không. Vậy chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp là gì? dấu ấn cá nhân trong giao tiếp thể hiện ở đâu?, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài hoc ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân, mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. 1. Ngôn ngữ chung Giáo vên hỏi:Việt Nam có 54 anh em cùng sinh sống trên một lãnh thổ. Vậy làm thế nào các thành viên trong một cộng đồng xã hội hiểu nhau? Ngôn ngữ chung là gì?Với người Việt Nam ngôn ngữ chung là gì? Hs trả lời, giáo viên bổ sung,yêu cầu HS ghi khái niệm Giáo viên đưa ngữ liệu: Học, chôm chôm, ngang cành bứa, nói tóm lại. Hỏi: Em hãy nêu các đơn vị cấu tạo nên các từ, ngữ này? HS trả lời, GV nhận xét bổ sung Ví dụ: Học:- âm: h,c,o - thanh: nặng; ….. Chôm chôm: âm (c,h,ô,m), tiếng (chôm – chôm)… Giáo viên hỏi: Nếu bây giờ cô giáo thử chuyển đổi dấu thanh của từ học em có nhận xét gì? (học, hóc, hòc, hỏc) - Hs nhận xét, giáo viên hỏi: dựa vào đó em hãy nêu đặc điểm của Tiếng Việt? Hs trả lời, GV bổ sung yêu cầu HS ghi ý chốt - (Các đơn vị của Tiếng Việt đó là âm và thanh, tiếng, từ, ngữ cố định). - Sử dụng tiếng Việt cần tuân thủ các qui tắc và phương thức chung trong cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ như cấu tạo kiểu câu (câu đơn, câu đơn đặc biệt, câu phức.., các cách chuyển nghĩa từ Tiếng Việt. Giáo viên nhấn mạnh: Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo qui tắc và phương thức này sẽ tạo ra dấu ấn cá nhân trong sử dụng ngôn ngữ. Từ những đặc điểm trên em hãy chỉ ra nguyên tắc để giao tiếp đạt hiệu quả? Hs nêu nguyên tắc Gv hỏi;Từ đó dẫn đến yêu cầu nào? Có mấy cách học hỏi Tiếng Việt? Đặc điểm, hiệu quả của các cách học? Em hãy đưa ví dụ. - HS trả lời đưa ví dụ Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân? Em hãy tìm các câu tục ngữ, châm ngôn nói về việc học? 2. Lời nói cá nhân Giáo viên đưa ngữ liệu lên bảng phụ Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau: “Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê” - HS nhận xét cách dùng từ đong, lắc, đầy của Nguyễn Du, GV bổ sung, đưa thêm ví dụ thực tiễn Ví dụ: Một cháu bé nhận định về lời nói của người bác: Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy: Trời bác nói là giời, sợ bác nói là hãi GV hỏi:Em có nhận xét gì về lời nhận định này? Từ các ví dụ trên em hiểu như thế nào về lời nói cá nhân? - Hs trả lời, GV nhận xét bổ sung yêu cầu HS ghi ý chốt Em hãy nêu biểu hiện cụ thể của dấu ấn cá nhân trong văn bản nói và viết?Minh họa bằng ví dụ thực tiễn, những câu ca dao tục ngữ nói về điều này? Hs có thể trao đổi, thảo luận trả lời đưa ví dụ thực tiễn, các câu ca dao, tục ngữ nói đến dấu ấn cá nhân trong sử dụng ngôn ngữ. Trong văn chương dấu ấn cá nhân thể hiện như thế nào? Em hiểu thế nào là lời nói có phong cách nghệ thuật? - HS nêu cách hiểu, Gv nhận xét, bổ sung:nói đến những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ Nghĩa là lời nói đó phải mang dấu ấn rất riêng của nhà văn không trộn lẫn với bất kì ai, ….hình thành lên phong cách. Xét ví dụ: Giáo viên đưa ngữ liệu lên bảng phụ hoặc máy chiếu: Bài Ông cử Ba (Tú Xương) và Vịnh tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến. Cùng nói về hiện thực thi cử cuối thế kỉ XIX khi nho học đã suy vi, rường mối xã hội trở lên rệu rã, tệ mua quan bán tước trở nên phổ biến, xuất hiện nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học nhưng cách diễn đạt của Tú Xương Và Nguyễn Khuyến khác nhau như thế nào? - HS trao đổi, trả lời, GV bổ sung, đưa thêm ví dụ (Vịnh tiến sĩ giấy bài 1, Mừng ông nghè mới đỗ của Nguyễn Khuyến, Bác cử Nhu của tú Xương), rút ra kết luận: phong cách trào phúng Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thúy bên cạnh tiếng thơ ồn ào cay độc của Tú Xương. Gv hỏi: Tại sao dấu ấn cá nhân được chú trọng đặc biệt trong sáng tạo nghệ thuật? - Hs trả lời, Gv bổ sung nhấn mạnh Nam Cao từng nói về việc sáng tác văn học “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” Gamzatôp nói “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta – là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình – nghĩ là trở thành nhà thơ”. Để có thể tạo nên dấu ấn cá nhân trong sáng tạo người nghệ sĩ cần phải làm gì? Tô Hoài nói như thế nào về việc này? HS đọc lời giãi bày của Tô Hoài nêu cách hiểu cá nhân, GV liên hệ, so sánh.Cũng với ý này Gamzatôp nói: “Nhà thơ trả chữ Với giá cắt cổ Như khai thác Chất hiếm “rađiom” Lấy một gam Phải mất hàng năm lao lực Lấy một chữ Phải mất hàng tấn quặng ngôn từ”. Điều đó có phải chỉ cần thiết với người sáng tạo nghệ thuật không? Có những cách trau dồi ngôn ngữ cá nhân nào? - HS trả lời, Gv bổ sung. GV yêu cầu HS lập bảng phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân (về nhà) 3. Mối quan hệ Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ như thế nào? -HS trả lời, GV bổ sung, ghi ý chốt: Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK Giáo viên đưa bài tập lên máy chiếu, yêu cầu 2 HS đọc yêu cầu của 2 bài tập trong SGK, chia nhóm hoạt động khoảng 3 phút Nhóm 1 thực hiện yêu cầu bài tập 1; nhóm 2: Yêu cầu bài 2 (sgk); Đại diện từng nhóm trả lời, HS nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, chốt lại kiến thức. Bài tập 2 Bài tập 3(bổ sung) Trong hai câu thơ dưới đây từ thôi in đậm được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào? (GV đưa lên bảng phụ) - HS trao đổi, trả lời, Gv nhận xét, bổ sung “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” I. Tìm hiểu chung 1. Ngôn ngữ chung Khái niệm: Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp.Với người Việt đó là Tiếng Việt. - Tiếng Việt bao gồm hệ thống các đơn vị, các qui tắc, các chuẩn mực xác định về ngữ âm – chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Nguyên tắc: Mọi thành viên của dân tộc, cộng đồng phải có vốn hiểu biết tương tự nhau về ngôn ngữ chung - Phải thường xuyên học hỏi ngôn ngữ chung. + Học hỏi qua giao tiếp tự nhiên: học qua kênh lời, đó là ngôn ngữ chung tồn tại ở dạng một biến thể địa phương cụ thể. Cách học này giúp hình thành và phát triển kĩ năng nói và nghe. + Học qua nhà trường, sách vở, báo chí. Con người học qua kênh lời đặc biệt quan trọng là qua kênh chữ, học ngôn ngữ chung tồn tại với tư cách là ngôn ngữ văn hóa. Cách học này giúp hình thành, phát triển, hoàn thiện các kĩ năng viết và đọc. Tóm lại: Muốn có kiến thức đầy đủ về ngôn ngữ, hoàn thiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cần phải học hỏi suốt đời. 2. Lời nói cá nhân Xét ví dụ: Khái niệm: Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập văn bản ( nói và viết) để giao tiếp. Biểu hiện: + Cách phát âm + Cách dùng từ + Cách diễn đạt Qua đó thể hiện cá tính, vốn hiểu biết, vốn văn hóa của người nói, viết. - Trong văn chương nghệ thuật dấu ấn cá nhân được chau chuốt thành lời nói có phong cách nghệ thuật Dấu ấn cá nhân vô cùng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật bởi nghệ thuật đề cao sự sáng tạo, bản chất là sáng tạo mà sáng tạo của nghệ thuật thể hiện ở khả năng sử dụng ngôn từ của người nghệ sĩ. Phải không ngừng học hỏi ngôn ngữ chung, trau dồi ngôn ngữ cá nhân 3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân, kiến thức chung càng phong phú thì lời nói cá nhân càng sinh động, chính xác, hiệu quả. Ngược lại lời nói cá nhân có thể góp phần sáng tạo và làm giàu cho ngôn ngữ chung. B. Luyện tập Bài tập 1: Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”khuyên răn con người phải biết chú ý đến việc sử sự có văn hóa đối với mọi người xung quanh. - ở đây mọi hành vi có tính xã hội, con người đều cần phải học. Ngay cả ăn vốn là một hành vi sinh học, nhưng trong đời sống xã hội ta cũng cần phải học “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” - Hành vi sử dụng ngôn ngữ là hành vi hoàn toàn mang tính xã hội, ta càng phải học. ở đây học nói là học ngôn ngữ chung, trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để biết cách giao tiếp với người xung quanh cho đúng mực, đúng vai vế, đúng hoàn cảnh và đúng chuẩn mực trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đồng thời đây cũng là cách học trau dồi ngôn ngữ cá nhân Bài tập 2: Nội dung của những câu cao dao tục ngữ này đề cập đến mối tương quan giữa mỗi con n gười với lời nói cá nhân của họ: người có nhân cách cao đẹp (người khôn, người thanh) thì lời họ nói ra cũng mang tính cách đó (tiếng nói dịu dàng dễ nghe, tiếng nói cũng thanh); người có nhân cách thấp kém (người thô tục) thì lời họ nói ra chỉ tầm thường, hèn hạ (điều phàm phu). Từ đó khẳng định lời nói cá nhân thể hiện tính cách phẩm chất con người (Người làm sao bào hao làm vậy) Bài tập 3: Trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến không có từ nào từ mới. Các từ đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nhưng từ “thôi” (từ thứ 2) được nhà thơ dùng với nghĩa mới. Thôi vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (thôi học…), ở đây Nguyễn Khuyến dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Đó là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi, thuộc về lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến. Hoạt động 4: Củng cố (5 phút): Em hiểu thế nào là ngôn ngữ chung, ngôn ngữ cá nhân? Mối quan hệ giưa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? Bài học thực tiễn rút ra từ tiết học này. Hoạt động 5: Dặn dò: - Tìm phong cách riêng của Nam Cao qua Lão Hạc, Nguyên Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” -Nhận xét cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả như thế nào? “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

File đính kèm:

  • docT3 Nang cao Tu ngon ngu chungKi va rat hay.doc