Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 6, tiết: 17,18,19- Ra - ma buộc tội

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Qua diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta hiểu được quan niệm về người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng.

2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

ã SGK, SGV

ã Thiết kế bài học.

C. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

2. Giới thiệu bài mới:

 

 

Nếu người anh hùng Ô-đi-xê trong sử thi Hi-lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đăm Săn trong sử thi Tây Nguyên Việt Nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Ra-ma người anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Ra-ma buộc tội” trích sử thi Ra-ma-ya-na.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 6, tiết: 17,18,19- Ra - ma buộc tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rA - MA buộc tội ( Trích Ra-ma-ya-na, sử thi ấn Độ) A. mục tiêu bài học Giúp HS: Qua diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta hiểu được quan niệm về người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng. Nghệ thuật khắc họa nhân vật. B. phương tiện thực hiện SGK, SGV Thiết kế bài học. C. Tiến hành dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới: Nếu người anh hùng Ô-đi-xê trong sử thi Hi-lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đăm Săn trong sử thi Tây Nguyên Việt Nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Ra-ma người anh hùng trong sử thi ấn Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “ Ra-ma buộc tội” trích sử thi Ra-ma-ya-na. Phương pháp Nội dung cần đạt GV: H/S đọc phần tiểu dẫn SGK GVH: Phần tiểu dẫn SGK nêu nội dung gì ? GV: Tóm tắt tác phẩm Ra-ma-ya-na có thể dựa vào 3 ý cơ bản sau: GVH: Đoạn trích chia làm mấy phần ? ý của mỗi phần ? GVH: Em hãy nêu đại ý đoạn trích ? GV: Gọi HS đọc đoạn trích, có thể phân vai. GVH: Sau chiến thắng quỷ vương Va-ra-na cứu được Xi-ta, Ra-ma đã nói những gì ? với ai? GVH: Tự đề cao sức mạnh chiến đấu, người anh hùng Ra-ma còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì ? GVH: Ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma như thế nào ? GVH: Điều gì đã khiến Ra Ma nói với Xi Ta như vậy ? GVH: Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Ra-ma ? GVH: Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa thiêu ? GVH: Động cơ và thái độ của Ra-ma đúng hay sai ? Có phải Ra-ma khinh thường Xi-ta thật không ? GVH: Em có cảm nhận sâu sắc gì về con người Ra-ma ? GVG: Trước thái độ phũ phàng ấy của Ra-ma, tâm trạng và thái độ của Xi-Ta ra sao? Chúng ta đọc hiểu tiếp phần hai. GVH: Trước lời lẽ của Ra-ma, Xi-ta thể hiện thái độ và tâm trạng như thế nào ? GVH: Xi-ta nói nhũng gì ? (H/S đọc đoạn từ “ cớ sao chàng dùng lời lẽ gay gắt” đến “hoàn toàn vô ích”. GVH: Em có nhận xét gì về lời lẽ ấy của Xi-ta ? GVH: Trong hoàn cảnh của nàng lúc này, Xi-ta đã chọn cách giải quyết như thế nào (bỏ đi hay tự sát) ? GVH:Thái độ của những người xung quanh ? Điều đó có tác dụng gì với Ra-ma ? GVH: Xi-ta nhảy vào giàn hỏa thiêu là chi tiết mang tính huyền thoại ? GVG: Nếu đọc tiếp ở chương 80 (thử thách)của tác phẩm Ra-ma-ya-na ta thấy: Thần A-nhi hiện ra mang Xi-ta trong vạt áo. Gia-na-ki (Xi-ta) trông như mặt trăng lấp lánh, trang sức, y phục đỏ những cuộn tóc đen nhánh của nàng, phất phơ, ở phía sau. Lửa không thể thiêu đốt những vòng hoa, đồ trang sức hay áo quần của nàng. I. Giới thiệu chung. Tiểu dẫn HSĐ&TL: HSPB: Phần tiểu dẫn SGK nêu vài nét về quá trình hình thành sử thi Ra-ma-ya-na và tóm tắt tác phẩm, nêu vài nét giá trị của nó. Bước ngoặt cuộc đời Chấp hành lệnh của vua, Ra- ma cùng vợ và em trai là Lắc-ma-na vào rừng sâu sống ẩn dật, luyện tập võ nghệ. Gần hết hạn đi đày (14 năm) thì xảy ra chuyện chẳng lành. Quỷ vương Va-ra-na cướp Xi-ta mang về đảo Lan-ka, được thần linh cứu giúp, Xi-ta đã bảo toàn được trinh tiết. Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn. Nhờ sự giúp đỡ của tướng khỉ Ha-nu-man, Ra-ma đã giết được quỷ vương cứu được Xi-ta. Xung đột giữa tình yêu và danh dự. Cứu được Xi-ta nhưng Ra-ma nghi ngờ sự trinh tiết của nàng, ruồng rẫy và không muốn nhận nàng làm vợ, Xi-ta phải nhảy vào giàn lửa thiêu để chứng minh cho lòng chung thủy của mình. Biết nàng trong sạch, thần lửa A-nhi đã cứu nàng. Hạnh phúc Ra-ma vô cùng sung sướng dang tay đón vợ. Hai vợ chồng đưa nhau về kinh đô trong cảnh đón chào cuồng nhiệt của dân chúng. 2. Đoạn trích a. Vị trí HSPB: Nằm ở khúc ca thứ 6 chương 79. Đoạn trích chia làm hai phần: + Đoạn một từ đần đến: “ Ra-va-na đâu có chịu được lâu” cơn giận giữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma. + Đoạn hai còn lại: “ Tự khảng định mình và diễn biến tâm trạng của Xi-ta. Đại ý HSPB: Miêu tả quá trình, diễn biến tâm trạng của Hoàng tử Ra-ma và Xi-ta sau khi Ra-ma đã cứu được Xi-ta. II. nội dung chính 1. Diễn biến tâm trạng của Ra-ma HSPB: Ra-ma khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình, sự giúp đỡ của những người bạn hảo hán như Ha-nu-man (tướng khỉ) và cả Vi-phi-sa-na ( em quỷ vương Va-sa-na, người từng khuyên anh trả Xi-ta cho Ra-ma không được, chàng đã từ bỏ người anh sang chiến đấu bên phe Ra-ma). Ra-ma đã bộc lộ lí tưởng chiến đấu, sức mạnh của cộng đồng. Ra-ma nói với tất cả mọi người. Đó là anh, em bạn hữu với quân đội của loài khỉ Va-na-ra, Dân chúng, quan, quân loài quỷ Rắc-sa-xa. HSPB: Giải quyết xong xung đột lớn có tính cộng đồng, Ra-ma tự giải quyết xung đột cá nhân. Cơn ghen tuông, mới nghi ngờ đức hạnh của Xi-ta đã nổi lên trong lòng Ra-ma: “ Thấy người đẹp với gương mặt bông sen, với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt”. Đau vì ý thức cá nhân trỗi dậy, tính ích kỉ bộc lộ dần. HSPB: Gọi Xi-ta bằng lời lẽ không bình thường: “Hỡi phu nhân cao quý” ngôn ngữ ấy thiếu sự âu yếm chân thành mà lạnh lùng kênh kiệu. Tâm trạng cuả Ra-ma cùng được miêu tả theo diễn biến mâu thuẫn giữa danh dự dòng họ và tình yêu. Hãy nghe lời lẽ của Ra-ma nói với Xi-ta trước mặt mọi người: “phải biết chắc điều này: Chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè… không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với một kẻ đau mắt”. Như vậy Ra Ma từ tức giận ghen tuông đến nghi ngờ đức hạnh. “ Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể …là vật để yêu đương”. Từ nghi ngờ trinh tiết đức hạnh đến việc, Ra-ma không nhận, ruổng bỏ nàng Xi-ta.“ Ta không cần đến nàng nữa, nàng muốn đi đâu tùy ý”. Ra-ma còn thậm tệ hơn xỉ nhục Xi-ta bằng cách gợi ý nàng đến với bất cứ một người nào khác: “ Nàng có thể để tâm đến Lac-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na (3 người em ruột của Ra-ma ) Xu-gri-va… được” HSPB: Ra-ma sinh trưởng trong một gia đình quý tộc đã dám hi sinh tình yêu vì bổn phận người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Ra-ma ruồng rẫy Xi-ta trước hết vì danh dự dòng họ, sau cũng vì ghen tuông. Chàng yêu hết mình nhưng cũng ích kỷ, ghen tuông cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt nhưng cũng có lúc tầm thường nhỏ nhen, có lúc cương quyết rắn rỏi nhưng cũng có lúc mềm yếu. Bản chất cái tôi có lúc sáng/ tối, tốt/xấu, thiện/ác luôn luôn tương phản trong tích cách của Ra-ma. HSPB: Thái độ của Ra-ma là không nói một lời. Chàng tỏ thái độ kiên quyết, dám hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự. Hãy nhìn vào cử chỉ, dáng điệu của chàng: “Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy:. HSPB: Ra-ma đúng, không sai. Song thấu lí mà không đạt tình, coi trọng lí tưởng, danh dự mà coi nhẹ tình cảm. Chúng ta cần sự hài hòa giữa danh dự bổn phận và tình cảm riêng. Thực lòng Ra-ma không khinh thường Xi-ta. Nhưng vì trước đông đủ mọi người, chàng không muốn gánh chịu những tai tiếng nên nổi cơn tức giận, tính chất cộng đồng trong sử thi là ở chỗ đó. => Đoạn trích đẩy nhân vật Ra-ma vào tình huống ngặt nghèo đòi hỏi có sự lựa chọn quyết liệt. Danh dự hay tình yêu. Ra-ma đã chọn danh dự. Tuy cách lựa chọn ấy chưa thật hoàn hảo thấu lý mà chưa đạt tình nhưng bộc lộ phẩm chất cao quý của người anh hùng, của một đức vua mẫu mực. 2. Diễn biến tâm trạng của Xi-ta HSPB: Xi-ta bộc lộ niềm vui và hạnh phúc sau khi được Ra-ma cứu khỏi vòng tay của quỷ dữ. Sự tức giận và thái độ, lời lẽ của Ra-ma đã làm cho Xi-ta thấy ngạc nhiên đến sững sờ “Gian-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ” và “ đau đớn đến nghẹt thở như một cây dây leo bị vòi voi quật nát” trước mọi người nàng muốn chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma như một mũi tên. “ Nước mát nàng đổ ra như suối”. Giọng nói “ nghẹn ngào nức nở”. HSPB: Xi-ta nói với Ra-ma bằng sự thanh minh và khẳng định tấm lòng chung thủy của nàng. + Số phận của thiếp đáng chê trách. + Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng. Điều ấy có nghĩa một người phụ nữ mềm yếu làm sao cưỡng lại được sức mạnh quyền lực của quỷ dữ. Chỉ có trái tim và tình yêu của nàng vẫn dành cho Ra-ma. Không dừng lại ở đó, nàng phê phán Ra-ma bằng những lời lẽ hết sức cụ thể: “ Hồi chàng phái Ha-mu-man tới dò tin tức về thiếp, cớ sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ chàng từ bỏ thiếp… khỏi phải chịu nhưng phiền muộn đau khổ”. Lời lẽ trách móc ấy mạnh mẽ hơn: “Hỡi đức vua ! …vì sao hồi thanh niên chàng đã cưới thiếp”. => Diễn biến tâm trạng của nàng Xi-ta: Từ mừng rỡ đến ngạc nhiên, từ tin yêu đến thất vọng, từ bối rối đến điềm tĩnh, từ đau khổ đến tuyệt vọng. Xi-ta quả không phải là người phụ nữ tầm thường. HSPB: Nàng nói với Lăc-ma-na (em trai của Ra-ma) “Em hãy chuẩn bị cho chị một giàn hỏa thiêu chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa”.Thần lửa (A-nhi) rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người ấn Độ. Trong hôn lễ cô dâu và chú rể đi vòng quanh lửa thiêng bảy vòng. Thần A-nhi làm chứng cho sự thủy chung suốt đời của họ. Thần lửa có mặt khắp mọi nơi, biết tất cả các hành động tốt, xấu mà con người đã làm. Nghi lễ thử lửa là sự kiểm chứng đức hạnh người ta. Vì thế Xi-ta chỉ còn cách bước lên ngọn lửa thiêu để thể hiện lòng chung thủy của mình. Đây cũng là đoạn tác giả dồn bút lực nhất để miêu tả phẩm chất tốt đẹp của Xi-ta. => Một chi tiết huyền thoại của sử thi. HSPB: Thái độ của nhũng người xung quanh: “ Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột. Phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương, vang trời. => Thái độ và tiếng kêu khóc ấy như một thứ ánh sáng chiếu rọi vào chỗ tối tăm trong lòng Ra-ma. HSPB: Hình ảnh nhảy vào lửa của Xi-ta là chi tiết mang tính huyền thoại. Trang tuyệt thế giai nhân ấy đã nộp mình cho lửa theo phong tục của người ấn Độ. Nàng không chết. Chi tiết này càng làm tăng thêm chất bi hùng của Ra-ma, Xi-ta rõ ràng mang yếu tố nửa thần nửa người. Cho nên thần linh là bất tử. Xi-ta không bị lửa thiêu vì phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lửa thử vàng. Nàng đúng là vàng mười. Nàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung III. Củng cố HSĐ&TL: - Ghi nhớ (SGK) - Mặt khác chú ý nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. - Tính cách của Ra-ma: trọng danh dự hi sinh cả tình yêu. Xi-ta: chứng minh, khẳng định tấm lòng thủy chung lên đã hi sinh cả tình yêu. Cả hai đều có cái chung hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Tác phẩm Ra-ma-ya-na mang đậm đà tính giáo huấn, tính xung đột gay gắt về đạo lí, tính đa dạng về hệ thống nhân vật. Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự a. Mục tiêu bài học Giúp HS: Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học C. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Có người băn khoăn vì sao kết thúc Tấm Cám, tác giả dân gian lại cho Tấm giết Cám. Điều băn khoăn cũng đúng . Nhưng đó là quan niệm ác giả ác báo của ông bà ta. Chọn chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự vô cùng quan trọng. Để thấy được, chúng ta tìm hiểu bài : Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. Phương pháp nội dung cần đạt (H/S đọc SGK) GV: Cho HSTL&PB GVH: Thế nào là sự việc ? GVH: Thế nào là sự việc tiêu biểu ? GVH: Thế nào là chi tiết ? GVH: Lấy ví dụ một cách tổng hợp để chỉ ra thế nào là tự sự, sự việc, chi tiết ? GVH: Từ đó em rút ra nhận xét gì ? (H/S đọc theo yêu cầu) GVH: Tác giả dân gian kể chuyện gì ? GVH: Theo anh (chị) có thể coi chi tiết chia tay với Mị Châu, Trọng Thủy than phiền “ ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu” và trả lời của Mị Châu “ Thiếp có áo…dấu” đó có phải là chi tiết tiêu biểu không? GVH: Từ ví dụ trong SGK tưởng tượng người con trai Lão Hạc (nhân vật chính trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao) trở về làng sau cách mạng tháng 8 Hãy chọn một sự việc rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu ? GVH: Chúng ta rút ra cách lựa chọn sự việc chi tiết tiêu biểu ? (học sinh đọc SGK) GVH: Kể lại chuyện này( Hòn đá xấu xí) có người định bỏ chi tiết hòn đá xấu xí được phát hiện và chở đi nơi khác. Làm như thế có được không? Vì sao? GVH: Rút ra bài học gì về lựa chọn sự việc, chi tiết ? I. Khái niệm 1, Thế nào là tự sự ? HSPB: Tự sự là kể chuyện, phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, và cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (có thể gọi sự kiện tình tiết thay cho sự việc). 2, Sự việc HSPB: Cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng. Phân biệt với những cái xảy ra khác. Trong văn bản tự sự, sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết chọn một số sự việc tiêu biểu để câu chuyện hấp dẫn. HSPB: Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt chuyện. Mỗi sự việc có thể nhiều chi tiết. 3, Chi tiết HSPB: Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng => Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ và hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung… HSPB: Truyện Tấm Cám là một văn bản tự sự. Những sự việc liên kết với nhau trong đó có các sự việc chính: + Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh (1) + Chuyển nỗi niềm bất hạnh đáng thương thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc (2) Trong mỗi sự việc tiêu biểu trên đây lại có nhiều cho chi tiết. Ví dụ sự việc (1): Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh. Mồ côi cha mẹ Đứa con riêng (ở với dì ghẻ) Là phận gái Phải làm nhiều việc vất vả… Những chi tiết này làm cho nỗi khổ của Tấm đè nặng lên nàng như một trái núi. HSPB: Chọn sự việc, chi tiết là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện. II. Cách chọn sự việc tiêu biểu và chi tiết tiêu biểu. HSPB: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân gian đã kể chuyện về: + Công cuộc xây dựng và bảo về đất nước : Xây thành, chế nỏ + Tình vợ chồng : Giữa Mị Châu và Trọng Thủy + Tình Cha, con : Giữa An Dương Vương và Mị Châu HSPB: Đó là sự việc tiêu biểu. - Hai chi tiết đều mở ra bước ngoặt, sự việc mới, tình tiết mới. Nếu thiếu những chi tiết này câu chuyện sẽ dừng lại, kém phần ý nghĩa. Ví dụ nếu Trọng Thủy không than phiền thì tác giả dân gian khó mà miêu tả chi tiết Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng tìm thấy xác vợ. Câu chuyện chỉ có thể dừng lại ở chỗ Triệu Đà cất quân sang đánh Âu Lạc giành thắng lợi. Câu chuyện giảm sự hấp dẫn, còn đâu là bi tình sử Mị Châu-Trọng Thủy, còn đâu là thái độ của tác giả dân gian với hai nhân vật này. HSĐ&TL HSPB: Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi ông đi viếng mộ cha +Con đường dẫn hai người đến nghĩa địa. Họ đứng trước ngôi mộ thấp, bé. + Anh thắp hương cúi đầu trước mộ cha, đôi mắt đỏ hoe miệng mếu máo như muốn khóc. + Anh rì rầm những gì không rõ. Hình như anh muốn nói với cha nhiều nắm. Người cha hiền lành lúc nào cũng quan tâm tới con, đã khổ sở cả một đời. + Anh như muốn cất lên tiếng gọi cha ơi ! cha! Con đã về đây thì cha đã… + Nghẹn ngào không nói thành lời. + Nước mắt rưng rưng. + Bên cạnh, ông giáo cũng ngấn lệ. HSPB: Người viết hoặc kể chuyện phải xây dựng được cốt truyện. Cốt truyện bao gồm hệ thống nhân vật, sự việc, tình tiết. Sự việc tình tiết ấy góp phần cơ bản hình thành cốt truyện. Ví dụ truyện Làng  (lớp 9). + Nhân vật chính là ông Hai. + Sự việc chính: rất yêu cái làng của mình. * Trước cách mạng * Trong kháng chiến + Ông Hai theo lệnh tản cư xa làng. * Luôn nhớ về làng * Buồn khi nghe tin làng theo giặc * Sung sướng khi nghe tin chính xác làng ông không theo giặc III. Luyện tập HSPB: Không được: chi tiết hòn đá xấu xí được phát hiện và trở đi nơi khác là chi tiết quan trọng làm tăng thêm ý nghĩa ở trên đời này có những sự việc, sự vật tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng. Mặt khác sự sai lầm chịu đựng như đá sống âm thầm mà không sợ hiểu lầm là tốt. Hãy sống như thế. => Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là những sự việc ấy, chi tiết ấy phải làm nên ý nghĩa cốt truyện.

File đính kèm:

  • docRama buoc toi.doc