HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về văn bản.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu ảnh chụp cảnh mặt trời mọc trên biển
? Miêu tả bằng miệng cảnh trong các bức ảnh trên cho các bạn trong nhóm cùng nghe trong đó có sử dụng các tính từ để miêu tả.
? Hãy tưởng tượng nếu em đang được đứng trước cảnh trong những hình ảnh trên, cảm xúc của em sẽ như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: + Cảnh đẹp, rực rỡ, tráng lệ.
+ yêu mến, tự hào.
* Báo cáo kết quả
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên chuyển
7 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 102: Văn bản Cô Tô - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 102: Đọc hiểu văn bản:
CÔ TÔ (Nguyễn Tuân)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
2. Phẩm chất:
- Yêu mến thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt:
Đọc diễn cảm văn bản.Đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí. Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.
2.Học sinh:
- Soạn bài.
- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản
- Đọc tài liệu về nhà văn Nguyễn Tuân
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức chốt
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về văn bản.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu ảnh chụp cảnh mặt trời mọc trên biển
? Miêu tả bằng miệng cảnh trong các bức ảnh trên cho các bạn trong nhóm cùng nghe trong đó có sử dụng các tính từ để miêu tả.
? Hãy tưởng tượng nếu em đang được đứng trước cảnh trong những hình ảnh trên, cảm xúc của em sẽ như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: + Cảnh đẹp, rực rỡ, tráng lệ...
+ yêu mến, tự hào..
* Báo cáo kết quả
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên chuyển
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, văn bản.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân và văn bản Cô Tô
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Nguyễn Tuân, hoàn cảnh ra đời của văn bản
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
- Dự kiến sản phẩm
- Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký.
- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
- Vb: Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô - Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
? Đề xuất cách đọc văn bản?
+ Đọc giọng vui tươi hồ hởi
- Gv gọi 2 HS đọc, mỗi em một đoạn.
- Gv nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS.
GV hướng dẫn HS tự đọc phần giải thích nghĩa các từ khó trong SGK.
Hoạt động cá nhân
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Nghe, trả lời
- Dự kiến sản phẩm: 3 đoạn
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt
? Như vậy, bài văn có 3 nét cảnh. Nét cảnh nào hấp dẫn hơn cả đối với em?
- HS: Cảnh mặt trời mọc, vì cách tả cảnh đặc sắc gây ấn tượng mới lạ về cảnh tượng lộng lẫy, kì ảo.
Có thể là cảnh sinh hoạt của con người vì nó đã gợi sự sống giản dị, thanh bình, hạnh phúc nơi đây.
? Đê giới thiệu cảnh Cô Tô tác giả dùng phương thức biểu đạt nào
- Miêu tả
I.Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký.
2. Văn bản.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại
- Văn bản Cô Tô trích từ thiên ký sự cùng tên được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô
- Thể loại : Kí
b. Đọc, chú thích, bố cục
- Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu => "ở đây": Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão
+ Từ "Mặt trời" => "nhịp cánh": Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô.
+ Còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, hđ cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
- HS đọc đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
? Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào?
? Nhận xét về NT miêu tả của tác giả
? Lời văn miêu tả của tác giả đã có sức gợi lên một cảnh tượng thiên nhiên ntn trong cảm nhận của em?
2.Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
- Dự kiến sản phẩm:
- HS: Bức tranh minh hoạ toàn cảnh Cô Tô trong trẻo, sáng sủa
- Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm (Trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn).+ So sánh...
- Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
? Tác giả có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô?
- "Tác giả càng cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây".
? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ đó của ông?
Là người yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, đất nước...
Gv: Với tài quan sát tinh tế, với nghệ thuật đặc tả và tình cảm sâu sắc với vùng đảo- mảnh đất thân yêu của tổ quốc NT đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh tuyệt đẹp...
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Toàn cảnh Cô Tô sau cơn bão:
- Bầu trời trong sáng
- Cây cối xanh mượt
- Nước biển lam biếc, đậm đà
- Cát vàng giòn
=> Tính từ, so sánh, quan sát độc đáo, từ ngữ chọn lọc=> khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng, phong phú độc đáo của đảo Cô Tô.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: HS viết đv tả cảnh biển đảo quê hương
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Bức tranh đảo Cô Tô sau cơn bão được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?
? Từ bài văn, em học được gì qua cách miêu tả của tác giả
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Nghe và thực hiện yêu cầu.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Tìm đọc trọn vẹn bài kí Cô Tô
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà thực hiện yc.
RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_102_van_ban_co_to_nam_hoc_2020_20.docx