Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 99 Làm văn: thao tác lập luận bình luận

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Về tri thức:

 Hiểu được thế nào là lập luận bình luận và vai trò quan trọng của thao tác lập luận bình luận trong việc làm văn nghị luận.

 Nắm được cách thức tiến hành thao tác lập luận bình luận trong một bài văn nghị luận.

 2. Về kĩ năng:

 Rèn kĩ năng tiến hành các thao tác LL bình luận.

 3. Về tư tưởng:

 Góp phần hình thành thói quen sử dụng thao tác LLBL để mạnh dạn phát biểu những ý kiến riêng biệt và trung thực của bản thân trước những hiện tượng, vấn đề trong học tập và trong đời sống.

 B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 I. Giáo viên: sgk, sgv, giáo án, sách bài tập Ngữ văn 11,Kiến thức cơ bản Ngữ văn 11, một số ngữ liệu, bảng phụ,phiếu thực hành, máy chiếu.

 II. Học sinh: SGK Ngữ văn tập I, II, SBT Ngữ văn 11,Đọc đoạn trích “ Xin lập khoa luật”

 ( Nguyễn Trường Tộ), trả lời các câu hỏi 1,2,3, 4 I, làm BT 1,2,3 T 74 ở nhà.

 C. PHƯƠNG PHÁP:

- Hs cần nắm được bản chất của LLBL, để thấy rằng : những kiến thức làm văn bắt nguồn từ cs như thế nào. Vì thế, Gv cần phát huy tối đa nguyên tắc kết hợp lí luận với thực tế

- Tiết này chưa cần nghiêng về mục đích áp dụng thực hành.

- Kết hợp giữa việc tổ chức cho Hs phân tích các ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong sgk ở từng mục với lời diễn giảng, phân tích của Gv.

- Trong quá trình HS luyện tập, Gv gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.

- Tích hợp với những kiến thức đã học về văn học và tiếng Việt

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 99 Làm văn: thao tác lập luận bình luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 99 LàM văn: Thao tác lập luận Bình luận. Ngàysoạn: 4. 2008 Ngày dạy: Tuần 27 . A. Mục tiêu cần đạt: 1. Về tri thức: Hiểu được thế nào là lập luận bình luận và vai trò quan trọng của thao tác lập luận bình luận trong việc làm văn nghị luận. Nắm được cách thức tiến hành thao tác lập luận bình luận trong một bài văn nghị luận. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tiến hành các thao tác LL bình luận. 3. Về tư tưởng: Góp phần hình thành thói quen sử dụng thao tác LLBL để mạnh dạn phát biểu những ý kiến riêng biệt và trung thực của bản thân trước những hiện tượng, vấn đề trong học tập và trong đời sống. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: I. Giáo viên: sgk, sgv, giáo án, sách bài tập Ngữ văn 11,Kiến thức cơ bản Ngữ văn 11, một số ngữ liệu, bảng phụ,phiếu thực hành, máy chiếu. II. Học sinh: SGK Ngữ văn tập I, II, SBT Ngữ văn 11,Đọc đoạn trích “ Xin lập khoa luật” ( Nguyễn Trường Tộ), trả lời các câu hỏi 1,2,3, 4 I, làm BT 1,2,3 T 74 ở nhà. C. Phương pháp: - Hs cần nắm được bản chất của LLBL, để thấy rằng : những kiến thức làm văn bắt nguồn từ cs như thế nào. Vì thế, Gv cần phát huy tối đa nguyên tắc kết hợp lí luận với thực tế - Tiết này chưa cần nghiêng về mục đích áp dụng thực hành. - Kết hợp giữa việc tổ chức cho Hs phân tích các ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong sgk ở từng mục với lời diễn giảng, phân tích của Gv. - Trong quá trình HS luyện tập, Gv gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận. - Tích hợp với những kiến thức đã học về văn học và tiếng Việt . D. Tiến trình bài giảng: I, ổn định tổ chức: 1p Lớp 11A7 : Sĩ số 46 HS. Vắng :............................... II, Kiểm tra bài cũ: 3 p 1, Câu hỏi: Tóm tắt tiểu sử nhà thơ A. Puskin ? 2. Dự kiến trả lời: * HS tóm tắt được những ý chính: - Alếch-xan-đrơ Xéc-ghê- ê-vichs Puskin. ( 1799-1837) - Là thi sĩ lừng danh, là tác giả của nhiều tiểu thuyết thơ nổi tiếng, những truyện ngắn xuất sắc, truyện ngụ ngôn thâm trầm... - Các tác phẩm của Puskin thể hiện tâm hồn Nga: khao khát tự do và tình yêu. -> Được đánh giá là: “ Mặt trời của thi ca Nga” * GV cho HS nhận xét, bổ sung. III. Bài mới: 2p HS nghe bài hát : Đây thôn Vĩ Dạ. Hs xem bức tranh phong cảnh . CH: Sau khi nghe xong bài hát, xem bức tranh em có nhận xét, suy nghĩ gì? ( 2 HS trả lời ) Như vậy, khi đứng trước mỗi sv, hiện tượng mỗi chúng ta đều có những cảm nhận, nhận xét, ý kiến riêng của mình. Nói cách khác, đấy là những lời bình luận, đánh giá. Song đây mới chỉ là những lời nhận xét đánh gía thông thường. Còn thao tác BL trong văn học là một lập luận. Bình luận là một trong những thao tác LL không thể thiếu trong văn nghị luận. Vậy mục đích, yêu cầu của thao tác LL BL là gì? Cách bình luận ntn? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những điều đó và bước đầu rèn luyện kĩ năng bình luận. Hoạt động của GV và HS T Nội dung cần đạt. HS đọc đoạn trích “ Xin lập khoa luật” ( Nguyễn Trường Tộ) trong sgk. Tập I. T71 . CH: HS lần lượt trả lời các câu hỏi a,b2. trong sgk T71? Có nhận định đánh giá đúng sai, hay-dở Đoạn trích là ý kiến bàn luận về một vấn đề có ý nghĩa trọng đại đang đặt ra vào thời ấy: Có nên lập khoa luật hay không? Tác giả có ý thức tranh biện với quan niệm cho rằng việc lập khoa luật là không cần thiết. CH: Theo em, đoạn trích trên có phải đoạn giải thích hay chứng minh không? (Đây là những lời bàn bạc, đánh giá, nhận định) Vậy mục đích của những lời bàn bạc, đánh giá đó là gì? Tác giả thiết tha thuyết phục vua Nguyễn cần phải lập khoa luật, nếu muốn trị nước trên cơ sở công bằng, đạo đức chứ không chỉ nói suông trên giấy về lễ nghĩa hay trung hiếu. -> Nói cách khác NTT đã đề xuất ý kiến và thuyết phục nhà vua lập khoa luật. GV KL: Như vậy, tg đoạn trích “ Xin lập khoa lập” đã làm công việc bình luận theo đúng nghĩa của từ này. CH: Vậy mục đích, yêu cầu của thao tác LLBL là gì? GVMR: - Bình luận cũng là một thao tác LL giống với chứng minh, giải thích. - Nhưng mđ của GT: làm cho người đọc ( nghe) hiểu rõ. Mđ của CM: làm cho ng khác tin là đúng, là có thật. - Mđ của BL là đánh giá và bàn luận. Đã gọi là đánh giá thì phải có sự xác định phải trái, hay dở, đúng sai. Cũng vậy, đã gọi là bàn luận thì phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại. Không thể đánh giá và bàn luận với những ai còn chưa biết ( hoặc không quan tâm, không có ý kiến) về điều cần bình luận, vì họ sẽ không thể nghe hoặc không muốn nghe ta. Cũng sẽ không ai nghe ta bình luận khi ý kiến của ta không khác gì với ý kiến mà mọi người đều biết, đều nhất trí. GVMR: Không phải bất cứ sự bàn luận, đánh giá nào cũng được coi là một lập luận BL( Những lời nhận xét đánh giá của HS về bản nhạc, bức tranh ở trên). Để có một LLBL, người viết dĩ nhiên cũng phải làm công việc bình luận. Song để hình thành 1 LLBL, ng viết, ng nói còn phải tiến hành lập luận: nghĩa là phải có lí lẽ, dẫn chứng nhằm làm rõ ý kiến đánh giá, bàn bạc của mình, để qua đó thuyết phục và hấp dẫn người đọc. -> Đoạn trích “ Xin lập khoa luật” không chỉ là bình luận nói chung, mà là sự bình luận đã được nâng lên thành lập luận. CH 4: Tại sao con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó phải nắm vững kĩ năng bình luận? HS: Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, dân chủ, mọi người đều có quyền và trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề trong XH. Các qđ, ý kiến có tinh thần XD đều được trân trọng, khuyến khích. Con người trong thời đại như thế phải dám và có khả năng tham gia bình luận, để trở thành người có ích cho XH. GV dẫn dắt vấn đề: Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác LLBL là cơ sở để tìm hiểu kiến thức trọng tâm nhất của bài học- Cách bình luận. -> Chúng ta cùng tìm hiểu mục II trong sgk. HS tham khảo sơ đồ tóm tắt. Đặt vấn đề phải lập khoa luật Phê phán Nho gia đã không có tác dụng bằng pháp luật. Kđịnh đạo làm người cần thiết phải có luật ( nếu không chỉ là nói suông) * Các sách vở khác từ xưa đến thời đó không giúp vua trị dân. * Lớp nho sĩ k được học luật nên ứng xử còn tệ hơn những ng quê mùa chất phác. Khẳng định cần lập khoa luật. CH: Qua bản tóm tắt, và tìm hiểu ngữ liệu, em hãy cho biết, khi viết bản điều trần trên, NTT đã tiến hành theo mấy bước? Đó là những bước nào? HS: 3 Bước: - Nêu vấn đề: Cần phải lập khoa luật. - Đánh giá vấn đề theo hướng: kết hợp phần đúng và loại bỏ hạn chế . - Bàn về ý nghĩa xa rộng, sâu sắc hơn của vđ. CH: Qua tìm hiểu đoạn trích của NTT, và căn cứ vào sgk, em hãy cho biết: thông thường, tiến trình bình luận gồm những bước nào? CH: Đọc, tìm hiểu sgk và cho biết: 1. Yêu cầu của việc nêu vấn đề ( hiện tượng) cần bình luận? ( Nhóm 1) 2. Các cách đánh giá hiện tượng( vấn đề ) cần bình luận? ( Nhóm 2) 3. Cách bàn về hiện tượng ( vấn đề ) cần bình luận? ( Nhóm 3) HS thảo luận theo nhóm. ( 3 nhóm ). 3 phút Nhóm trưởng ghi kết quả vào bảng phụ, trình bày: Nhóm 1: Trình bày trung thực, rõ ràng, ngắn gọn vấn đề cần bình luận. GVBS: K nên cố trình bày ht đời sống đó cốt cho phù hợp với qđ của m, vì việc làm ấy có thể khiến ng đọc, ng nghe ngờ vực, cảm thấy BL không thật công bằng, vô tư. Nhóm 2: Người BL sẽ bảo vệ qđ của mình theo các cách: - Đứng hẳn về 1 phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình cho là sai. -Kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần hạn chế của mỗi phía, để đi tới sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí. (“ Xin lập khoa luât”) - Đưa ra 1cách đánh giá của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau. GVBS: Việc lựa chọn cách làm nào trong 3 cách trên phải xuất phát từ 1 cơ sở duy nhất: Cơ sở chân lí. Sau đó ng BL phải tìm cách thuyết phục ng đọc, ng nghe đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình. Nhóm 3: Cả 3 hướng nêu trong câu hỏi đều đúng và cần thiết. Nhưng để đạt kết quả tốt, ý kiến bàn luận cần phải: Bàn về những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc hơn mà hiện tượng, vấn đề BL có thể gợi ra. ( VD: Lời kđ cần lập khoa luật trong “ Xin lập khoa luât” - NTT) GVKQ: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu thế nào là thao tác LLBL và cách BL. Đây là thao tác quan trọng trong văn nghị luận. Việc nắm chắc thao tác LLBL rất cần thiết để làm bài văn nghị luận và để ứng xử, giao tiếp trong cs. Nội dung tóm tắt bài học ở phần ghi nhớ. 2 HS đọc ghi nhớ. GV: Chúng ta sẽ có 1 tiết để luyện tập, nên ở tiết này, chỉ thực hành 2 bài tập cơ bản. bài 2, 3 trong sgk làm ở nhà. * HS đọc bài tập 1 T73. * GV Gợi ý : - Bài tập này yêu cầu chúng ta phải vận dụng thao tác lập luận bác bỏ đã học để giải quyết vđ. - Sự khác nhau về mục đích của mỗi thao tác đã quy định tính chất của mỗi thao tác. * Hs trả lời. GVMR: Song, để có thể thuyết phục được ng nghe, ng đọc thì khi đi BL, ng viết nhiều khi phải sử dụng tổng hợp các thao tác NL, trong đó có CM và GT. * HS dùng thẻ học tập để trả lời . GV MR: Bài tập 2 là một văn bản nghị luận về vấn đề XH. Qua bài tập, chúng ta có thể học thêm được một nét văn hoá trong ứng xử: Đó là văn hoá “ cảm ơn ” trong giao tiếp. 10 14 10 A. Lí thuyết: I. Mục đích , yêu cầu của thao tác lập luận Bình luận: 1. Ngữ liệu: Đoạn trích “ Xin lập khoa luật” SGK Tập I T 71 . 2. Tìm hiểu ngữ liệu: -> NTT đề xuất ý kiến và thuyết phục nhà vua lập khoa luật 3. Nhận xét: * Mục đích : Đề xuất và thuyết phục người khác tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học. * Yêu cầu: Nắm vững: Kĩ năng bình luận ( Cách tổ chức luận cứ, luận điểm nhằm đạt được mục đích đã đặt ra khi tham gia BL). ( mọi người đều có quyền và trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề trong XH). Lưu ý: Mọi ý kiến bình luận có tinh thần xây dựng đều có ích cho XH. II. Cách Bình luận: Phân tích ngữ liệu: * Đoạn trích “ Xin lập khoa luật” ( Nguyễn trường Tộ) 2. Khái quát: 3 bước: - Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Trình bày trung thực, rõ ràng, ngắn gọn. - Bước 2: Đánh giá hiện tượng( vấn đề) cần bình luận. 3 cách (sgk T 72) - Bước 3: Bàn về hiện tượng ( vấn đề) cần bình luận. 3 cách ( chú ý cách 3) sgk T 73 III. Ghi nhớ: SGK T 73. B. Luyện tập : Bài 1. T73 GT: giúp ng đọc, ng nghe hiểu vđ được nêu-> Hướng vào ng chưa hiểu. CM: giúp ng nghe tin rằng nhận định , vđ ấy là có căn cứ trong sự thật -> Hướng vào ng chưa tin. BL: giúp ng đọc đánh giá ht, vđ đựoc chính xác tòan diện, công bằng và bàn luận với họ về những ý nghĩa sâu rộng rút ra từ vđ -> Hướng vào ng đã biết, đã có ý kiến về vđ nhưng ý kiến của họ còn khác ý kiến của ng BL. -> Y/c cao nhất của BL k phải là dễ hiểu ( y.c của GT) hay có nhiều dẫn chứng phong phú, đáng tin cậy ( y.c của CM). Trôi chảy, hấp dẫn, giàu nhiệt tình thuyết phục, giàu tính chiến đấu cho qđ, ý kiến đúng đắn mới là những phẩm chất thích hợp với văn BL. => Như vậy: BL k phải là giải thích, k phải là CM, cũng k phải là sự kết hợp của 2 kiểu LL này. Do đó, Nhận xét trên là sai. Bài tập: 2 ( Sử dụng phiếu học tập). Đáp án: 1c, 2a, 3c, 4b. IV. Củng cố bài học: 2p CH: Qua bài học, em rút ra kinh nghiệm gì cho mình khi viết bài văn Bình luận, hoặc sử dụng thao tác BL trong giao tiếp? HS: - Sử dụng thao tác BL trong trường hợp: Cần đề xuất và thuyết phục người đọc, ng nghe tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về vấn đề trong đs, hoặc văn học. - Khi BL cần tuân theo 3 bước cơ bản: + Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. + Bước 2: Đánh giá hiện tượng( vấn đề) cần bình luận. + Bước 3: Bàn về hiện tượng ( vấn đề) cần bình luận. - Trong khi BL, có thể kết hợp với các thao tác LL khác: GT, CM, SS, PT, BB.... V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: 2p 1. Hướng dẫn học bài: - Nắm chắc được thao tác LLBL. - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm BT 2, 3. SGK T 73, 74. - Xem các BT 2,3,4 trong Sách BT ngữ văn 11. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Soạn bài “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” ( V. Huygô ) - Tóm tắt : Tiểu sử V. Huygô, Tiểu thuyết “ Những người khốn khổ” - Tìm hiểu : Nhân vật Giave, Giăng van giăng. - Giờ sau học Đọc văn. E. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thao tác lập luận bình luận. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Một bà lão chống gậy qua đường trong dòng xe cộ tấp nập. Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “ Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “ Cảm ơn cháu, cháu thật ngoan!”. Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo nhem nhuốc, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách hàng và lại chìa chiếc nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát, bị vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào nón của ông lão. Ông già cảm động run run không nói cảm ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm. Trong cuộc sống có bao sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hoá, “ cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thật nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế chẳng cần phải nói ra. Hình như những bạn ấy vẫn chỉ nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “ vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi. Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “ cảm ơn” và sau đó là “ cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta được làm việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát từ đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “ cảm ơn” ( Diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn Thanhnienonline, ngày 11-11-2006 ) 1. Vấn đề được đưa ra bàn luận trong đoạn văn trên là gì? A. Tình người trong đời sống hiện nay. B. Quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. C. Văn hoá “ cảm ơn ” trong giao tiếp. D.“Cảm ơn” kéo con người đến gần nhau hơn. 2. Trình tự thao tác bình luận trong đoạn văn trên như thế nào? A. Nêu ví dụ cụ thể- Đưa ra vấn đề cần bàn luận- Đánh giá vấn đề- Bàn về vấn đề. B. Nêu ví dụ cụ thể- Đánh giá vấn đề- Đưa ra vấn đề cần bàn luận- Bàn về vấn đề. C. Nêu ví dụ cụ thể- Bàn về vấn đề đó- Đưa ra vấn đề cần bàn luận- Đánh giá vấn đề. D. Nêu ví dụ cụ thể- Đưa ra vấn đề cần bàn luận- Bàn về vấn đề- Đánh giá vấn đề. 3. Trong đoạn văn trên, người bình luận đã chọn cách nào sau đây để nêu và bảo vệ ý kiến của mình? A. Kết hợp những phần đúng và loại bỏ những phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí. B.Mượn những ý kiến người khác từng bàn luận về vấn đề mình chọn để thể hiện ý kiến của mình. C. Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mình chắc chắn là sai. D. Đưa ra một cách đánh giá riêng của mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác về đề tài cần bàn luận. 4. Trong khi bình luận, người viết đã kết hợp với những thao tác lập luận khác nào? A. Giải thích và so sánh. B. Phân tích và chứng minh. C. Chứng minh và giải thích. D. So sánh và phân tích.

File đính kèm:

  • docThao tac lap luan binh luan.doc