A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.
-Vận dụng được những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt, vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
1/ Kiến thức
- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ: hòa kết (các tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức.) và đơn lập (các tiếng Hán, Việt.)
- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tính phân biệt (âm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa), sự không biến đổi hình thái của từ (dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ, hư từ.
2/ Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, luật thơ, phép tu từ.), lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sử dụng tiếng Việt.
- So sánh những đặc điểm loại hình tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn.
3/ Thái độ
- Tự nhận thức về việc trau dồi vốn hiểu biết về tiếng Việt của bản thân để sử dụng tiếng Việt tốt hơn trong giao tiếp.
- Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: so sánh, phân tích, nêu câu hỏi gợi ý và thảo luận nhóm.
- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2/ Học sinh
- Học bài cũ. SGK
- Chuẩn bị bài (Soạn bài theo tiến trình bài học; Làm các bài luyện tập trong SGK.)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn: 06/02/2012
Tiết 91
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.
-Vận dụng được những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tập và sử dụng tiếng Việt, vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
1/ Kiến thức
- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ: hòa kết (các tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức...) và đơn lập (các tiếng Hán, Việt...)
- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tính phân biệt (âm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa), sự không biến đổi hình thái của từ (dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ, hư từ.
2/ Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, luật thơ, phép tu từ...), lí giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sử dụng tiếng Việt.
- So sánh những đặc điểm loại hình tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn.
3/ Thái độ
- Tự nhận thức về việc trau dồi vốn hiểu biết về tiếng Việt của bản thân để sử dụng tiếng Việt tốt hơn trong giao tiếp.
- Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: so sánh, phân tích, nêu câu hỏi gợi ý và thảo luận nhóm...
- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, sách tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng...
2/ Học sinh
- Học bài cũ. SGK
- Chuẩn bị bài (Soạn bài theo tiến trình bài học; Làm các bài luyện tập trong SGK.)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Hãy nhớ lại và cho biết quá trình phát triển của tiếng Việt?
Họ ngôn ngữ Nam á
Dòng Môn – Khmer
Tiếng Việt – Mường chung
Tiếng Việt Tiếng Mường
Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam á, dòng ngôn
ngữ Môn – Khmer, có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với tiếng Mường.
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch sử vừa có tính loại hình. Trải qua các thời kì lịch sử, tiếng Việt không ngừng ổn định và tiếp biến để ngày càng trở nên hoàn thiện. Cùng trong một khu vực ngôn ngữ, tiếng Việt có những đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập. Vậy đặc điểm của loại hình tiếng Việt là gì. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó đồng thời giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc học tập và sử dụng tiếng Việt.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu loại hình ngôn ngữ
- Xét ngữ liệu sau: (GV dùng bảng phụ)
+ Tôi là một sinh viên. -> I am a student.
+ Chị ấy yêu thích công việc của chị ấy.-> I loves her work.
- Có sự khác biệt gì về hình thức ngữ âm và chữ viết của những từ in đậm? (phát âm thành mấy tiếng, viết thành mấy chữ) Tại sao lại có sự khác biệt đó?
- HS quan sát bảng phụ, so sánh, nhận xét.
- Dựa vào ví dụ trên và mục I sách giáo khoa, em hãy cho biết loại hình là gì?
- Loại hình ngôn ngữ là gì? Theo em Tiếng Việt thuộc loại hình nào?
* Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm loại hình ngôn ngữ
- Gv treo bảng phụ.
- Hs đọc ví dụ.
- Hai câu thơ có tất cả bao nhiêu: tiếng (âm tiết) và từ?
- Nhận xét câu thơ của Hàn Mặc Tử?
- Âm tiết tiếng Việt có đặc điểm và vai trò như thế nào khi sử dụng? Ví dụ.
-> Âm tiết tiếng Việt tách bạch rõ ràng trong lời nói và có cấu trúc chặt chẽ (ở dạng đầy đủ gồm phụ âm đầu, vần, thanh điệu). Khi sử dụng, âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ pháp cơ sở: có thể là yếu tố tạo từ, có thể là một từ đơn. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ (yếu tố tạo từ).
- Gv treo bảng phụ.
- Hs quan sát.
- Trong câu ca dao, có mấy từ người? Các từ người khác nhau về chức vụ ngữ pháp như thế nào? Chúng có khác nhau về hình thức ngữ âm và chữ viết không?
- Hãy chỉ ra vai trò ngữ pháp của những từ in đậm? Xét về mặt ngữ âm và chữ viết của chúng có khác nhau?
- Gv viết ví dụ lên bảng: Anh ấy đã cho tôi một cuốn sách. Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách.
- Hãy chuyển ví dụ này sang tiếng Anh. So sánh chúng với nhau về các mặt: vai trò ngữ pháp trong câu, về hình thái.
- Hs trình bày vào bảng phụ theo các nhóm, đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
- Rút ra kết luận.
- Gv viết các ví dụ lên bảng.
- Gv gọi Hs đọc.
- Em hãy so sánh câu "Tôi ăn cơm" với các câu còn lại, nhận xét.
- Gv chốt: Cùng một từ Tôi nhưng thay đổi vị trí trong câu hoặc dùng với các hư từ khác nhau thì ý nghĩa ngữ pháp thay đổi. Do đó trật tự từ và hư từ là những phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- GV yêu cầu HS thảo luận.
- GV nhận xét và cho điểm.
- Nhóm 1+2: Bài tập 1
- Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Nhóm 3+4: Bài tập 2.
I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
1/ Khái niệm loại hình
Loại hình là một tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ, ...
2/ Khái niệm loại hình ngôn ngữ
Là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…
- Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc:
+ Ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Hán,...)
+ Ngôn ngữ hòa kết (tiếng Anh, tiếng Pháp,...)
II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
1/ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
* Xét ví dụ
(1) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
(Từ ấy - Tố Hữu)
-> Hai câu thơ có 14 tiếng (14 âm tiết), 11 từ (3 từ cấu tạo 2 tiếng: nắng hạ, mặt trời, chân lí) đọc, viết đều tách rời nhau, mỗi tiếng là một từ hay là một yếu tố cấu tạo từ.
(2) Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- 7 tiếng (âm tiết), 7 từ
- Đọc và viết đều tách rời nhau
- Đều có khả năng cấu tạo nên từ: Trở về / ăn chơi / thôn xóm…
* Kết luận
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.
- Về mặt sử dụng, tiếng là từ đơn hoặc yếu tố cấu tạo từ.
- Mỗi âm tiết thường là đơn vị ngữ pháp cơ sở.
2/ Từ không biến đổi hình thái
* Xét ví dụ
(1) Cười người (1) chớ vội cười lâu
Cười người (2) hôm trước hôm sau người (3) cười.
(Ca dao)
-> Có 3 từ người
- người 1,2 là thành phần phụ của từ cười - người 3 là chủ ngữ của động từ cười.
- Không khác biệt nhau về hình thức ngữ âm và chữ viết (không biến đổi hình thái), chỉ khác về vị trí và vai trò ngữ pháp.
(2)- Anh ấy đã cho tôi một cuốn sách.(1) Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách. (2)- He gave me a book.(1) I gave him two books, too.(2)
Ngôn
ngữ
Tiêu
Chí
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Về vai trò ngữ pháp trong câu
Có sự thay đổi.
Ví dụ: Tôi (1) là chủ ngữ -> Tôi (2) là bổ ngữ của động từ cho.
Có sự thay đổi tương tự.
Ví dụ: He trong câu (1) là chủ ngữ, ở câu (2) nó đã trở thành him giữ vai trò là bổ ngữ của động từ ở thời quá khứ gave.
Về hình thái
Không có sự biến đổi giữa các từ in nghiêng ở câu (1) và câu (2).
Có sự thay đổi giữa câu (1) và (2), vì hai lí do:
- Do thay đổi về vai trò ngữ pháp: He -> him, me -> I.
- Do thay đổi từ số ít thành số nhiều: book
-> books.
* Kết luận
- Trong tiếng Anh khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, từ thường phải biến đổi hình thái.
- Từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
3/ Ngữ pháp biểu thị bằng trật tự từ và hư từ
* Xét ví dụ
- Tôi ăn cơm.
- Ăn cơm với tôi. / Ăn cơm cùng tôi. / Ăn phần cơm của tôi nhé.
- Tôi đang ăn cơm. / Tôi đã ăn cơm rồi. / Tôi vừa ăn cơm xong./ Tôi sẽ ăn cơm.
Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
* Ghi nhớ: Sgk
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ
- Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ.
- Bến (1): Bổ ngữ.
- Bến (2): Chủ ngữ
- Trẻ(1): Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ
- Già(1): Bổ ngữ/Già(2):Chủ ngữ.
- Bống (1): Định ngữ.
- Bống (2)(3)(4): Bổ ngữ.
- Bống(5)+(6): Chủ ngữ.
Bài tập 2
Lập bảng so sánh:
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Quyển vở
Cô giáo
Đọc
Tôi đọc sách
Book
Teacher
Read
I’m read book
4/ Củng cố
- Lập sơ đồ thể hiện các đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
Ý nghĩa ngữ pháp
thể hiện chủ yếu
nhờ phương thức trật tự từ và hư từ.
Từ không biến đổi
hình thái.
Tiếng (âm tiết) là đơn vị cơ sở để tạo từ, tạo câu.
- Bài tập trắc nghiệm:
A. Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu được thể hiện bằng phương thức trật tự từ và hư từ.
Tiếng Việt không có trọng âm từ, âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái.
A
Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết (tiếng) là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, từ không biến đổi hình thái.
5/ Dặn dò
- Hoàn thành các bài tập.
- Luyện tập thêm lấy những câu văn, đoạn văn bất kì trong sách báo để phân tích các đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
- Nhớ lại bài viết số 6: đề, bài làm của mình.
- Tự lập lại dàn ý đại cương chuẩn bị cho giờ sau trả bài.
---------------------------------------f{e-----------------------------------------
Ngày soạn: 08/02/1012
Tiết 92 + 93 + TC25
TÔI YÊU EM
(A. X. puskin)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ.
- Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc.
1/ Kiến thức
- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng.
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Pu-skin.
2/ Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
3/ Thái độ
- Cảm nhận được chất trữ tình, phong cách cổ điển của thơ Puskin, yêu thơ Puskin.
- Hình thành quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và ứng xử có văn hóa trong tình yêu.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: so sánh, phân tích, nêu câu hỏi gợi ý và thảo luận nhóm, thuyết trình...
- Phương tiện: Giáo án, SGK, SGV, Lê Huy Bắc, Dạy - học văn học nước ngoài Ngữ Văn 11 (cơ bản và nâng cao), một số tranh ảnh tư liệu, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng...
2/ Học sinh
- Đọc và soạn bài ở nhà (theo các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc bài)
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi...
- Sưu tầm bản dịch nghĩa của bài thơ và một số bài thơ khác của Puskin: Không đề, Một chút tên tôi đối với nàng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tổ chức lớp
2/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở soạn.
3/ Bài mới
Thần ái tình Eros là một thiên thần bé nhỏ, có đôi cánh, luôn mang theo cung tên bên mình. Thần được thượng thần Dớt trao nhiệm vụ làm thức dậy niềm khao khát yêu đương trong trái tim con người bằng những mũi tên tình yêu. Vì mới chỉ là một chú bé nên thần rất vô tư, không hề lựa chọn, cân nhắc, tính toán hơn thiệt khi giương cung. Thần đâu biết mũi tên của mình sẽ mang tới niềm hạnh phúc ngọt ngào hay khổ đau thất vọng trong mỗi trái tim con người.
Khi vướng mũi tên của thần ái tình, trái tim ngân rung bao niềm cảm xúc, bao khát khao được giãi bày... Những rung động ấy đã dệt nên những vần thơ làm xúc động, say mê lòng người. Hôm nay, chúng ta cùng lắng nghe nỗi lòng của một chàng trai qua áng thơ tình nổi tiếng của “Mặt trời thi ca Nga”, bài thơ: “Tôi yêu em”.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Tiết 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Hs đọc tiểu dẫn Sgk.
- Nêu một vài nét chính về tác giả Puskin.
- Hs trình bày.
- Gv tổng kết, giới thiệu ảnh tư liệu, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Puskin, ghi bảng.
- Gv nói thêm: Tên tuổi Puskin trở thành biểu tượng của văn hóa Nga, gần gũi mọi tâm hồn Nga. Gorki coi Puskin là “khởi đầu của mọi khởi đầu”; Gogol cho rằng Puskin sinh trước thời đại mình 200 năm.
- Em hãy giới thiệu vắn tắt về hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Gv giới thiệu ảnh tư liệu về An – na Ô – lê – nhi – na.
- Gv làm rõ: Thời kì ở Pê-téc-bua, Puskin thường hay đến nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga, một phần vì say mê không khí nghệ thuật nơi đây, một phần vì người thiếu nữ Nga xinh đẹp: An-na Ô-lê-nhi-na, con gái vị chủ nhà.Hè năm 1829, Puskin cầu hôn nhưng bị khước từ. Nhà thơ đã làm ít nhất bảy bài thơ về Ô-lê-nhi-na. Tôi yêu em được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Đến nỗi, chỉ với bài thơ này, cũng khiến cho tên tuổỉ của nhà thơ trở nên bất tử.
- Gv treo bảng phụ giới thiệu bản nguyên tác tiếng Nga và bản dịch nghĩa.
- Gv hướng dẫn Hs đọc bài thơ: Yêu cầu đọc diễn cảm. Câu 1-2: chậm, ngập ngừng. Câu 3-4: mạnh mẽ, dứt khoát, như thề hứa. Câu 5-6: day dứt, u buồn, hồi nhớ. Câu 7-8: mong ước, tha thiết mà điềm tĩnh.
- Gv đọc mẫu.
- Gọi 1 học sinh đọc bài thơ.
- Các em chú ý theo dõi và so sánh từng câu trong bản dịch thơ và dịch nghĩa. Các em có phát hiện gì về sự khác biệt giữa chúng?
- Bài thơ này gồm mấy câu? (Các em chú ý vào dấu câu trong bài thơ)
- Nhan đề bài thơ gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Tôi ở đây là ai?
- Cặp đại từ nhân xưng tôi – em giúp em hiểu gì về mối quan hệ của 2 người này?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
- A. X. Puskin (1799- 1837) sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế. Xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước, dũng cảm đấu tranh chống chế độ độc đoán Nga hoàng.
- Puskin thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng chủ yếu vẫn là thơ trữ tình. Các tác phẩm chính:
+ Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin (tiểu thuyết thơ)
+ Con đầm pích...(truyện ngắn)
+ Tôi yêu em; Ngài và anh, cô và em...(thơ)
- Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga, khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết: “thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính diệu kì” (Gogol)
2/ Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
- Tôi yêu em được khơi gợi từ mối tình của nhà thơ với An-na Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829, Puskin cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
b. Tìm hiểu khái quát:
Nguyên tác: Я вас любил
Александр Сергеевич Пушкин
Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам Бог любимой быть другим.
Dịch nghĩa: Tôi yêu em
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ,
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi;
Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa.
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông.
Tôi đã yêu em chân thành đến như thế đó, dịu dàng như thế đó,
Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế
* Nhận xét bản dịch:
Câu 1 & 7: Ở phần dịch thơ, động từ yêu được dùng ở thì hiện tại.
Câu 2: Ở phần dịch thơ: Lời thơ bóng bảy nhờ hình ảnh “ngọn lửa tình”, không hợp với phong cách giản dị của Puskin trong bài.
Câu 4: Ý nghĩa khẳng định được nhấn mạnh hơn ở phần dịch nghĩa.
Câu 8: Cả phần dịch nghĩa và phần dịch thơ làm thay đổi cả nguyên tác.
à Ý nghĩa bài thơ chưa được thể hiện trọn vẹn, vì thời quá khứ của động từ yêu
trong nguyên tác chưa được bản dịch thơ nói tới.
c. Kết cấu bài thơ
Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia khổ mà chia thành hai câu thơ lớn và đều được bắt đầu bằng điệp ngữ “Tôi yêu em”.
d. Nhan đề
- Đại từ Tôi có nhiều nghĩa:
+ Có thể là Puskin.
+ Có thể là trái tim yêu của những chàng trai.
+ Có thể Puskin là người thư kí trung thành của những trái tim ấy.
- Cặp đại từ nhân xưng “Tôi - em”:
+ Gợi mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với đối tượng có khoảng cách vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở
+ Là tình yêu đơn phương của chàng trai.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Hs đọc bốn dòng thơ đầu.
- Nhận xét của em về cách thổ lộ của nhân vật tôi?
- Dấu ":" ở dòng thơ đầu nói lên điều gì?
- Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ?
- Qua đó, em hiểu gì về tình yêu của chàng trai?
- Giới thiệu thêm: Trước đó ba năm, Puskin viết “Lời thú nhận”:
“Tôi yêu em dù tôi điên dại.
Dẫu đó là một việc vô tích sự, một sự xấu hổ, vô nghĩa lí.
Thì chính trong cơn ngu xuẩn rồ dại ấy,
Tôi sẽ quỳ dưới chân em mà thú nhận”
Tiết 2
- Hỏi: Sau lời khẳng định tình yêu ở 2 dòng thơ đầu, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình ở 2 dòng thơ sau có gì thay đổi? Đó là tiếng nói của lí trí hay tình cảm?
- Theo em, bên trong những lời nặng ý chí đó, tâm trạng của tôi như thế nào?
- Gv diễn giảng: Tiếng nói của lí trí sáng suốt giúp tôi nhận thức được rằng: Tình yêu của tôi không mang lại cho em niềm vui, hạnh phúc, chỉ mang tới cho em sự “băn khoăn”, “buồn” thì không thể tiếp diễn. Lời thơ như lời nhắn nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng là một tiếng nói đầy dịu dàng, trân trọng với “hồn em”. Bên trong những lời nói điềm tĩnh ấy là một quá trình tự đấu tranh, dằn vặt nội tâm của nhân vật tôi:
+ Nỗi đau khổ của tình yêu không được đền đáp, nỗi đau phải dập tắt tình yêu “đằm thắm” trong lòng mình.
+ Không được làm phiền lòng người con gái mình hằng tôn thờ, yêu dấu, phải dành cho em sự thanh thản.
- Bốn dòng thơ đầu cho em thấy nét gì đáng quý ở nhân vật tôi?
- Liệu nhân vật tôi có hoàn toàn lí trí? Đọc 4 dòng cuối và cho biết mạch cảm xúc khác gì 4 dòng đầu?
- Gv diễn giảng: Ghen tuông là mặt trái của tình yêu, là biểu hiện cao nhất của lòng ích kỉ, muốn độc chiếm, sở hữu...
- Em có nhận xét gì về nhịp thơ? Nhà thơ sử dụng những từ ngữ nào để thể hiện sự mâu thuẫn đó?
- Qua việc diễn tả những tâm trạng của nhân vật trữ tình như vậy, em có thể hiểu gì về Puskin?
- Gv chuyển ý: Lòng ghen tuông dễ làm cho con người mất bình tĩnh, không sáng suốt để phân biệt tốt – xấu, đúng – sai, dễ dẫn tới bi quan, chán nản, tuyệt vọng. Liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông hạ thấp không? Ta đi vào hai câu kết.
- Điệp khúc tôi yêu em vang lên ở cuối bài thể hiện điều gì của nhân vật trữ tình?
- Dòng cuối cùng được xem là sự thăng hoa của tình yêu. Vì sao vậy?
- Lời chúc của nhân vật trữ tình nói lên điều gì?
- Theo em, bài thơ là một lời tỏ tình tha thiết hay một lời chia tay cao thượng?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Bốn dòng thơ đầu
a. Một tình yêu không phai (dòng 1 - 2)
- Mở đầu bằng những lời tự nhủ trực tiếp, chân thành, không ồn ào, mà trầm lắng, giản dị: “Tôi yêu em”.
- Dấu “:” à tôi và tình yêu là 2 chủ thể hoàn toàn khác, tình yêu vừa là một phần trong tôi vừa là một cái gì độc lập tương đối.
- Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hoàn toàn”.
- Tình yêu của tôi dành cho em là tình yêu say mê, âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thuỷ, không phải là những đam mê bột phát, nhất thời.
Tiểu kết: Qua hai dòng thơ đầu người đọc cảm thấy phần nào tình yêu của tôi thật chân thành, tha thiết. Đó là tình yêu âm thầm, âm ỉ bất chấp thời gian, bất chấp em có đoái hoài hay không.
b. Vượt nỗi đau, dành niềm vui cho em (dòng 3 - 4)
- “Nhưng” đứng đầu vế câu thơ chỉ mối quan hệ giữa tình cảm chân thành, đắm thắm (câu 1 - 2) với sự kìm nén của lí trí (câu 3 - 4).
+ Những từ chỉ sự phủ định “không”, “chẳng muốn” được dùng liên tiếp nhấn mạnh dứt khoát: cần dập tắt ngọn lửa tình yêu (dù âm thầm dai dẳng) không phải vì mệt mỏi, tuyệt vọng, không có hồi âm, mà vì sự thanh thản của “hồn em”.
Tiểu kết: Bốn câu thơ đầu cho thấy vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình đang dần được hé lộ: chàng trai có tình yêu trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu.
2/ Bốn dòng thơ cuối
a. Tình yêu trong sáng song hành với sự thấp hèn, ích kỉ (dòng 5 - 6)
- Lí trí: phải dập tắt tình yêu để giữ sự thanh thản cho em >< Tình cảm: không nghe lời.
- Cảm xúc vỡ oà, vẫn khẳng định “Tôi yêu em” nhưng “không thốt ra lời”, tuyệt vọng vì “không hi vọng”.
- Trái tim tha thiết yêu thương đau đớn đang bị nỗi ghen tuông giày vò. Một trạng thái tình cảm thường thấy ở các chàng trai đang yêu. Puskin gọi ghen tuông là “nỗi buồn đen tối làm mụ mẫm đầu óc”.
- Nhịp thơ nhanh, nhiều ngắt cách với những trạng từ chỉ thời gian “khi”, “lúc”, kết hợp với những rạng thái chỉ tình cảm biễn đổi liên tục “âm thầm”, “không hi vọng”, “rụt rè”, “hậm hực lòng ghen” diễn tả thành công bi kịch tuyệt vọng giữa lí trí và tình cảm: giữa cái có (tình yêu của mình) với cái không có (tình yêu của em dành cho tôi), giữa cái mơ ước (được em yêu) với cái không thể biến thành sự thật (em không hề yêu tôi)
à Puskin đã nghe thấu nỗi lòng của nhân vật trữ tình từ những trải nghiệm của bản thân để thể hiện những đợt sóng tình cảm của một con người tha thiết yêu thương mà không được cảm thông, có nỗi khổ đau của sự tuyệt vọng, sự e ngại, rụt rè, sự ghen tuông giày vò. Ông xứng đáng với sự tôn vinh của nhân loại: “Thi sĩ vĩ đại của tình yêu”.
b. Tột cùng của đau khổ, tột cùng của sự cao thượng (dòng 7 - 8)
- Điệp khúc Tôi yêu em được láy lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định bản chất của tình yêu tôi dành cho em: “chân thành, đằm thắm”.
à Chàng trai vượt qua nỗi ghen tuông ích kỉ, nỗi buồn u ám để khẳng định tình yêu.
- Dòng cuối cùng là sự thăng hoa của tình yêu “chân thành, đằm thắm” ấy bằng lời chúc phúc cho em “được một người khác yêu”.
à Chàng trai đã coi hạnh phúc của em như hạnh phúc của mình.
- Có biết bao sự ý nhị sau lời chúc:
+ Bi kịch của một tình yêu “chân thành, đằm thắm” nhưng không được đền đáp, từng giấu kín nay bật mở.
+ Thấp thoáng hình ảnh một người khác, mà nhân vật tôi đã vượt qua thói ghen tuông để nói tới (người thứ ba yêu em và được em yêu)
+ Lời nhắn gửi của trái tim độ lượng chở che.
- Có thể coi đây là một lời tỏ tình rất thông minh: thật thà kể lại cho em nghe về một thời tôi đã yêu em; hi vọng em thấy rõ tình yêu của tôi để trái tim em rung động. Nhà thơ đã kiếm được một cái cớ hợp lí để thốt ra những lời từ trái tim mình.
+ Lời chia tay của một tình yêu cao thượng của một ngưòi có văn hoá, trân trọng mình và em; biết hi sinh niềm say mê của mình, cầu chúc cho người mình yêu hạnh phúc và coi đó là hạnh phúc của mình. Chính lòng nhân ái cao thượng có khả năng làm dịu nỗi đau và chữa lành vết thương trái tim.
à Bài thơ dường như là lời từ giã của một tình yêu không thành, nhưng nét đặc biệt ở chỗ: lời từ giã cuối cùng lại trở thành lời giãi bày, bộc bạch một tình yêu chẳng thể nào nguôi ngoai, vẫn sôi nổi, nồng nàn...
* Hoạt động 3: Tổng kết
- Như vậy, học xong bài thơ, chúng ta có thể rút ra những nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ này?
TC25
- Gv treo bảng phụ hai bài thơ Không đề và Một chút tên tôi đối với nàng của Puskin. Yêu cầu Hs đọc.
- Hs đọc lại bài thơ Tôi yêu em.
- Qua ba bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin nói riêng, về tình yêu nói chung.
- Hs trình bày ý kiến bản thân.
- Hãy đọc lại câu cuối cùng của bài thơ
" Cầu em được người tình như tôi đã yêu em". Em có thể hiểu câu thơ theo những cách nào, theo em cách hiểu nào là hợp lí nhất?
- Hs làm việc theo nhóm.
- Cử đại diện nhóm trình bày.
- Gv yêu cầu hs liên hệ thêm một số tác phẩm khác, hoặc những câu chuyện trong đời sống.
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng hầu như không dùng một biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ “Tôi yêu em”.
Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng...
2/ Nội dung
Ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu chân thành, đằm thắm, đức hi sinh cao thượng quên mình vì hạnh phúc của người mà mình trân trọng, yêu quý.
IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
1/ Qua ba bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin nói riêng, về tình yêu nói chung.
*Gợi ý
Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha dẫu mối tình vô vọng. Hai bài thơ Không đề và Một chút tên tôi đối với nàng cũng thể hiện thái độ nâng niu, nhân hậu, vị tha khi chia bietj.
Những vần thơ như thế chở che và nuôi dưỡng tâm hồn. Chính vì vậy, thơ Puskin xúc động bao thế hệ độc giả không chỉ ở nước Nga mà ở tất cả những nơi nó đến.
2/ Câu thơ cuối
File đính kèm:
- giao an tuan 26 ngu van lop 11.doc