Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, văn bản.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Võ Quảng và văn bản VT.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?
2.Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Tô Hoài, hoàn cảnh ra đời của văn bản, có tranh minh họa
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
- Dự kiến sản phẩm
+ - Võ Quảng: sinh (1920- 2007) quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
? Đề xuất cách đọc văn bản?
- GV giới thiệu cách đọc:
+ Đoạn 1: đọc giọng chậm, êm
+ Đoan 2: đọc nhanh hơn, giọng hồi hộp, chờ đợi.
10 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 79: Văn bản Vượt thác - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 79: CHỦ ĐỀ CẢNH SẮC SÔNG NƯỚC CÀ MAU
VƯỢT THÁC
(Trích Quê Nội - Võ Quảng)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác.
2. Phẩm chất: Biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu lao động.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt:
Đọc diễn cảm: giọng đọc phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
Nêu được ấn tượng chung về văn bản. Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, hành động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu : Cho các em quan sát tranh để thấy được con người lao động phải nhanh nhẹn trong quá trình vượt thác. Trả lời câu hỏi trong phần khởi động
2. Phương thức thực hiện :Cá nhân
3. Sản phẩm : Nội dung trả lời
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
Giao nhiệm vụ
- GVgiao nhiệm vụ cho h/s
? Các em quan sát tranh để thấy được đó là cảnh gì. Hình dung mình là nhân vật trong tranh để phát biểu cảm giác khi vượt qua cảnh đó.
? Để vượt qua thử thách trong cuộc sống, con người cần có phẩm chất gì.
H/s thực hiện nhiệm vụ :
- Gọi nhóm trinh bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Dự kiến kiến thức
- Cảnh trên thể hiện hình ảnh người lao động vượt thác.
- Đây là cuộc vượt thác đầy khó khăn nguy hiểm, vì vậy cần đến sự dũng cảm của con người.
- Để vượt qua thử thách trong cuộc sống, con người cần có sự bền bỉ ,quả cảm , ngoài ra còn phải có khả năng về thể chất và tinh thần vượt lên gian khó.
Đánh giá : GV đánh giá h/s thông qua quá trinh hoạt động và SP cuối cùng và vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV&HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, văn bản.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Võ Quảng và văn bản VT.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?
2.Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Tô Hoài, hoàn cảnh ra đời của văn bản, có tranh minh họa
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
- Dự kiến sản phẩm
+ - Võ Quảng: sinh (1920- 2007) quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
? Đề xuất cách đọc văn bản?
- GV giới thiệu cách đọc:
+ Đoạn 1: đọc giọng chậm, êm
+ Đoan 2: đọc nhanh hơn, giọng hồi hộp, chờ đợi.
+ Đoạn 3: đọc với giọng nhanh, mạnh nhấn các động, tính từ chỉ hoạt động.
+ Đoạn 4: đọc giọng chậm lại, thanh thản.
- Gv gọi 2 HS đọc, mỗi em một đoạn.
- Gv nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS.
GV hướng dẫn HS tự đọc phần giải thích nghĩa các từ khó trong SGK.
Hoạt động nhóm cặp đôi
1.GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Xác định vị trí để quan sát của tác giả? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? vì sao?
? Nhận xét lời kể, ngôi kể trong vb?
2.Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Hđ nhóm cặp đôi, thống nhất ý kiến.
- GV: Quan sát, hỗ trợ
- Dự kiến sản phẩm:
- Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu => "Vượt nhiều thác nước.
Þ Cảnh dsông và 2 bên bờ trước khi thuyền vượt thác.
+ Đoạn 2: tiếp đến "Thác cổ cò"Þ Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư.
+ Đoạn 3: Còn lạiÞ cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác.
- Vị trí quan sát: trên con thuyền di động và vượt thác. Vị trí ấy thích hợp vì phạm vi cảnh rộng, thay đổi, cần điểm nhìn trực tiếp và di động.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
(Phần 1: Bức tranh thiên nhiên).
* Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được bức tranh thiên nhiên
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm bàn, cặp đôi
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Có mấy phạm vi cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản này?
? Cảnh dòng sông và hai bên bờ được miêu tả bằng những chi tiết nào? (đoạn đồng bằng)
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả cảnh ở vùng đồng bằng
? Nhận xét của em về cảnh vùng đồng bằng?
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh ở vùng núi rừng
*Hoạt động cặp đôi
? Biện pháp nghệ thuật đặc sắc
? Sự miêu tả của tác giả đã làm hiện lên một thiên nhiên như thế nào?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
+ Dự kiến sản phẩm:
- Hai phạm vi: Cảnh dòng sông và cảnh hai bên bờ
- Cảnh dòng sông: dòng sông chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, cánh buồm nhỏ căng phồng, rẽ sóng
lướt bon bon....chở đầy sản vật.
- Con thuyền là sự sống của sông; miêu tả con thuyền cũng là miêu tả sông.
- Hai bên bờ:
+ Bãi dâu trải bạt ngàn
+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuông nước.
+ Những dãy núi cao sừng sững;
+ Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
+ Tả dòng nước
- Từ láy....
- Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp).
- Phép nhân hoá (những chòm cổ thụ...); Phép so sánh (những cây to mọc giữa những bụi...). Điều đó khiến cảnh trở nên rõ nét, sinh động.
- HS: Phần do cảnh, phần do người tả có khả năng quan sát, tưởng tượng, có sự am hiểu và có tình cảm yêu mến cảnh vật quê hương.
- Cảnh thiên nhiên đa dạng phong phú, giàu sức sống. Thiên nhiên vừa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
(Phần2: Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư:).
* Mục tiêu: Giúp HS hình dung, cảm nhận về hình ảnh con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận cặp đôi.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Người lao động được miêu tả trong văn bản này là DHT. Lao động của DHT diễn ra trong hoàn cảnh nào?
? Em nghĩ gì về hoàn cảnh lđ của DHT?
? Hình ảnh DHT lái thuyền vượt thác được tập trung miêu tả trong đoạn văn nào?
? Theo em nét nghệ thuật nổi bật được miêu tả ở đoạn văn này là gì? Làm nổi bật hình ảnh con ng ntn ?
? Miêu tả cảnh vượt thác, tác giả muốn thể hiện tình cảm nào đối với quê hương?
2.Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
+ Dự kiến sản phẩm:
- Hoàn cảnh: lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng. Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
- Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, qoai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa
- Động tác: co người phóng sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chống bị cong lại, thả sào, rút sào nhanh như cắt, ghì trên đầu sào
- Hình ảnh DHT: Như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn...ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ
- NT so sánh.
- So sánh để miêu tả cảnh quan trên sông, hai bên bờ cũng như sự nguy hiểm của con thuyền khi vượt thác
( Chú ý 3 hình ảnh so sánh)
gợi tả một con người rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng thể chất và tinh thần vượt lên gian khó.
- Việc so sánh DHT như hiệp sĩ còn gợi ra hình ảnh huyền thoại anh hùng xa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc.
- So sánh thứ ba như đối lập với hình ảnh DHT khi đang làm việc. Ta thấy ở đây còn có sự thống nhất trong con người thể hiện phẩm chất đáng quí của người LĐ khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường nhưng lại dũng mãnh nhanh nhẹn quyết liệt trong công việc trong khó khăn thử thách.
+ Tình yêu thiên nhiên.
+ Tình yêu người LĐ gian khổ mà hào hùng?
+ Hay tình yêu đất nước dân tộc?
Có tất cả các tình cảm này nhưng rõ nhất là tình yêu cảnh vật và người.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
Hoạt động 3: Tổng kết
? Em hãy tóm tắt nội dung chính và những đặc sắc về nghệ thuật kể và tả của tác giả?
? Em học tập được gì từ nghệ thật miêu tả và kể chuyện của Võ Quảng trong văn bản này?
*Tóm lại : Đây là văn bản mẫu nực về kiểu văn miêu tả.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả.
- Võ Quảng: sinh (1920- 2007) quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
2. Văn bản.
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
- Vượt thác trích từ chương XI của tập truyện ngắn Quê nội.
- Hoàn cảnh: tác phẩm viết về cuộc sống ở làng quê ven sông Thu Bồn những ngày sau cách mạng tháng Tám và những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
b. Đọc, chú thích, bố cục.
- Đọc.
- Chú thích.
- Bố cục.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Bức tranh thiên nhiên.
- Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp).
- Phép nhân hoá (những chòm cổ thụ...); Phép so sánh (những cây to mọc giữa những bụi...).
=> ở những vùng đồng bằng: Cảnh đẹp, êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập
=> ở vùng núi rừng: Cảnh đẹp, uy nghi
-> Cảnh thiên nhiên đa dạng phong phú, giàu sức sống. Thiên nhiên vừa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính, rộng lớn, hùng vĩ.
2. Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư:
- Hoàn cảnh: Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
- NT so sánh -> DHT hiện lên vừa gân guốc vững chắc, vừa hùng dũng, quả cảm, lại là người chỉ huy dạn dày kinh nghiệm.
Þ Qua hình ảnh DHT trong cuộc vượt thác làm nổi bật lên vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- Phối hợp tả cảnh thiên nhiên và tả ngoại hình, hành động của con người
- Sử dụng so sánh, nhân hóa
- Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc
- Sdụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
2. Nội dung
- Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
*Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: Làm các bài tập SBT
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Bài tập1: SGK
Bài 2:
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Chọn điểm nhìn thuận lợi cho quan sát
+ Có trí tưởng tượng
+ Có cảm xúc đối với đối tượng miêu tả
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành:
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Đoạn đầu và đoạn cuối đoạn trích đều nhắc đến hình ảnh cây cổ thụ. Đó là những hình ảnh nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai hình ảnh này.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
? Cảm nhận sâu sắc nhất của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người lao động trên sông vùng sông nước nói chung.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_79_van_ban_vuot_thac_nam_hoc_2020.docx