Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 84- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Phẩm bình nhân vật lịch sử

A.Mục tiêu bài học :

Giúp HS :

- Hiểu được nội dung và giá trị của một tấm văn bia trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám : khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia ; khắc bia tiến sĩ là việc làm có ý nghĩa lớn đối với đương thời và hậu thế ; chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông.

- Từ đó có thể rút ra bài học lịch sử quý báu về văn hoá giáo dục cho ngày nay. Bài nghị luận kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục.

- Hiểu sơ bộ về thể văn bình sử ( nghị luận, phẩm bình, nhận xét các nhân vật và sự kiện lịch sử của các tác giả Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử kí toàn thư, qua đó nhận thức rõ giá trị của những lời bình sắc sảo,sáng suốt và ngắn gọn của Lê Văn Hưu về Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và sự việc dâng chim, thú lạ đời Lí Thần Tông, thấy được tấm lòng và bản lĩnh của người viết sử chân chính.

B. Phương tiện thực hiện :

- SGK, SGV Ngữ văn 10.

- Thiết kế bài dạy.

C. Cách thức tiến hành :

GV tổ chức dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phát vấn,

D.Tiến trình dạy học :

D1.Ổn định tổ chức :

Sĩ số :

D2.Kiểm tra bài cũ :

? Trình bày những nội dung chính thơ văn Nguyễn Trãi

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4421 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 84- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Phẩm bình nhân vật lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Tiết 84 Ngày dạy : Phẩm bình nhân vật lịch sử A.Mục tiêu bài học : Giúp HS : Hiểu được nội dung và giá trị của một tấm văn bia trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám : khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia ; khắc bia tiến sĩ là việc làm có ý nghĩa lớn đối với đương thời và hậu thế ; chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. Từ đó có thể rút ra bài học lịch sử quý báu về văn hoá giáo dục cho ngày nay. Bài nghị luận kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục. Hiểu sơ bộ về thể văn bình sử ( nghị luận, phẩm bình, nhận xét các nhân vật và sự kiện lịch sử của các tác giả Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử kí toàn thư, qua đó nhận thức rõ giá trị của những lời bình sắc sảo,sáng suốt và ngắn gọn của Lê Văn Hưu về Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và sự việc dâng chim, thú lạ đời Lí Thần Tông, thấy được tấm lòng và bản lĩnh của người viết sử chân chính. B. Phương tiện thực hiện : - SGK, SGV Ngữ văn 10. - Thiết kế bài dạy. C. Cách thức tiến hành : GV tổ chức dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phát vấn,… D.Tiến trình dạy học : D1.ổn định tổ chức : Sĩ số : D2.Kiểm tra bài cũ : ? Trình bày những nội dung chính thơ văn Nguyễn Trãi D3. Bài mới : HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV tóm tắt vài nét về tác giả ( SGK) GV và HS đọc 1 lần toàn đoạn trích với giọng bình tĩnh, đĩnh đạc, trang trọng. ? Xác định hệ thống luận điểm trong văn bản ? Luận điểm nào quan trọng nhất ? Vì sao ? ? Em hiểu thế nào về câu : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” HS giải thích từng bộ phận và cả câu. ? Mối quan hệ giữa hiền tài với sự thịnh suy của đất nước ? Các thánh đế minh vương đã làm gì để khuyến khích hiền tài ? Tại sao nói làm thế vẫn chưa đủ ? Vậy ý nghĩa của bia đá đề danh là gì ? Có phải chỉ chuộng văn suông, ham tiếng hão không HS thảo luận HS trả lời câu hỏi tổng kết ? Xác định tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài ; từ đó xác định tình cảm thái độ đối với hiền tài của nhà nước của các cấp lãnh đạo và toàn dân ? ? Liên hệ thực tế HS liên hệ thực tế nước ta ? Lập sơ đồ nội dung bài học HS đọc Tiểu dẫn và Tri thức Đọc – hiểu để hiểu nguồn gốc xuất xứ của văn bản, thể văn bình sử Tham khảo Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1. ? Phần Tiểu dẫn cần nắm nội dung gì Lần lượt 4 HS đọc diễn cảm 4 đoạn trong đoạn trích với giọng điệu rắn rỏi, bình tĩnh, khúc chiết, rõ ràng. GV nhận xét cách đọc Theo các chú thích chân trang. GV hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK. ? Lê Văn Hưu đánh giá sự nghiệp của Trưng Trắc, Trưng Nhị như thế nào ? Hãy trình bày vai trò của Tiền Ngô Vương và Đinh Tiên Hoàng qua cách nhìn, cách đánh giá của Lê văn Hưu ? Quan niệm của Lê Văn Hưu về “điềm lành”, về việc ban thưởng và nhận ban thưởng có gì đáng chú ý ? Những lời bình sử này thể hiện quan điểm và cách đánh giá của tác giả như thế nào đối với từng nhân vật lịch sử ? Qua đó, em thấy người bình sử chân chính phải có những tài năng và phẩm chất gì Hiền tài là nguyên khí của quốc gia I.Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : - Thân Nhân Trung ( 1418- 1499) , đỗ tiến sĩ 1469, phó nguyên soái trongTao Đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập. - Bài kí được khắc bia năm 1484, nguyên có tên là “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba”. - Bài văn bia này có vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội. 2.Giải thích từ khó : Theo các chú thích chân trang( văn bia : bi kí- văn kí khắc trên bia đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. 3.Thể loại : nghị luận. 4. Đọc : II. Hướng dẫn đọc thêm : Hệ thống luận điểm : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước). Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài. ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. Trong đó, luận điểm 1 là gốc, là cơ sở, luận điểm 3 có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất. *“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” : + Hiền tài : người có tài, có đức, tài cao đức lớn. + Nguyên khí : khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và sự phát triển của sự vật. Như vậy, người hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu với sự sống còn, phát triển của đất nước, dân tộc. + Mối quan hệ giữa hiền tài với sự thịnh suy của đất nước : Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao và ngược lại : nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. ->Cách lập luận theo kiểu diễn dịch bằng cách so sánh đối lập để thấy chân lí rõ ràng hiển nhiên. *Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài : + Các nhà nước phong kiến Việt Nam – các triều đại Lí, Trần, Lê đã thể hiện sự quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, quý chuộng không biết thế nào là cùng, ban ân lớn mà vẫn không cho là đủ : đề cao danh tiếng, ban chức tước, cấp bậc( trạng nguyên, thái học sinh, tiến sĩ), bảng vàng, ban yến tiệc, mũ áo, vinh quy bái tổ về làng ( võng anh đi trước võng nàng đi sau),… Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưư truyền được lâu dài. Bởi vậy mới có bia đá đề danh. *ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ : + Khuyến khích hiền tài : kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. + Ngăn ngừa điều ác , kẻ ác : ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy ; kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng. + Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, phát triển : rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch( huyết mạch quan trọng ) cho nhà nước. III.Tổng kết : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, có quan hệ sống còn, có tầm quan trọng bậc nhất đối với vận mệnh hiện tại và tương lai của đất nước. Bởi vậy, nhà nước phải có chính sách đặc biệt khuyến khích, phát triển hiền tài. Liên hệ thực tế nước ta. Sơ đồ nội dung bài học : Tầm quan trọng của hiền tài | Khuyến khích, phát triển hiền tài | Những việc đã làm | Những việc đang làm và sẽ làm (khắc bia tiến sĩ) | ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ. Phẩm bình nhân vật lịch sử ( Trích Đại Việt sử kí toàn thư) I.Tìm hiểu chung : 1.Tác giả : Lê Văn Hưu ( 1230 – 1322) thọ 92 tuổi. Người Phủ Lí, Đông Sơn, Thanh Hoá - nay là Lí Trung, Thiệu Trung, Đông Sơn, Thanh Hoá. Đỗ Bảng Nhãn năm 1247, nhà sử học nổi tiếng đời Trần. 2.Tác phẩm : “Đại Việt sử kí ” do Lê Văn Hưu hoàn thành 1272. Gồm 30 quyển. Đây là cơ sở để nhóm Ngô Sĩ Liên soạn “Đại Việt sử kí toàn thư”.Tác phẩm của Lê Văn Hưu đã thất lạc hiện chỉ còn 31 đoạn dưới dạng bình sử do nhóm Ngô Sĩ Liên ghi lại trong “Đại Việt sử kí toàn thư” Văn bản trích 4 trên 31 đoạn đó. 3.Thể văn : Bình sử : là một mục trong tác phẩm về lịch sử xưa – một loại văn nghị luận phê bình, đánh giá, nhận xét nhân vật và sự kiện lịch sử một cách ngắn gọn, sâu sắc thể hiện tài năng, bản lĩnh, nhân cách và dũng khí của người viết sử. 4.Đọc : 5.Giải thích từ khó : II.Hướng dẫn đọc thêm : 1. Câu 1 : -Tác giả đánh giá sự nghiệp của Hai bà Trưng rất cao, trước hết là đàn bà mà phất cờ hô hào, kêu gọi dân cả nước vùng dậy giành độc lập cho nước thành công và thắng lợi lớn, nhanh chóng ( dễ như trở bàn tay, 65 thành nội ngoại đều hưởng ứng). - Tự hào, vinh dự vì người phụ nữ Việt Nam anh hùng dũng lược, đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng đất nước khói ách ngoại bang xâm lược. Việc so sánh, dùng lời lẽ coi thường bọn đàn ông gần 10 thế kỉ từ họ Triệu đến trước họ Ngô càng chứng tỏ tình cảm dân chủ, nồng nhiệt của sử gia đối với hai vua bà. 2. Câu 2 : Sự nghiệp của Ngô Vương và Đinh Tiên Hoàng lại càng hiển hách. Công lớn của Ngô Vương Quyền là đại thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở nước xưng vương, nối lại nền chính thống nghìn năm thuở Hai Bà. Công lớn của Đinh Tiên Hoàng đế là thống nhất đất nước, xưng đế, định đô, mở nước tiếp nối chính thống từ Triệu Vương. Lời ca ngợi, đề cao tự hào nhất mực : tài năng sáng suốt hơn người, dũng lược nhất đời, bậc thánh triết… Cách đánh giá của Lê Văn Hưu là công minh đích đáng, tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 3.Câu 3 : Quan niệm về “điềm lành” của Lê Văn Hưu thật mới mẻ, tiến bộ. Ông đứng về phía nhân dân – trăm họ chứ không a dua theo những sở thích cá nhân, ích kỉ của vua chúa và thái độ nịnh hót của bọn quyền thần. Thái độ phê phán cả người dâng lẫn người nhận chim quý, thú lạ là dũng cảm, cương trực, đầy bản lĩnh, không sợ luỵ vào thân. 4.Câu 4 : Quan điểm và cách đánh giá cuả tác giả đối với nhân vật lịch sử là công minh, sáng suốt và sâu sắc, trên lập trường nhân dân, dân chủ, rất tiến bộ. Ngươì bình sử chân chính phải có những phẩm chất : + Tài năng nhận xét người, việc chính xác, sâu sắc, dựa trên những nét bản chất. + Bản lĩnh, dũng khí, không sợ luỵ vào thân. + Đứng vững trên lập trường nhân dân. D4. Củng cố : GV khái quát lại nội dung bài học. D5. HDHB : Giờ sau học bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” ( tiếp theo ). Đọc trước SGK, tóm tắt nội dung, xem trước bài tập. E.Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTiet 84 Hien tai la nguyen khi cua quoc gia.doc