A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được thế nào là truyện cười?
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của những truyện trong bài học.
- Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể được những truyện này.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày:
Tiết:
Lớp:
SS:
VM:
2/. Kiểm tra bài cũ
? Cho biết bài học sâu sắc qua truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
? Tại sao tác giả dân gian không đặt tên cho nhân vật mà lại đặt tên như vậy?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: TREO BIỂN
Mỗi người tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện mà có ý kiến riêng. Chúng ta biết rằng nghe góp ý là cần thiết song cũng phải chọn lọc cho thích hợp với mình đừng để mất đi chủ định, chủ kiến ban đầu. Truyện cười” Treo biển” hôm nay sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa này.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4207 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 13 Tiết 51 Treo biển – lợn cưới, áo mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2004
Tuần 13 – Tiết 51
TREO BIỂN – LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được thế nào là truyện cười?
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của những truyện trong bài học.
- Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể được những truyện này.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày:
Tiết:
Lớp:
SS:
VM:
2/. Kiểm tra bài cũ
? Cho biết bài học sâu sắc qua truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
? Tại sao tác giả dân gian không đặt tên cho nhân vật mà lại đặt tên như vậy?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: TREO BIỂN
Mỗi người tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện mà có ý kiến riêng. Chúng ta biết rằng nghe góp ý là cần thiết song cũng phải chọn lọc cho thích hợp với mình đừng để mất đi chủ định, chủ kiến ban đầu. Truyện cười” Treo biển” hôm nay sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
GV hướng dẫn đọc và tóm tắt truyện.
- Đọc : giọng vui tươi, thể hiện tính cách của từng nhân vật.
GV hướng dẫn cho HS hiểu truyện cười là gì? (SGK/124)
=> Qua cách định nghĩa này, ta thấy truyện cười có 2 loại:
+ Truyện cười mua vui-> Truyện hài hước.
+ Truyện cười phê phán -> truyện cười châm biếm.
? Câu chuyện bắt đầu bằng sự việc gì?
? Em hiểu mục đích của nhà hàng làm tấm biển này không?
? Nội dung tấm biển có bao nhiêu yếu tố?
? Có mấy người “góp ý” về cái biển ở cửa hàng cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?
? Vậy qua lời góp ý của 4 người, các em thấy họ giống nhau ở điểm nào?
? Nhà hàng tiếp thu ý kiến của 4 vị khách như thế nào?
? Em có suy nghĩ như thế nào về cách xử sự của nhà hàng?
? Đọc truyện này, những chi tiếtnào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
? Từ đó em rút ra bài học gì?
? Theo em, nên làm tấm biển như thế nào?
=> HS đọc truyện và kể tóm tắt truyện.
=> Cửa hàng làm cái biển “Ở đây có bán cá tươi”
=> Đây là cách quảng cáo mặt hàng, một điều tất yếu đối với các cửa hiệu.
=> Có 4 yếu tố
+ Ở đây: xác định địa điểm bán hàng.
+có bán: cho biết mặt hàng bán không phải để trưng bày hoặc để xem cho thích mắt.
+ Cá: xác định cụ thể một loại mặt hàng, không có loại nào khác.
+ tươi: cho biết chất lượng tốt, bảo đảm uy tín đối với khách.
=> Có 4 người khách góp ý.
+ Ngươpì thứ nhất: hợp lý vì chữ “tươi” dễ gợi tới chữ “ươn”.
+ Người thứ hai: hợp lý vì chủ động đến mua cá nên để “ở đây” là thừa.
+ Người thứ ba: Ý kiến này không phải vô lý vì nhà hàng “không bán” thì để làm gì.
+ Người thứ tư: cũng hợp lý vì cá thường có mùi tanh không đề biển cũng biết.
=> Cã 4 người điều đưa ra nhận xét, ý kiến riệng của mình khi thấy tấm biển được treo.
=> Ai nói cũng nghe, không cần can nhắc, không đắn đo, suy nghĩ.
=> HS đọc Ghi nhớ (SGK/125).
=> Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc.
=> “Cửa hàng bán cá”
I. TRUYỆN CƯỜI LÀ GÌ?
(SGK/124)
II. TÌM HIỂU TRUYỆN
1/. Đọc và kể
2/. Tóm tắt
3/. Phân tích truyện
- Cửa hàng bán cá làm cái biển: “Ở đây có bán cá tươi”.
- Nhà hàng nghe người góp ý bỏ ngay chữ “tươi”.
- Bỏ ngay chữ “Ở đây”.
- Cách vài hôm nhà hàng lại bỏ hai chữ “có bán”.
- Cuối cùng nhà hàng cất nốt cái biển.
III. Ý NGHĨA TRUYỆN
Ghi nhớ (SGK/125)
Giới thiệu bài mới: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
(Hướng dẫn đọc thêm)
Khoe khoang là một thói xấu lố bịch ta nên tránh xa những thói hư tật xấu này. Để giúp các em hiểu rõ hơn về “thói khoe khoang” chúng ta sẽ tìm hiểu qua truyện cười “Lợn cưới, áo mới” ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
GV hướng dẫn HS đọc giọng dí dõm, vui tươi nhưng phê phán gay gắt.
? Các em có thể cho biết đây là loại truyện cười gì?
? Truyện phê phán điều gì? Em hiểu thế nào là tính khoe của?
? Anh đi tìm lợn khoe của trong hoàn cảnh như thế nào?
? Lẽ ra anh ta phải hỏi người tar a sao?
? Từ “cưới” (lợn cưới) có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi không?
? Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào?
? Nhưng anh ta lại rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
? Đúng lúc không có ai để khoe thì gặp anh khoe “lợn cưới”. Vậy điệu bộ của anh khi trả lời có phù hợp không?
? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta? (HS thảo luận)
? Vậy theo em, anh ta trả lời như thế nào cho hợp lý?
? Cả hai anh chàng đồng bệnh gặp nhau đã xãy ra trường hợp gì?
? Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới” vì sao em cười? Cười ở điểm nào? (HS thảo luận)
? Nêu ý nghĩa truyện và rút ra bài học gì về cách nói năng?
=> HS đọc truyện.
=> Truyện cười phê phán.
=> Tính khoe của, đó là tính muốn cho người khác thấy, biết mình có cái gì mới, tốt, đẹp, có giá trị vật chất hơn người.
=> Con lợn của anh ta bị sổng.
=> Không thích hợp.
=> May được cái áo mới liền đem mặc ngay và ra đứng hóng ở cửa mong có ai đi ngang khen một tiếng.
=> Đứng từ sáng đến chiều chả có ai hỏi cả đâm ra tức lắm.
=> Anh ta giơ vạt áo ra khoe.
=> “Từ nãy tới giờ đứng đây tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”.
=> Trổ tài khoe, ai cũng muốn người khác biết cái tốt, đẹp của mình mà không cần đến sự lố bịch đến buồn cười vì lời nói của mình
=> Gây cười ở tính “khoe của” của hai chàng.
=> Không nên khoe khoang, khoác lác để biến mình thành trò cười cho mọi người.
1/. Đọc
2/. Tóm tắt
3/. Phân tích truyện
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
4/. Ý nghĩa truyện
Ghi nhớ (SGK/128)
4/. Củng cố
? Kể lại 2 truyện bằng lời văn của em?
? Nêu ý nghĩa của từng truyện?
5/. Dặn dò
Học bài và soạn bài mới “Số từ và lượng từ”
? Số từ là gì?
? Lượng từ là gì?
? Lượng từ chia làm mấy nhóm?
File đính kèm:
- TIET51.doc