1.Kiến thức.
- Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể ,lời kể trong kể chuyện đời thường
- Nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật truyện ngụ ngôn.
2.Kĩ năng :
- Làm một bài văn kể chuyện đời thường.
- Tự đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật một truyện ngụ ngôn.
* Tích hợp Gd kĩ năng sống:
- Tự nhận thức giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương ái trong cuộc sống.
- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tinh thần tự học và rèn luyện kĩ năng sống qua truyện ngụ ngôn
4. Phát triển năng lực cho học sinh:
-Năng lực giao tiếp,
-Năng lực trình bày,nói ,viết
9 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Luyện tập Xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ- KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Nhận diện đề văn kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường.
- Hướng dẫn tự học và HS hiểu nội dung ý nghĩa , nghệ thuật của truyện Chân,Tay, Tai, Mắt ,Miệng.
II. TRỌNG TÂM .
1.Kiến thức.
- Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
- Chủ đề, dàn bài, ngôi kể ,lời kể trong kể chuyện đời thường
- Nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật truyện ngụ ngôn.
2.Kĩ năng :
- Làm một bài văn kể chuyện đời thường.
- Tự đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật một truyện ngụ ngôn.
* Tích hợp Gd kĩ năng sống:
- Tự nhận thức giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương ái trong cuộc sống.
- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tinh thần tự học và rèn luyện kĩ năng sống qua truyện ngụ ngôn
4. Phát triển năng lực cho học sinh:
-Năng lực giao tiếp,
-Năng lực trình bày,nói ,viết
-Năng lực tạo lập văn bản
-Năng lực sáng tạọ
-Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm
-Năng lực tiếp nhận phân tích thông tin
III. CHUẨN BỊ .
1. Thầy: Soạn bài và hướng dẫn HS chuẩn bị bài
- Chuẩn bị bảng phụ ghi ví dụ
- Lập dàn bài và sưu tầm một số bài văn tự sự đời thường mẫu
2. Trò:
- Học bài, sưu tầm các bài văn tự sự kể chuyện đời thường mẫu.
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
Bước 1. ổn định tổ chức lớp (1').
Bước 2. Kiểm tra bài cũ (2'- 3').
- Kiểm tra việc chữa bài ở nhà của học sinh.
Bước 3. Bài mới (38'-39').
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
* Phương pháp: Thuyết trình.
* Kỹ thuật : Động não. Trình bày
* Thời gian: 2’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
? Em hiểu thế nào là truyện đời thường?
- Cách làm bài văn kể chuyện đời thường như thế nào , bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
- Hs trả lời
- Hs nghe, ghi tên bài
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm)
Mục tiêu: Nhận diện được các đề văn tự sự, cách làm bài văn kể chuyện đời thường rèn năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác
Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp
Kĩ thuật: động não
Thời gian: 35 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
GV chiếu các đề bài trên bảng phụ.
* GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm (2').
- Em hãy xác định thể loại, phạm vi của đề bài? Nêu điểm giống và khác nhau của các đề bài?
- GV nhận xét các nhóm hoạt động
- Vậy em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường? Có phải tất cả các chuyện trong đời sống đều có thể đưa vào văn để kể?
- Hãy kể một số đề văn kể chuyện đời thường?
- HS theo dõi đề bài trên bảng phụ.
- Cá nhân HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi trên bảng.
- HS suy nghĩ trả lời
1. Các đề văn tự sự
* Nhận xét
- Thể loại: Tự sự.
- Phạm vi: Truyện đời thường (người thật việc thật).
- Nội dung: Khác nhau.
- Kể chuyện đời thường: Kể những câu chuyện trong đời sống hàng ngày, có cảm xúc, ấn tượng.
GV chiếu các đề bài
- Theo em để làm một bài văn tự sự phải trải qua mấy bước?
- Hãy xác định yêu cầu của đề bài?
- GV bổ sung: Khi viết chuyện đời thường là viết về người thực, việc thực.
Em hiểu "người thực, việc thực" là thế nào?
Yêu cầu h/s đọc dàn bài mẫu
- Em có nhận xét gì về ngôi kể và vai trò của ngôi kể?
- Với đề bài này, em thấy trong bài viết đã nêu được những chi tiết đáng chú ý nào?
- Khi kể chuyện về nhân vật chúng ta cần chú ý điều gì?
Suy nghĩ trả lời
- HS theo dõi, xây dựng dàn ý.
- Nhận xét, bổ sung
* Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về người thân. - Điều ấn tượng nhất về người thân đó.
b. Thân bài:
- Cách kể theo chuỗi các sự việc liên quan đến nhân vật.
+ Kể về diện mạo, lai lịch của nhân vật.
+ Kể về những sự việc, hành động của nhân vật.
+ kể một câu chuyện đặc biệt về nhân vật.
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật đã chọn.
dặc điểm của nhân vật phải phù hợp với lứa tuổi, việc làm, tính cách.
2. Quá trình thực hiện một đề văn tự sự.
- 4 bước:
+ Tìm hiểu đề.
+ Tìm ý.
+ Lập dàn ý.
+ Viết bài
- Đề bài: Kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chi,)
* Tìm hiểu đề:
+ Thể loại: Văn tự sự
+ Nội dung: Kể về người thân..
+ Phạm vi kể chuyện đời thường.
* Dàn bài mẫu
- Kể theo ngôi thứ nhất xen kẽ với ngôi thứ ba.
-Vừa kể về ông vừa nêu được tình cảm, cảm xúc của mình.( tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
* Các sự việc chính:
+ Ông ít ngủ.
+ Yêu thích trồng cây xương rồng.
+ Ông thường kể chuyện cho em nghe.
+ Ông luôn giữ bình yên trong gia đình.
+ Phù hợp với tính khí của người già.
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
Mục tiêu: VËn dông kiến thức đó học để giải quyết các bài tập; rốn năng lực tiếp nhận thụng tin , định hướng phát triển tư duy mở rộng vốn từ, hợp tác, chia sẻ.
Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp
Kĩ thuật: động não
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
GV hướng dẫn HS cách kể:
Lựa chọn ngôi kể, giọng điệu kể cho phù hợp. Lời kể tự nhiên, chân thành, có cảm xúc thì bài văn mới có sức truyền cảm.
3.Luyện tập:
-Đọc yêu cầu đề bài
- Cá nhân HS tiến hành các bước làm bài văn tự sự, nhận xét ,bổ sung
* Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về kỉ niệm em định kể( Kỉ niệm xảy ra bao giờ, ở đâu, với ai, ấn tượng của em về kỉ niệm đó)
b. Thân bài: Tuỳ kinh nghiệm, vốn sống, cảm xúc của mỗi em mà lựa chọn sự việc kể;
- Sự việc mở đầu
- Sự việc diễn biến
- Sự việc kết thúc
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm được kể.
3.Luyện tập:
Đề bài:
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ( được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm
*.Tìm hiểu đề
* Lập dàn ý
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn; rèn năng lực xử lí tỡnh huống
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đánh giá..
Kĩ thuật: hợp tác,
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chỳ
- Nhóm 1: viết MB,
- Nhóm 2: viết KB
-Gọi 2 HS đọc bài,
-Lớp nhận xét
- HS tham khảo văn mẫu
Hs làm bài 5‘
Rèn kĩ năng tạo lập văn bản
*Viết MB, KL
Văn mẫu:
MB: Những kỉ niệm buồn thường để lại cho con người những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện về tình bạn của tôi với Vi cũng vậy, nó xảy ra khá lâu rồi nhưng tôi còn nhớ như in. Hồi ấy tôi và Vi cùng vào học lớp Bốn.
KB: Tình bạn cũng là tình cảm của con người, phải có vui buồn hờn giận. Những kỉ niệm buồn vui thường bồi đắp cho tình bạn thêm sâu sắc. Tuy tôi và Vi ở rất xa nhau nhưng trong trái tim của hai đứa chúng tôi vẫn luôn có hình ảnh của nhau. Chúng tôi sẽ luôn nhớ về nahu, về một tình bạn đẹp.
5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( về nhà)
* Mục tiêu : rèn năng lực tự học, tích hợp tạo lập văn bản
* Phương pháp: gợi mở
* Kĩ thuật: hợp tác
* Thời gian: 1’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chỳ
*Đề bài: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất.
Làm về nhà
*Đề bài: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất.
*Yờu cầu chung
. + Yêu cầu về hình thức: 2đ
. Bố cục rõ, mạch lạc, thân bài biết tách đoạn (0,5đ)
. Chữ viết trình bày sạch, đẹp ( 0,5đ)
. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt ( 1đ)
+ Yêu cầu về nội dung: 8đ ( đề mở)
. Có thể kỉ niệm về một việc làm tốt, một lần mắc lỗi
. Có thể kỉ niệm về một chuyến đi chơi xa...
*Yờu cầu cụ thể
Phần
Nội dung
Mở bài
- Giới thiệu được kỉ niệm sâu sắc ( mắc lỗi gì? Làm việc tốt gì hay đi chơi ở đâu?...)
- ấn tượng về kỉ niệm đó: day dứt, ân hận hay vui, phấn khởi, tự hào
Thõn bài
- Tình huống xảy ra kỉ niệm (1đ)
- Diễn biến sự việc: Xây dựng được những tình tiết phù hợp; có tính cao trào
- Hậu quả hay kết quả của kỉ niệm :
+ Nếu là kỉ niệm buồn, hợp lí với lỗi gây ra, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
+ Nếu là kỉ niệm vui: Sự tác động, lan tỏa trong đời sống tinh thần của mình hoặc của những người xung quanh.
Kết bài
- Tác động của kỉ niệm đó đối với tình cảm, cảm xúc của em cho đến bây giờ.
- Bài học rút ra từ sự việc – kỉ niệm sâu sắc đó.
* Đánh giá cao những bài làm có lời văn kể hấp dẫn, chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc
4. Giao bài, hướng dẫn học bài, chuẩn bị ở nhà
- Bài vừa học:
+ Viết hoàn chỉnh thành bài văn cho đề bài trên. Chuẩn bị cho bài viết số 3.
+ Đọc lại các truyện ngụ ngôn đã học. So sánh sự khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích?
- Chuẩn bị bài mới:
+ Chuẩn bị cho bài viết số 3.
Ôn các nội dung về cách làm bài văn tự sự, ngôi kể, thứ tự kể.
Ôn tập văn kể chuyện đời thường.
+ Soạn bài “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”: Đọc kĩ VB, trả lời các câu hỏi và BT.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_41_luyen_tap_xay_dung_bai_tu_su_k.docx