I.Mục đích – yêu cầu.
Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản của nó.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
II.Phương pháp dạy học và đồ dùng dạy học.
- Giáo viên đưa ra ngữ liệu, sử dụng câu hỏi gợi mở, giúp học sinh hình thành khái niệm. Kết hợp các phương pháp thông báo – giải thích, đàm thoại.
- Sử dụng SGK, giáo án, sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo.
III.Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên : Tìm hiểu, nắm chắc khái niệm trong bài thông qua SGK, sách tham khảo, sách hướng dẫn để soạn giáo án trước khi lên lớp.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
IV.Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tình hình lớp: ( 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số và tác phong của học sinh.
- Tạo tâm thế và không khí thoải mái trước khi vào tiết học.
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
- Câu hỏi: Phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong câu sau.
- Đáp án:
3. Dạy học bài mới: (39 phút)
* Dẫn vào bài: (1 phút)
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Nhưng không chỉ có vậy, ngôn ngữ còn là chất liệu để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật văn chương. Và với tư cách là chất liệu để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật văn chương thì chúng ta có phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì và phong cách của nó có những đặc trưng như thế nào thì cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 84 tiếng việt : phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 84
Tiếng Việt : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I.Mục đích – yêu cầu.
Giúp học sinh:
Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những đặc trưng cơ bản của nó.
Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
II.Phương pháp dạy học và đồ dùng dạy học.
Giáo viên đưa ra ngữ liệu, sử dụng câu hỏi gợi mở, giúp học sinh hình thành khái niệm. Kết hợp các phương pháp thông báo – giải thích, đàm thoại.
Sử dụng SGK, giáo án, sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo.
III.Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên : Tìm hiểu, nắm chắc khái niệm trong bài thông qua SGK, sách tham khảo, sách hướng dẫn để soạn giáo án trước khi lên lớp.
Học sinh : Học bài cũ, đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
IV.Tiến trình dạy học.
Ổn định tình hình lớp: ( 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số và tác phong của học sinh.
- Tạo tâm thế và không khí thoải mái trước khi vào tiết học.
Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
- Câu hỏi: Phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong câu sau.
- Đáp án:
Dạy học bài mới: (39 phút)
* Dẫn vào bài: (1 phút)
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Nhưng không chỉ có vậy, ngôn ngữ còn là chất liệu để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật văn chương. Và với tư cách là chất liệu để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật văn chương thì chúng ta có phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì và phong cách của nó có những đặc trưng như thế nào thì cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.
Thời lượng
Phương pháp dạy học
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm NNNT và những nội dung liên quan.
Trước khi đi vào tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và đặc trưng của nó thì chúng ta cùng tìm hiểu xem ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
- GV đưa ngữ liệu đã chuẩn bị trước ở bảng phụ để học sinh theo dõi và thông qua đó khám phá nội dung bài học .
- GV đưa câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu ngữ liệu.
Gv gọi một học sinh đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi : “ em hãy so sánh 2 văn bản (ở bảng phụ) về các phương diện: nội dung, sắc thái biểu cảm và ngôn ngữ sử dụng ở trên hai văn bản trên”
Sau khi học sinh phân biệt được 2 văn bản ở ngữ liệu. giáo viên dựa vào sự khác biệt về sắc thái biểu cảm và sức gợi tả sinh động của văn bản 2 và GV kết luận văn bản 2 là văn bản sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Sau đó đặt câu hỏi mang tính khái quát, tổng hợp cho học sinh.
- “ Vậy theo em ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Và nó thường được sử dụng ở đâu?”
- “ ngoài văn bản nghệ thuật ra thì ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng ở đâu nữa?”.
( gợi ý câu hỏi này cho học sinh bằng cách đưa ngữ liệu cụ thể:
+ …“sao dạo này tớ thấy cậu cứ buồn vu vơ ấy, có phải là ốm tương tư anh nào rồi không?”.
+ “ chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Gv nói: NNNT được chia làm 3 loại đó là ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ tự sự và ngôn ngữ sân khấu. ngôn ngữ thơ thì gồm các thể loại như ca dao, hò vè, các thể thơ…
Ngôn ngữ tự sự gồm các thể loại như truyện, kí, phóng sự, tùy bút…
Ngôn ngữ sân khấu gồm các thể loại như kịch, chèo, tuồng…
Gv đặt câu hỏi : “Các em hãy cùng theo dõi lên bảng và bạn nào có thể cho cô biết dựa vào đặc điểm nào mà chúng ta lại phân chia các thể loại như trên ?.”
- Gv đặt câu hỏi tiếp theo: “Các em hãy theo dõi lại phần tìm hiểu ngữ liệu ở mục 1 và em nào có thể phát hiện được cho cô chức năng đầu tiên của ngôn ngữ nghệ thuật là gì không?”
Gv tiếp tục sử dụng câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh đi tìm hiểu chức năng thứ hai của ngôn ngữ nghệ thuật thông qua văn bản nghệ thuật ở ngữ liệu đã cho.
“Văn bản 2 cho em biết những thông tin gì”
“Từ thông tin đó khẳng định điều gì”
“điều đó tác động đến em như thế nào? ( về tư tưởng, tình cảm) và cho em bài học gì?”.
Gv chốt ý: Khi văn bản nghệ thuật biểu hiện vẻ đẹp, hướng con người tới những tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn con người thi khi đó ta gọi ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mỹ. Như vậy chức năng thứ hai của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng thẩm mỹ.
Để kết thúc hoạt động tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và các nội dung của nó, Gv cần lưu ý cho học sinh biết rằng ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ đã được lựa chọn, gọt giũa, tổ chức, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường, hay nói cách khác những lời ăn tiếng nói hằng ngày chính là chất liệu để “nhào nặn” nên ngôn ngữ nghệ thuật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Gv nói: Ngôn ngữ nghệ thuật là một trong 6 phong cách chức năng ngôn ngữ mà các em đã và sẽ được học trong chương trình THPT . Ngôn ngữ nghệ thuật được phân biệt với các phong cách khác bởi chức năng thẩm mỹ và nó gồm 3 đặc trưng cơ bản.
Tính hình tượng
Tính truyền cảm
Tính cá thể hóa
chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu từng đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Để tìm hiểu tính hình tượng, giáo viên đưa ngữ liệu (ở bảng phụ) để học sinh theo dõi. ( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
- Gv sử dụng câu hỏi gợi mở, định hướng tìm hiểu ngữ liệu cho học sinh:
+ “Em hãy cho biết trong bài thơ này Hồ Xuân Hương đã nói đến hình ảnh nào?”.
+ “Ngoài hình ảnh “bánh trôi nước” thì trong bài thơ có còn nói đến hình ảnh nào nữa không?”
+ “Vì sao em biết? Điều đó được thể hiện thông qua nhưng chi tiết, hình ảnh nào”
Gv nói: Từ hình ảnh thực là bánh trôi nước và thông qua hình ảnh, biểu tượng, màu sắc tác giả sử dụng trong bài thơ các em đã phát hiện ra vẻ đẹp, phẩm chất và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. và vẻ đẹp, phẩm chất đó chính là hình tượng của bài thơ.
Gv hỏi : “Vậy em hiểu thế nào là tính hình tượng?”
+ “Như vậy có nghĩa là ai cũng có thể hiểu được tính hình tượng phải không? Nếu bài thơ này dùng cho học sinh tiểu học liệu các em có nhận ra được hình tượng của bài thơ không?”.
Sau khi đã gợi ý cho học sinh. Gv giúp học sinh hoàn thành khái niêm về tính hình tượng.
Gv nói : Quay lại với ngữ liệu “bánh trôi nước”, chúng ta đã tìm ra được hình tượng của bài thơ rồi vậy thì hình tượng người phụ nữ cùng với vẻ đẹp, phẩm chất và cuộc sống “bảy nổi ba chìm” được HXH gửi gắm trong hình ảnh của chiếc bánh trôi nước thông qua biện pháp nghệ thuật nào?
+ “Vì sao em biết đó là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ?”
+ “Em hãy kể tên 1 vài biện pháp nghệ thuật mà em đã học và lấy ví dụ minh họa cho mỗi biện pháp nghệ thuật đó”
+ “ Hình tượng trong ví dụ em vừa nêu là hình tượng gì?”
Gv chốt ý: Như vậy là để tạo ra tính hình tượng thì người ta còn phải sử dụng đến các biện pháp nghệ thuật.
Gv hỏi thêm: “Theo các em ngoài tính hình tượng ra thì văn bản này còn có đặc trưng nào nữa?”
- Gv dẫn dắt:
+ “ Bài thơ rõ ràng là rất ngắn, chỉ 4 dòng = 28 chữ nhưng chúng ta lại nhận ra được tới 2 lớp hình ảnh, 2 lớp nghĩa. Vậy đó là tính gì?”
Theo dõi bài
- Học sinh theo dõi ngữ liệu và trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra.
- 1 học sinh đọc ngữ liệu và trả lời.
- Học sinh trả lời.
- lời nói hằng ngày.
- 1 học sing trả lời.
- 1 học sinh trả lời.
- Lá xanh, bông trắng, nhị vàng…
- Khẳng định vẻ đẹp của cây sen, dù sống trong bùn lầy nhưng vẫn tỏa hương thơm mát. Từ đó cũng khẳng định vẻ đẹp, phẩm chất của con người dù sống trong môi trường có nhiều cái xấu nhưng vẫn giữ được “thiên lương” trong sáng.
- Giúp em nhìn nhận sự vật không phải chỉ ở vẻ bên ngoài mà còn hướng vào vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, nhân cách. Làm em yêu quý và trân trọng cây hoa sen, từ đó giúp em hoàn thiện bản thân mình.
- 1 hs đọc ngữ liệu đã cho và trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh: “bánh trôi nước”
+ Vẻ đẹp, phẩm chất cũng như thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.
+ Thể hiện thông qua: thân em, trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, tấm lòng son…
- Học sinh trả lời:
+ “Là việc tác giả sử dụng những hình ảnh, màu sắc, biểu tượng…để người đọc liên tưởng, suy nghĩ những vấn đè cuộc sống thông qua tác phẩm.”
+ Người đọc phải có vốn sống, tri thức để suy ngẫm và nhận ra.
- Học sinh trả lời:
+ Biện pháp ẩn dụ.
- Học sinh trả lời:
+ Tính đa nghĩa và tính hàm súc.
I. Ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Khái niệm.
* Tìm hiểu ngữ liệu.
So sánh:
Giống nhau: Đều cung cấp thông tin về cây sen.
Khác nhau:
Văn bản 1: Ngôn ngữ cô đọng, chính xác, sắc thái trung hòa, không bóng bẩy.
Văn bản 2: Ngôn ngữ giàu sức gợi tả,sinh động, giàu sức biểu cảm.
* Khái niệm:
- Là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.
- Sử dụng trong văn bản nghệ thuật (chủ yếu), lời nói hằng ngày, văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.
2. Phân loại.
- Gồm 3 loại:
+ Ngôn ngữ thơ: ca dao, hò vè, các thể thơ…
+ Ngôn ngữ tự sự: truyện, kí, tùy bút, phóng sự…
+ Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng…
- Thơ, hò vè, ca dao… có đặc điểm chung là giàu hình ảnh, nhạc điệu..
- Truyện, kí, phóng sự, tùy bút…có đặc điểm là ngôn ngữ thường ngày, gần gũi, sử dụng biện pháp miêu tả, trần thuật.
- Kịch, chèo, tuồng… có đặc điểm cá thể hóa, nhân vật dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để thể hiện cá tính, tâm trạng của mình.
3. Chức năng:
- Chức năng thông tin.
- Chức năng thẩm mỹ: biểu hiện cái đẹp, khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Tính hình tượng:
* Tìm hiểu ngữ liệu:
“bánh trôi nước” : hình ảnh thực = nghĩa đen.
“ vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến xưa” : hình tượng = nghĩa bóng.
* Tính hình tượng: Là khả năng ngôn ngữ có thể tái hiện hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc những hình ảnh, màu sắc, biểu tượng…được nói đến trong văn bản để người đọc dùng vốn tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ, rút ra bài học nhân sinh.
* Tính hình tượng được tạo ra bởi các phép tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá…
* Lưu ý:
- Tính đa nghĩa: Khả năng gợi nhiều nét nghĩa khác nhau của cùng một văn bản.
- Tính đa nghĩa đi kèm với tính hàm súc.
Củng cố - dặn dò: (4 Phút)
Củng cố: - Qua bài học, học sinh cần nắm vững khái niệm và các nội dung cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Biết nhận diện và phân tích, làm rõ các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Dặn dò: - Học thuộc các nội dung bài học.
- Chuẩn bị các nội dung còn lại của bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” sẽ học vào giờ sau.
V.Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý kiến
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.s Trần Thị Diệu Nữ
Lê Thị Loan
File đính kèm:
- Phong cach ngon ngu nghe thuattiet 1.doc