Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 10 Tiết 37, 38 Ông lão đánh cá và con cá vàng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện.

- Nắm được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.

- Kể lại được truyện này.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. Ổn định:

2/. Kiểm tra bài cũ:

? Kể tóm tắt truyện “Cây bút thần”. Cho biết ý nghĩa truyện?

? Trong truyện có chi tiết nào lý thú và gợi cảm hơn cả?

3/. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: A-Puskin là nhà thơ Nga vĩ đại, người đặt nền móng cho nền thơ ca Nga. Puskin viết thơ và cả truyện, những truyện nổi tiếng được dịch sang tiếng Việt. Nhà thơ còn viết nhiều truyện thơ . “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một truyện thơ dựa vào môtíp cổ tích và sáng tạo lại nhằm thể hiện tư tưởng của mình đối với thời đại. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu câu chuyện này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 10 Tiết 37, 38 Ông lão đánh cá và con cá vàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 – Tiết 37-38 ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Truyện cổ tích Nga) Hướng dẫn đọc thêm A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện. - Nắm được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu. - Kể lại được truyện này. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tóm tắt truyện “Cây bút thần”. Cho biết ý nghĩa truyện? ? Trong truyện có chi tiết nào lý thú và gợi cảm hơn cả? 3/. Bài mới: Giới thiệu bài mới: A-Puskin là nhà thơ Nga vĩ đại, người đặt nền móng cho nền thơ ca Nga. Puskin viết thơ và cả truyện, những truyện nổi tiếng được dịch sang tiếng Việt. Nhà thơ còn viết nhiều truyện thơ . “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một truyện thơ dựa vào môtíp cổ tích và sáng tạo lại nhằm thể hiện tư tưởng của mình đối với thời đại. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu câu chuyện này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI GV hướng dẫn HS đọc theo vai nhân vật. ? Mở đầu truyện tác giả giới thiệu nhân vật nào? ? Hai vợ chồng được giới thiệu ra sao? ? Qua cách giới thiệu này, em có nhận xét gì về cuộc sống của họ? ? Sự việc nào xãy đến với ông lão? ? Khi kéo lưới lên thấy cá vàng, tâm trạng ông lão như thế nào? ? Điều bất ngờ nào xãy ra? ? Lời nói của cá vàng giúp em hiểu thêm điều gì về cá? ? Em hiểu như thế nào về việc này? Tác dụng của nó? (HS thảo luận) ? Ông lão xử sự ra sao trước lời kêu van của cá vàng? ? Cách xử sự của ông lão, cho thấy ông lão là người như thế nào? ? Trong truyện mấy lần ông lão đi ra biển gọi cá? ? Vì sao ông lão nhiều lần đi ra biển gọi cá? ? Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của mụ vợ? Điều nào đồng tình, điều nào chưa đồng tình? Vì sao? (HS thảo luận) ? Qua những đòi hỏi ấy cho thấy mụ vợ là người như thế nào? ? Em biết câu tục ngữ nào tương ứng với tính cách này của mụ vợ? ? Đỉnh cao nhất trong đòi hỏi của mụ vợ là gì? Vì sao? ? Điều này chứng tỏ điều gì ở mụ vợ? ? Cách đối xữ của mụ vợ với chồng như thế nào sau mỗi lần toại nguyện? ? Vậy mụ vợ là người như thế nào? ? Cử chỉ, thái độ của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ? ? Em hiểu như thế nào là “lóc cóc, lủi thủi”? Khi nào ta có cử chỉ như thế? ? Vậy em có đồng ý với cách xử sự của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ không? ? So sánh tính cách của ông lão với mụ vợ? ? Vì sao tác giả xây dựng hai nhân vật trong truyện trái ngược nhau? ? Trong truyện còn có nhân vật nào tỏ thái độ? ? Biển cả có thái độ như thế nào? Phân tích sự biến đổi của những thái độ ấy? Biển có tham gia vào câu chuyện không? (HS thảo luận) ? Câu chuyện kết thúc ra sao? So với phần mở đầu như thế nào? ? Kết thúc như thế em gặp ở chuyện cổ tích nào? ? Nêu những câu tục ngữ phê phán thói tham lam? ? Cá vàng nhiều lần đáp ứng những đòi hỏi của mụ vợ, cho thấy cá vàng là nhân vật thần kì đại diện cho điều gì? ? Qua truyện, em rút ra bài học gì? Cho biết ý nghĩa? => Hai vợ chồng ông lão. => Ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. => Nghèo khó: Ông lão già mà phải đi đánh cá, bà vợ thì kéo sợi. => Ông lão ba lần kéo lưới đến lần thứ ba thì bắt được con cá vàng => Mừng : Bởi ba lần kéo lưới mới được cá vàng. Tuy nhỏ nhưng đối với người nghèo khó thì con cá rất quí. => Cá vàng cất tiếng kêu van xin thả và xin đền ơn. => Người mang ơn và muốn đền ơn. => Đây là chi tiết kì lạ, một sự kiện làm nay sinh toàn bộ câu chuyện, gay hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. => Ngạc nhiên nhưng rồi cũng thả cá không đòi hỏi gì cả. =>Nhân hậu, thật thà, không tham lam. => 5 lần. => Bởi những đòi hỏi của mụ vợ. => + Đòi cái máng cho lợn ăn: hợp lí vì máng nhà mụ đã sứt mẻ. + Đòi cái nhà rộng: hợp lí vì nhà mụ đã rách nát. + Đòi làm nhất phẩm phu nhân, Nữ hoàng, Long Vương thì thật vô lí, không xứng với một người đàn bà quê mùa, thiếu hiểu biết. => Tham lam uy quyền và long tham không đáy. => “Được voi đòi tiên” => Muốn làm Long Vương để trực tiếp sai khiến cá vàng. => Bội bạc, vong ân. => Quát to hơn, mắng như tát nước vào mặt, mắng lão một thôi, bắt quét chuồng ngựa,… => Độc ác, bất nghĩa, hống hách. => Lóc cóc ra biển, hoảng sợ kêu xin, lủi thủi ra biển, không dám trái lời, lại đi ra biển. => Đi một mình, dáng vất vả, đáng thong khi bị bắt buột, hất hủi, cô đơn. => Không vì lão quá hiền lành. Tuy có phản ứng nhưng yếu ớt, tỏ sự nhu nhược, yếu đuối, biết sai mà vẫn làm. => Trái ngược nhau. => Nhằm làm nổi bật tính xấu của mụ vợ. => Biển cả. => Biển có tham gia vào câu chuyện. => Tất cả đều biến mất vì mụ vợ không xứng đáng được hưởng. => “Ăn khế trả vàng”, “Sọ Dừa”, “Thạch Sanh”,… => “Tham thì thâm”, “Ăn cháo đá bát”. => Sự đền ơn, thể hiện công lý của nhân dân. => Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu. Phê phán những kẻ tham lam, bội bạc. I. ĐỌC VÀ KỂ II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1/. Nhân vật ông lão - Bắt được con cá vàng -> thả. - Đi ra biển. - Lại lóc cóc ra biển. - Kêu xin, đành lủi thủi ra đi. - Không dám trái lời . lại đi ra biển. => Tốt bụng, hiền lành nhưng nhu nhược. 2/. Nhân vật mụ vợ - Đòi cái máng lợn ăn mới. - Đòi cái nhà rộng. - Làm Nhất phẩm phu nhân. - Làm Nữ hoàng. - Làm Long Vương. => Tham lam, bội bạc. 3/. Biển cả và cá vàng. - Cá kêu xin và nguyện đền ơn. - Gợn sóng êm ả. - Đã nổi sóng. - Nổi sóng dữ dội. - Nổi sóng mù mịt. - Giông tố kinh khủng, nổi sóng ầm ầm. - Vẫy đuôi lặn xuống đáy biển. => Nhịp độ tăng tiến, thể hiện sự bất bình, đền ơn và trừng phạt. III. Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN. Ghi nhớ SGK/91. LUYỆN TẬP BT1/97: Đặt tên truyện “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng” có cơ sở vì: - Mụ vợ là nhân vật chính của truyện. - Ý nghĩa chính của truyện là phê phán những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ ông lão. BT2/97: Kể diễn cảm. 4/. Dặn dò Nêu ý nghĩa của truyện? 5/. Hướng dẫn chuẩn bị: -Thứ tự ể trong văn tự sự -Xem câu hỏi SGK -Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2

File đính kèm:

  • docTIET34-35.doc
Giáo án liên quan