Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81: Quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn bản miêu tả - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy

1. Kiến thức: Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại. Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.

Thấy được nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.

2. Phẩm chất:Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên;tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt:

Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với thuyết minh.

Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản, nhận biết các phương pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 81: Quan sát, tưởng tượng, so sánh, và nhận xét trong văn bản miêu tả - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 81 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại. Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này. Thấy được nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích. 2. Phẩm chất:Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên;tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. 3. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với thuyết minh. Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản, nhận biết các phương pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS muốn tìm được câu trả lời trong nội dung bài học. * Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học. * Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp. * Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời * Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ ? Để viết được bài văn miêu tả hay, người viết cần phải có một số năng lực gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ: - Dự kiến trả lời: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Từ đó GV dẫn vào bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của thầy-trò Nội dung cần đạt * Mục tiêu: Giúp HS nắm được mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đoạn văn miêu tả * Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà. * Phương thức thực hiện: trình bày kết quả thảo luận, hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1.Gv chuyển giao nhiệm vụ: ? Ba đoạn văn trên người viết tả gì? ở mỗi đoạn điểm nổi bật của đối tượng miêu tả là gì và được thể qua những từ ngữ hình ảnh nào? Gv phân lớp = 3 nhóm thảo luận. 2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ: 3 nhóm thảo luận: N1 - đoạn 1. N2 - đoạn 2. N3 - đoạn 3. + Đại diện các nhóm trình bày kq. + HS nhận xét chéo. - Dự kiến trả lời (Gv chốt.) * Đoạn 1: -Tả chàng Dế Choắt gầy ốm, đáng thương. - Thể hiện qua các từ ngữ:, hình ảnh: Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ... * Đoạn 2: - Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau - Năm Căn. - Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện: giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh,rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác... * Đoạn 3: - Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hội. - Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện: Chim ríu rít, cây gạo, táp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa ngàn búp nõn, nến trong xanh... * Mục tiêu: Giúp HS tìm ra được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả * Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ: THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN(7 phút) a. Để tả được như trên người viết cần có được những năng lực gì? b.Tìm những câu văn có sự liên tưởng, so sánh trong mỗi đoạn? c. Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì đặc sắc? d. Quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét có vai trò tác dụng gì trong văn miêu tả? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Đại diện trình bày. - Dự kiến TL: a)-Các năng lực cần thiết: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét ..cần sâu sắc, dồi dào, tinh tế. b)- Các câu văn có sự liên tưởng, tưởng tượng so sánh và nhận xét: + Như gã nghiện thuốc phiện + Như mạng nhện, như thác, như người ếch, như dãy trường thành vô tận... - Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh. c) Các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên nhìn chung đều rất đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn, cụ thể hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc. HS phát biểu, nx, bs. Gv chốt như SGK GV nhấn mạnh: Muốn viết 1 bài văn miêu tả hay ngoài sự quan sát cảm nhận tinh tế ta cần phải biết tưởng tượng so sánh và nhận xét cái ta quan sát thấy đó thì bài văn mới hay và có cảm xúc không khô khan và lẫn sang văn kể chuyện. 1 HS đọc to phần ghi nhớ SGK tr- 28. I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả: 1. Ví dụ: (SGK/27 -28) 2. Nhận xét. * Đoạn 1: Tả chàng Dế Choắt gầy ốm, đáng thương. -> Thể hiện qua các từ ngữ:, hình ảnh: Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ... * Đoạn 2: Đặc tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau - Năm Căn. -> Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện: giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh,rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác... * Đoạn 3: Mtả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hội. -> Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện: Chim ríu rít, cây gạo, táp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa ngàn búp nõn, nến trong xanh... => Các câu văn có sự liên tưởng, tưởng tượng so sánh và nhận xét. 3. Ghi nhớ : (SGK - tr28) II. Luyện tập HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết để làm bài * Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày * Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút) Hãy tìm 1 số hình ảnh ss, liên tưởng khác trong vb “ Sông nước Cà Mau” 2.HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Trao đổi cặp đôi - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV định hướng: HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: ? Hãy đọc những đoạn văn khác đã học hoặc em biết về miếu tả mà thể hiện rõ nhất những năng lực trên? Gv nhận xét. 4. Hướng dẫn về nhà * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. * Nhiệm vụ: HS Về nhà tìm hiểu * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Hs ghi lại những nội dung cơ bản trong bài học * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: - Đọc Văn bản “Sông nước Cà mau “ rồi ghi lại các câu văn miêu tả có sử dụng so sánh 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Học bài, thuộc ghi nhớ. + Soạn tiết 82: Bức tranh của em gái tôi. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_81_quan_sat_tuong_tuong_so_sanh_v.docx
Giáo án liên quan