I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Qua phần văn học đã học giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức đã học bằng tiết thực hành, qua đó GV có thể nắm được lực học của từng em để có phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng.
II. PHƯƠNG PHÁP:
1. Chuẩn bị: Thầy: Đề thi in sẵn + giáo án
Trò: Giấy kiểm tra đúng mẫu qui định
2. Phương pháp:
GV phát đề – HS làm bài vào giấy nháp, sửa chữa trong bản nháp trước khi ghi vào giấy kiểm tra.
- HS nghiêm túc làm bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
GV yêu cầu HS cất hết tập vở liên quan đên môn văn học.
GV phát đề cho HS, dặn dò thời gian làm bài 45 phút
Đề thi:
17 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 28-115 - Trường THCS Phước Bửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28/ 9 BÀI VIẾT SỐ1 (Làm ở nhà)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Qua phần lí thuyết văn tự sự đã học HS phải biết vận lí thuyết vào bài tập thực hành . HS làm bài theo các bước : Tìm hiểu đề , tìm ý, lập dàn ý , viết bài , sửa chữa và ghi vào giấy kiểm tra sạch đẹp đúng chính tả.
II. PHƯƠNG PHÁP :
1. Chuẩn bị : Thầy : Giáo án
Trò : Giấy kiểm tra
2. Phương pháp : Trọng tâm : suy nghĩ làm bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1/ Ổn định tổ chức : Điểm danh
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
GV phát đề cho HS về nhà làm .
Đề bài :
Phần I : Trắc nghiệm : 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi , sau đó lời bằng cách khoanh tìm chữ cái câu trả lời đúng nhất :
“Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ , tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước . Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại . Đứng ở mạn thuyền , Vua thấy lưỡi gươm đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa vàng không sợ người , nhô đầu cao nữa và tiến về phía thuyền vua . Nó đứng nổi trên mặt nước và nói : “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”
(Ngữ văn 6 – Tập 1)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
A . Con Rồng – Cháu Tiên C . Sự tích hồ Gươm
B . Thánh Gióng D . Sơn Tinh Thuỷ Tinh
2. Việc trả gươm cho Long Quân có ý nghĩa gì ?
A . Không muốn nợ nần
B . Không còn thanh gươm nữa
C . Lê Lợi đã tìm được chủ nhân đích thực của thanh gươm
D . Muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước
3. Trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt ?
A . Con Rùa C . Hoàn gươm
B . Mặt nước D . Lưỡi gươm
4 . Trong số cách hiểu sau về truyền thuyết cách hiểu nào đúng nhất ?
A . Truyền thuyết là loại truyện kể dân gian
B . Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng , kì ảo .
C . Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
D. Tổng hợp cả 3 cách hiểu trên.
5. Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ láy?
A. Nao núng C. Vững vàng
B. Rút quân D. Ròng rã
6. Từ nào sau đây không phải là danh từ?
A. Sơn Tinh C. Luỹ đất
B. Thần Nước D. Đánh nhau
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Kể về người bạn tốt của em.
ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1. C Câu 4. D
Câu 2. D Câu 5. B
Câu 3. C Câu 6. D
Phần II: Tự luận (7 điểm)
1. Mỡ bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc (1 điểm)
- HS giới thiệu tên bạn và công việc của bạn.
- Nêu khái quát về đức tính của bạn.
2. Thân bài: (5 điểm)
- HS có thể kể được một số sự việc sau:
+ Lan là người bạn thân nhất của tôi từ khi tuổi ấu thơ.
+ Miêu tả vài nét về dáng người, nước da, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt
+ Tính tình của Lan: hiền lành, ít nói, nhưng rất thương yêu mọi người.
+ Kể một số việc tốt mà Lan đã làm
+ Việc học tâp của Lan
+ Kể vài nét về gia đình Lan: cha mẹ, anh chị em
+ Lan đối với bạn bè, thầy cô.
3. Kết bài: (1 điểm)
Nhận xét đánh giá về nhân vật
4. Cũng cố
5. Dặn dò:
- Ngày 6/10 nộp bài kiểm tra
- Chuẩn bị bài: lời văn, đoạn văn tự sự
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 28. KIỂM TRA VĂN HỌC
Ngày soạn 15/10
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Qua phần văn học đã học giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức đã học bằng tiết thực hành, qua đó GV có thể nắm được lực học của từng em để có phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng.
II. PHƯƠNG PHÁP:
1. Chuẩn bị: Thầy: Đề thi in sẵn + giáo án
Trò: Giấy kiểm tra đúng mẫu qui định
2. Phương pháp:
GV phát đề – HS làm bài vào giấy nháp, sửa chữa trong bản nháp trước khi ghi vào giấy kiểm tra.
- HS nghiêm túc làm bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức: điểm danh
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bài mới:
GV yêu cầu HS cất hết tập vở liên quan đên môn văn học.
GV phát đề cho HS, dặn dò thời gian làm bài 45 phút
Đề thi:
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng các khoanh tìm chữ cái câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
“Sơn Tinh không hề nao núng, Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân”
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự C. Thuyết minh
B. Biểu cảm D. Miêu tả
2. Trong các từ nào sau đây, từ nào không phải là từ láy?
A. Nao núng C. Vững vàng
B. Rút quân D. Ròng rã
3. Ý nghĩa chính của đoạn văn trên là gì?
A. Giới thiệu về chiến thắng của Sơn Tinh
B. Thể hiện sức mạnh của ước mơ chế ngự bảo lụt của người Việt Cổ.
C. Xây dựng hình tượng nghệ thuật kì vĩ
D. Giải thích nguyên nhân hiện tượng bảo lụt hàng năm
4. Giải nghĩa từ “lung lay”
A. Không vững lòng tin ở mình
B. Sự buồn bả làm não lòng người
C. Sự bình tĩnh tự tin
D. Ý chí kiên định
5. Từ nào sau đây không phải là danh từ ?
A. Sơn Tinh C. Luỹ đất
B. Thuỹ Tinh D. Đánh nhau
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Kể lại đoạn Thạch Sanh diệt Chằn Tinh và Đại Bàng bằng lời của Đại Bàng.
ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 1 điểm, tổng điểm: (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
B
B
A
D
Phần II: Tự luận (5 điểm)
HS làm bài tự luận phải xác định được thể loại.
Văn tự sự
HS phải kể đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
I/ Phần mở bài :(0,75 điểm)
- Sau khi kết nghĩa anh em với Lí Thông. Mẹ con Lí Thông đã tìm cách hãm hại Thạch Sanh bằng cách nói ngọt để Thạch Sanh đi canh miếu thay cho Lí Thông. Thạch Sanh vốn hiền lành, thật thà và tốt bụng nên đã đi ngay.
II/ Phần thân bài: 3,5 điểm (HS phải trả lời được các ý sau)
1. Giết Chằn Tinh: (1,5 điểm)
Nữa đêm Thạch Sanh đang lim dim ngũ bỗng Chằn Tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh và Chằn Tinh đánh nhau dữ đội. Chằn Tinh hoá phép, thoắt biến, thoắt hiện. Thạch Sanh bình tĩnh dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Trong chốc lát lưỡi búa của chàng đã bổ Chằn Tinh làm hai phần. Nó hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên vàng. Thạch Sanh đã chiến thắng Chằn Tinh và thu được bộ cung tên vàng.
2. Giết đại bàng cứu công chúa (1,5 điểm)
Nhà Vua đang mỡ hội kén rể cho công chúa bằng cách ném cầu mây rơi đúng người nào người đó được công chúa lấy làm chồng nhưng không ngờ quả cầu mây chưa được tung lên trời thì tôi đã cắp nàng bay đi. Tôi bay qua túp lều của Thạch Sanh. Nó đã dùng cung tên bắn tôi bị thương khó khăn lắm tôi mới đưa được công chúa về hang núi sâu. Không ngờ Thạch Sanh khôn ngoan đã lần theo vết máu tìm đến nơi ở của tôi. Đến nơi nó đã xuống hang và đánh nhau với tôi. Trận chiến thật dữ dội nó dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt tôi và vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu tôi ra. Thế là tôi đã thua Thạch Sanh. Công chúa được Thạch Sanh cứu sống.
3. Tôi và Chằn Tinh rất căm thù Thạch Sanh vì nó đã giết chết chúng tôi nên chúng tôi tìm cách để trả thù Thạch Sanh bằng cách vào kho nhà vua trộm của cải tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Nó bị nhốt vào ngục. Tôi và Chằn Tình đã trả thù được Thạch Sanh (0,5 điểm)
III. Kết bài: (0,75 điểm)
Tôi và Chằn tinh mãi mãi là mối thù sâu nặng với Thạch Sanh. Thề không đội trời chung với Thạch Sanh. Nhưng thật tiếc là chúng tôi đã bị Thạch Sanh giết chết vì chúng tôi là những con vật hung dữ chuyên phá hoại dân lành nên bị Thạch Sanh giết chết cũng thật đáng đời cho hai chúng tôi.
4. LUYỆN TẬP
GV thu bài, kiểm tra lại số lượng bài trước khi ra khỏi lớp
5. DẶN DÒ:
Lập dàn bài chi tiết cho các đề bài SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 37+38 BÀI VIẾT SỐ 2 .
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- HS xác định trả lời đúng câu hỏi phần trắc nghiệm .
- Biết kể về một câu chuyện có ý nghĩa
- Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí
II. PHƯƠNG PHÁP:
1. Chuẩn bị: Thầy : giáo án + đề kiểm tra
Trò : giấy kiểm tra đúng mẫu quy định
2. Phương pháp:
HS tập trung suy nghĩ làm bài nghiêm túc .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 3 em.
3. Bài mới:
GV phát đề cho HS .
Đề bài:
Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi , sau đó khoanh tìm chữ cái câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi :
1. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ?
A. Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống .
B. Tạo tiếng cười nhẹ nhàng , giải trí
C. Thể hiện mơ ước về lẽ công bằng
D. Tạo tiếng cười nhẹ nhàng , phê phán
2. Yếu tố cơ bản nào tạo nên sự hấp dẫn của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?
A. Cường điệu C. Lặp
B. Kịch tính D. Nhân hoá
3. Nghệ thuât nổi bật nhất của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là gì?
A. Nghệ thuật miêu tả C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
B. Nghê thuật kể chuyện D. Nghệ thuật xây dựng kịch tính
4. Từ “xanh rờn” có ý nghĩa gì?
A. Xanh lam đậm và tươi ánh lên C. Xanh mượt và như màu của lá cây non
B. Xanh thuần một màu trên diện rộng D. Xanh đậm và đều như màu lá của cây râm rạp
5. Cho các từ : chủ đề , phương thức , văn bản . Hãy điền cho đúng chỗ của chúng trong câu văn sau:
........ là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có......... thống nhất , có liên kết mạch lạc , vận dụng biểu đạt phù hợp để mục đích giao tiếp .
6. Từ lạnh so với từ “lành lạnh” như thế nào?
A. Tăng nghĩa C. Chuyển nghĩa
B. Giảm nghĩa D. Nghĩa không thay đổi
Phần II: Tự luận (7điểm)
Kể về một loài cây em yêu.
- Sau khi phát đề cho HS. GV nhắc nhở HS làm bài vào bản nháp , sửa chữa mới chép vào giấy kiểm tra đúng mẫu quy định .
- Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc .
ĐÁP ÁN .
I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5 điểm , tổng điểm:3 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
B
D
C
B
Câu 5. Điền các từ sau : chủ đề, phương thức, thực hiện .
II. Phần tự luận (7 điểm)
-HS cần làm được các ý sau :
1. Mở bài:
Tôi là cây cọ Việt Nam, tôi quê ở miền Bắc, dừa quê ở miền Nam, nhưng chúng tôi đều là anh em một nhà, thuộc họ dừa, thích sống ở vùng nhiệt đới. Dòng họ nhà tôi có mặt ở Cam-bu-chia, Mi-an–ma, Ma-lai-xi-a, Cu-ba nhưng tôi không thích đi đâu cả, đời đời tôi sẽ sống trên đất Việt Nam của tôi .
- HS viết đầy đủ chính xác, hay phần mở bài :(1 điểm)
2. Thân bài:(5 điểm)
a/ Cách sống :
Tôi sống ở đâu cũng được nhưng ưa nhất là miền trung du Miền Bắc của Tổ quốc với Vĩnh Phú đất tổ Hùng Vương , Hoà Bình cuồn cuộn sông Đàkì vĩ
- Vài chi tiết thực tế về cây cọ:
+ Dễ trồng , dúi hạt xuống đất rừng hoang là mọc thành cây, thành rừng . Lâu mới có thu hoạch , phải kiên nhẫn đợi hàng chục năm nhưng về thu hoạch lâu dài.
+ Thân mọc thẳng, vươn cao, không sợ bão táp, lá xoè ra như những bàn tay hứng mưa nắng cho mình và che chở mưa nắng cho con người.
b/ Lợi ích:
- Vài chi tiết thực tế về lợi ích của cây cọ:
+ Những năm kháng chiến: Những cây cọ mênh mông liên tiếp đi hàng ngày trời không hết, che chở cho bộ đội và những đoàn dân công ra tiền tuyến .
+ Trong đời sống lâu đời của dân tộc: Mỗi năm cây cọ cho thêm chục lá dài để lập nhà, lợp lán vừa bền lại vừa mát, làm nón mũ, áo tơi. Đặc biệt từ là cọ xanh được đan thành những chiếc nón trắng, đẹp như một bài thơ. Nón Việt Nam có mặt ở khắp nước, gắn bó lâu đời với dân tộc, được bạn bè thế giới ưa chuộng, có nhiều công dụng trong đời sống .
(HS phải biết chọn những cái hay nhất để kể)
+ Loài cây cọ bình thường chúng tôi được hưởng vinh dự quá lớn chỉ trong giấc mơ : Bác Hồ thích ở nhà sàn lá cọ, một lần đi thăm Vĩnh Phú . Bác đã chặt mấy tàu lá cọ làm quạt đem về nhà cho một số đồng chí cán bộ cao cấp và đã dùng chiếc quạt lá cọ đến những ngày cuối cùng của đời mình . Chúng tôi đã đi từ con đường đất đỏ tới đại lộ Hùng Vương, cùng muôn loài cây cỏ của đất nứơc , được về sum vầy bên lăng Bác.
+ Những chiếc nón lá Việt Nam từ lá xanh của rừng cọ qua bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam đã trở thành những “mặt trời trắng” xinh xinh nhấp nhô từ ngàn đời trên mỗi ngã đường đất nước, nơi đồng ruộng, nơi chợ búa hội hè
Nón trắng điểm cho người phụ nữ , che nắng che mưa cho mọi người , là cái quạt dọc đường nắng gắt, làm món quà ưa thích cho bạn bè thế giới
3/ Kết bài: HS viết đầy đủ, chính xác, hay :(1 điểm)
- Cảm nghĩ của cây cọ qua lời tự kể
- Sống có ích, làm đẹp, làm giàu cho đất nước, cho con người.
IV. LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ:
HS nộp baì, GVkiểm tra lại cụ thể số lượng bài nộp của HS
- Dặn dò: Về nhà làm các đề bài trong SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 46 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
Ngày soạn 23/11
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS hệ thống hoá kiến thức bài học bằng bài viết của mình .
- Qua tiết kiểm tra HS có thể biết được kết quả học tập của bản thân, còn GV dựa trên bài kiểm tra để có phương pháp giảng dạy phù hợp .
II. PHƯƠNG PHÁP:
1. Chuẩn bị: Thầy : giáo án
Trò : giấy kiểm tra đúng mẫu quy định
2. Phương pháp: HS nghiêm túc làm bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
GV phát đề cho HS .
Đề bài:
Câu I: Sửa lỗi viết hoa các danh từ riêng sau đây?
1. Đan mạch, Thuỵ điển, Hung Ga Ri, Hà Nuyễn thị Trang.
2. Thành phố Hồ Chí Minh, Lê- nin, Các- mác, Ang – Ghen.
CâuII: Phân loại các danh từ sau:
1. Nhà, đá, nhà đá, nhà ăn, nhà cửa, nhà vệ sinh, sấm sét, mưa gió .
2. Sông, sông biển, sông núi, sông nước, sông hồ.
CâuIII: Thêm các phần phụ đứng trước vào các danh từ sau để tạo thành cụm danh từ
1.Trời, đất ,lụt, bão
2.Hòa bịnh, cách mạng, xã hội
Câu IV:Cho các danh từ :
Đồng bằng, cao nguyên , thuỷ triều
1.Phát triển thành 3 cụm danh từ phức tạp
2.Đặt thành 3 câu
3.Ghép thành đoạn văn nói về đất nước hoặc bảo vệ môi trường .GV nhắc nhở học sinh nghiêm túc làm bài
GV nhắc HS làm bài nghiêm túc
ĐÁP ÁN
I.HS sữa lỗi các danh từ riêng viết hoa sai viết lại cho đúng mỗi từ 0.25 điểm .Sữa sai không tính điểm (2 điểm).
II.HS phân loại được các danh từ (2 điểm)
III.HS phát triển bằng cách thêm các phần phụ trước phát triển thành cụm danh từ
HS phát triển thành 7 cụm danh từ (3 điểm)
IV.Câu IV :(3 điểm)
1.HS phát triển được 3 cụm danh từ phức tạp (1 điểm)
2.HS đặt được 3 câu (1 điểm)
3.HS viết thành đoạn văn nói về đất nước hoặc bảo vệ môi trường (1 điểm)
V.Hết giờ GV nhắc nhở HS nộp bài
GV kiểm tra lại số lượng bài tập đã nộp
Số HS vắng
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
BÀI VIẾT SỐ 3
Tiết 49+50
Ngày soạn 26.11
I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
HS biết cách kể một câu chuyện đời thường bằng một bài văn viết sau đó HS sẽ được biết kết quả và các lỗi sai .GV nắm được tình hình chất lượng đối tượng HS để có phương pháp giảng dạy phù hợp
II.PHƯƠNG PHÁP:
1.Chuẩn bị :Thầy: Giáo án + đề thi đánh máy
Trò :Giấy kiểm tra đúng mẫu
2.Phương pháp:
HS làm bài nghiêm túc
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức :Điểm danh
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
GV phát đề cho HS
Nhắc HS làm bài nghiêm túc
Đề thi:
A.Phần trắc nghiệm (3 điểm) mỗi câu đúng 0.5 điểm
Đọc kĩ các câu hỏi sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất ở mỗi câu hỏi .
1.Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
A.Con người C.Đồ vật
B.Con vật D.Cả ba đối tượng trên
2.Lời khuyên chính từ truyện “Đeo nhạc cho mèo” ?
A.Phải cân nhắc tới những điều kiện và khả năng khi triển khai một công việc nào đó
B.Không đựơc viễn vông
C.Không được hèn nhát
D.Không được thiếu trách nhiệm với cộng đồng
3.Câu văn: “Gặp kẻ bệnh tật, cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo ,chữa trị” có mấy động từ ?
A.Năm từ C.Bảy từ
B.Sáu từ D.Tám từ
4.Những từ sau đây từ nào không phải là từ láy ?
A.Thông minh C.Mượt mà
B.Sửng sốt D.Tưng hửng
5.Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “yêu thương” ?
A.Mến yêu C. Dễ thương
B.Thương nhớ D.Căm ghét
6.Từ “trẩy kinh” trong truyện “em bé thông minh” có nguồn gốc từ đâu?
A.Từ thuần việt C.Từ tiếng Anh
B.Từ Hán-Việt D.Từ tiếng Pháp
B.Phần Tự luận : (7 điểm)
Sau mỗi mùa quả ngọt, cây táo chịu nổi đau để người trồng cây đốn hết cành to, cành nhỏ, gai góc rườm rà thì mùa sau cây mới đơm hoa kết trái tốt tươi.
Em hãy dựa vào hiện tượng trên, dựng một câu chuyện ngắn có nhân vật là em và cây táo nhằm biểu hiện những suy nghĩ mà hiện tượng trên đã gợi cho em.
ĐÁP ÁN
A.Phần trắc nghiệm : HS trả lời đúng mỗi câu cho 0.5 điểm tổng 3 điểm
Câu 1:D Câu 4:A
Câu 2:A Câu 5:D
Câu 3:C Câu 6:B
B. Phần tự luận: (7 điểm)
1.Mở bài:HS trả lời được các ý sau cho (1 điểm)
-Giới thiệu vườn táo
-Việc đốn các cành táo của người nông dân
2.Thân bài :(5 điểm)
a.Tâm sự của em với cây táo :
Em rất thương cây táo .Nó là người bạn quý cho em màu xanh , niềm vui, hi vọng. Mới ngày nào đó còn xum xuê cành lá ,sừng sửng ở góc vườn ,rung rinh quả ngọt, chim vành khuyên đến nhảy nhót .Hôm nay chỉ còn lại gốc xù xì, nứt nẻ, màu nâu xám xệt, lớp vôi trắng như áo bệnh viện của người ốm .Trông xa gốc táo giống như một người đang lặng lẽ ôn lại cơn thử thách đau đớn vưà qua .
Một buổi chiều vắng vẻ, em lựa lời hỏi:
- Táo này, sao có những cây táo to ở bờ ao, góc chợ, hay bãi tha ma chẳng phải chịu đựng hình phạt gì cả, chúng vẫn có những cành to, cành nhỏ xum xuê hoa lá.
* Gốc táo cất tiếng nói trầm trầm, điềm đạm:
- Sá gì những loài táo dại, hỡi người bạn người! Chúng có ích gì mà phải chăm sóc. Nhưng tôi thấy bạn dùng từ chưa thật chính sác.
- Tôi dùng từ không chính xác?
- Vâng, tôi được chăm sóc chứ không phải“dùng từ không” chịu hình phạt.
- À ra thế, ông em đã bảo: Táo có đốn , táo mới tốt. Nhưng cách chăm sóc kể cũng lạ đời. Em bèn hỏi thêm cho ra lẽ:
- Vậy táo có đau, có buồn không?
- Vẫn giọng trầm trầm, điềm đạm đáp lại:
Đau thì có đau, nhưng buồn thì không. Thuốc đắng dạ tật, con người nhiều khi cũng phải trải qua mổ xẻ đau đớn mới lành bệnh được mới lấy lại được sức lực. Đấy là chưa nói đến thoí hư tật xấu cần phải vứt bỏ, những cái cũ kĩ sai lầm cần phải thay đổi nhiều khi cả những cái thân thiết cũng phải hi sinh để con người muốn làm việc có ích cho đời .Loài táo chúng tôi cũng thế, sau mỗi mùa quả ngọt, sức già cỗi đi, cành lá rườm rà, vô bổ chỉ tổ cho sâu bệnh bám đầy. Đốn cành quét vôi , chăm bón là cần thiết để lấy lại sức thanh xuân và hoa trái sẽ trĩu cành. Bạn nhỏ bạn hảy chờ mùa sau thì rõ
- Mấy gốc táo kế cạnh nảy giờ chăm chú ,yên lặng lắng nghe lúc này cũng thay nhau lên tiếng đồng tình
- Này cậu chứ chờ đi . Đến mùa taáo sau sẽ thấy .
Đến lúc này thì tôi hoan toàn hiểu ra . Đúng như táo nói , con người ta cũng vậy .Có lúc phải vứt bỏ đi những thói hư tật xấu , những cũ kỉ lạc hậu thì mới cống hiến cho xã hội cho đất nước
Kết luận : ( 1 điểm ) : Mùa xuân đã đến , gốc táo nứt nẻ , xù xì phủ lớp vôi trắng bỗng như có phép lạ trổ những mầm xanh bụ bẫm , vươpn lên dưới ánh mặt trời đâm cành non tơ, xanh rờn lá nõn , hứa hẹn một mùa hè đầy hoa và mùa thu trĩu quả
IV. LUYỆN TẬP CŨNG CỐ:
HS đọc lại bài viết tự kiểm tra
HS nộp bài, kiểm tra số lượn, số HS vắng mặt
V.RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 97 KIỂM TRA VĂN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Nhận thức của HS về các văn bản tự sự , văn xuôi và thơ hiện đại đã học
2.Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết những đoạn văn ngắn
3.Tích hợp với cá phàn tiếng việt ở kỉ năng sử dụng cá phép so sánh nhân hoá , ản dụ , hoán dụ trong cả hai phần kiểm tra
II. LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức :Điểm danh
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
GV phát đề cho HS
Nhắc HS làm bài nghiêm túc
Nội dung đề bài như sau:
Phần I: Trắc nghiệm: (3 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất:
“Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sìcó vẻ vui mừng lắm.”
(SGK văn 6 tâp II trang 31)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Buổi học cuối cùng C. Bức tranh của con gái tôi
B. Động Phong Nha D. Cây tre Việt Nam
2. Tác giả của đoạn văn là ai?
A. Ngô Văn Phú C. Thép Mới
B. Duy Khán D. Tạ Duy Anh
3. Nhân vật chính trong truyện làai?
A. Kiều Phương C. Bé Quỳnh
B. Chú Tiến Lê D. Anh trai
4. Người anh trong truyện khi phát hiện ra em gái chế thuốc vẽ từ nhọ nồi, đã nghĩ gì?
A. Thán phục ngưỡng mộ C. Chăm sóc chu đáo
B. Yêu thương, ngưỡng mộ D. Ngạc nhiên, xem thường
5. Từ “đen sì” trong câu “Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay” có nghĩa gì/
A. Chỉ một thứ bôt rất đen C. Chỉ một thứ bột bốc mùi khó chịu B. Chỉ một màu đen, đục D. Chỉ một thứ bột đen không sử dụng được 6. Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán- Việt?
A. Quyết định C. Màu vàng
B. Đen sì D. Vui vẻ
PhầnII: Tự luận (7 điểm)
Viết một đoạn văn tả mẹ em đang sửa soạn bữa cơm tối.
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)
Câu 1– C Câu 4– D
Câu 2– D Câu 5– A
Câu 3– D Câu 6–A
Phần II: Tự luận (7điểm)
Yêu cầu:
Về nội dung: Viết đoạn văn tả mẹ em đang sửa soạn bữa cơm tối.
- Hình dáng của mẹ
+ Mái tóc, nước da, nụ cười, đôi tay làm việc của mẹ.
+ Anh mắt, cử chỉ, lời nói, món ăn mẹ làm
- Bữa cơm được don lên bàn: thức ăn, chén, đũa
- Em suy nghĩ gì về bữa cơm tối
(Bài làm có sử dụng các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ)
(Trình bày sạch đẹp, chữ viết đẹp: 1 điểm)
III. Hướng dẫn học ở nhà.
- Xem lại lí thuyết văn tả người, tả cảnh.
- Làm bài tập: Tả cô giáo, hoặc thầy giào em yêu quý.
- Chuẩn bị bài: Trả bài viết số 5
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 105+106 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
Ngày soạn 20/3
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Bài tập làm văn số 6 nhằm đánh giá HS ở các phương diện sau:
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết
- Trong khi thực hành, biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó (ở bài 18, 19, 22, 23).
- Các kĩ năng nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả , ngữ pháp.)
II. LÊN LỚP:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
GV phát đề cho HS.
Hướng đẫn HS làm bài nghiêm túc, làm nháp trước, sửa chữa bản nháp cho hoàn chính sau đó mới chép bài vào giấy kiểm tra đúng mẫu quy định.
* Nội dung đề như sau:
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
Sau trận bảo, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ững hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông.
1. Đoạn văn trích từ văn bản nào?
A. Cô Tô C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
B. Động Phong Nha D. Người thầy đầu tiên
2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Thuý Lan C. Trần Hoàng
B. Nguyễn Tuân D. An-Phông-Xỏ-Đô-Đê
3. Từ “đường bệ” trong câu “quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ững hồng” có nghĩa là?
A. Cao và to C. Vững vàng
B. Lùn và béo D. Giáng vẻ to lớn, chững chạc, uy nghi
4. Đoạn văn trên mang lại cho em ấn tượng gì về cách đón nhận mặt trời của tác giả:
A. Ngẫu nhiên C. Vui vẻ
B. Chăm chú D. Công phu và trân trọng
5. Cảnh mặt trời mọc trên biển qua đoạn văn trên là bức tranh như thế nào?
A. Rực rỡ và tráng lệ C. Duyên dáng và mềm mại
B. Dịu dàng và bình lặng D. Hùng vĩ và lẫm liệt
6. Trong đoạn văn tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?
A. 1 lần C. 3 lần
B. 2 lần D. 4 lần
II. Phần tự luận (7 điểm)
Đề 1. Hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với em.
Đề 2. Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) em đang say sưa giảng bài trên lớp.
ĐÁP ÁN
I/ Phần trắc nghiệm (3 điểm) mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu 1 – A Câu 4 – D
Câu 2 – B Câu 5 – A
Câu 3 – D Câu 6 – C
II/ Phần tự luận (7 điểm)
Đề 1, 2
1. Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu chung: người được miêu tả là ai
- Có quan hệ với em như thế nào
2. Thân bài: (4 điểm) HS viết được các ý sau:
- Tả người thân – (cô giáo, thầy giáo)
* Hình dáng bên ngoài
- Tên, tuổi, tầm vóc (cao, thấp), dáng người
- Gương mặt (mắt, mũi, miệng), mái tóc (dài, ngắn, dày, mỏng)
- Nước da (trắng trẻo hay ngăm ngăm)
Lưu ý: Chọn chi tiết nỗi bật nhất để tả.
Tính nết: - Giản dị, hiền lành, thật thà
- Vui vẻ, sống hoà đồng
- Chăm chỉ, khéo léo (thầy, cô giáo) chú ý hoạt động giảng bài (lời nói, tính cách, đối xử với HS)
- Dịu dàng, kiên nhẫn, hay giúp đỡ người khác nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.
3. Kết bài (1 điểm)
* Cảm nghĩ của em: - Yêu mến, gắn bó, kính trọng
- Học được nhiều điều hay điều tốt.
(Viết chữ đẹp, đúng chính tả, trình bày khoa học: 1 điểm)
Hoạt động 2.
Hết giờ GV thu bài, kiểm tra lại số lượng
* Hoạt động 3.
C. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà làm các đề văn SGK
- Chuẩn bị bài các thành phần chính của câu
D. RÚT KINH NGHIỆM:Tiết 115. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn 7/4
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiểm tra nhận thức của HS về các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, câu trần thuật đơn, các phép so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, xác định phân biệt từ láy, từ ghép.
Cấu
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_28_115_truong_thcs_phuoc_buu.doc