I. Mục tiêu cần đạt:
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể được truyện.
II.Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh
III. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, STK
IV. Tiến hành hoạt động dạy và học
1/. Ổn định :
2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới : Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Truyện “con Rồng, cháu Tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 1 Tiết 1 Con rồng cháu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Tiết 1
CON RỒNG CHÁU TIÊN
I. Mục tiêu cần đạt:
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
Kể được truyện.
II.Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh
III. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, STK
IV. Tiến hành hoạt động dạy và học
1/. Ổn định :
2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS.
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới : Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Truyện “con Rồng, cháu Tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: GV cho HS đọc và kể tóm tắt.
Đọc : giọng rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, … và kể tóm tắt truyện.
GV giải thích từ khó trong SGK/7 phần chú thích.
? Em hiểu như thế nào là truyền thuyết?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai?
? Hình dáng của họ như thế nào?
? Nhận xét tài năng của Lạc Long Quân?
? Việc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì lạ?
? Việc sinh nở của Âu Cơ có gì lạ?
? Chi tiết “cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con” có ý nghĩa gì? (HS thảo luận)
? Nêu ý nghĩa chi tiết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con?
GV cho HS đọc đoạn : “Người con trưởng … không hề thay đổi”.
? Nữa cuối truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt cổ?
? Qua văn bản, em hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
? Chi tiết hoang đường, kì ảo là gì? Vai trò của nó trong truyền thuyết?
GV kể chuyện “Quả bầu mẹ”.
? Em hãy tìm sự giống nhau giữa 2 truyện?
=> HS đọc văn bản và kể tóm tắt lại truyện.
=> Truyền thuyết là truyện dân gian, các nhân vật trong truyện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
=> - Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ, Âu Cơ con của dòng họ thần Nông.
=> - Lạc Long Quân mình rồng, Âu Cơ xinh đẹp.
=> Sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, trừ nhiều yêu quái phá hại dân làng.
=> Người dưới nước và người trên cạn mà lại kết duyên với nhau.
=> Sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con, các con không cần bú mà lớn nhanh như thổi.
=> Dân tộc ta có nguồn gốc cao quí, là sự kết tinh của mối lương duyên Tiên – Rồng.
=> Việc chia con nhằm mục đích là để cai quản các phương.
=> Tên nước Văn Lang, thủ đô Phong Châu – Bạch Hạc. Con trưởng làm vua lấy hiệu là vua Hùng, theo tục cha truyền con nối.
=> HS bám vào Ghi nhớ trả lời.
=> Là những chi tiết không có thật. Vai trò : nhằm tạo sự hấp dẫn.
I.Thế nào là truyền thuyết.
- Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian, các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
II. Tìm hiểu văn bản.
1/. Giải thích cội nguồn dân tộc Việt Nam.
- Lạc Long Quân : mình rồng, sống dưới nước, con trai thần Long Nữ, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.
- Âu Cơ : dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ.
- Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra trăm người con.
=> Nguồn gốc dân tộc ta thật cao quí là con cháu thần tiên, là kết quả của mối lương duyên tiên – rồng.
2/. Ước nguyện của dân tộc Việt Nam ta.
- 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi.
- Chia con cai quản các phương.
=> Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc Việt Nam.
III. Tổng kết
Ghi nhớ SGK/8
IV. Luyện tập
BT1/8: Sự giống nhau đó là khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên đất nước ta.
4/. Dặn dò:
? Em hãy kể lại truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
=> GV cho 1 -> 3 HS kể truyện.
? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
=> Giải thích cội nguồn dân tộc, đề cao tinh thần đoàn kết thống nhất của cộng đồng người Việt.
5/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Học bài và sưu tầm các câu ca dao hoặc những đoạn thơ nói lên cội nguồn dân tộc.
Soạn bài mới “Bánh chưng, bánh giầy”: Đọc văn bản và xem câu hỏi ở mục tìm hiểu bài.
File đính kèm:
- TIET1.doc