Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 2 Tiết 5 Thánh Gióng

I. Mục tiêu cần đạt : Qua tiết học HS cần tiếp thu được:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Kể lại được truyện.

II. Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh.

III. Đồ dùng dạy học: SGK, SGV, Sách bài soạn.

IV. Tiến hành các hoạt động dạy và học

1/. Ổn định :

2/. Kiểm tra bài cũ :

? Kể lại truyện truyền thuyết “Bánh chưng –bánh giầy”?

? Qua truyền thuyết này nhân dân ta ước mơ điều gì?

? Cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu?

3/. Bài mới :

Giới thiệu bài mới: Lịch sử dân tộc ta là lịch sử chống giặc ngoại xâm. Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3480 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 2 Tiết 5 Thánh Gióng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 – Tiết 5 THÁNH GIÓNG I. Mục tiêu cần đạt : Qua tiết học HS cần tiếp thu được: Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện. Kể lại được truyện. II. Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh. III. Đồ dùng dạy học: SGK, SGV, Sách bài soạn. IV. Tiến hành các hoạt động dạy và học 1/. Ổn định : 2/. Kiểm tra bài cũ : ? Kể lại truyện truyền thuyết “Bánh chưng –bánh giầy”? ? Qua truyền thuyết này nhân dân ta ước mơ điều gì? ? Cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu? 3/. Bài mới : Giới thiệu bài mới: Lịch sử dân tộc ta là lịch sử chống giặc ngoại xâm. Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài HS ghi Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị : - Tư liệu HS sưu tầm được (nếu có). - Soạn câu hỏi GV yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích. * Đọc: Giọng ngạc nhiên, hồi hộp. * Tìm hiểu chú thích: - GV nêu các từ ngữ để HS trả lời. - GV sửa. ? Mạch kể truyện có thể ngắt làm mấy đoạn nhỏ? Ý chính của mỗi đoạn? Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản. ? Nhân vật trung tâm của truyền thuyết là nhân vật nào? Vì sao? ? Tìm chi tiết kì lạ về sự ra đời của Gióng? ? Câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói nào? Với ai? Trong hoàn cảnh nào? ? Ý nghĩa của câu nói đó?(HS thảo luận) ? Vì sao lớn như thổi? ? Chi tiết “Gióng ăn bao nhiêu … đứt chỉ”, có ý nghĩa gì? ? Theo em, Gióng khác các vị thần trong truyện thần thoại ở điều gì? GV cho HS đọc đoạn Gióng đánh giặc. ? Nhận xét cách kể và tả của dân gian? ? Chi tiết “roi sắt gãy … lũ giặc”, có ý nghĩa gì? ? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về trận đánh của Gióng? ? Vì sao Gióng chiến thắng?(HS thảo luận). ? Vì sao khi đánh giặc xong Gióng lại bay về Trời? Thể hiện phẩm chất gì của Gióng?(HS thảo luận). ? Những dấu tích lịch sử nào còn sót lại? ? Bài học gì được rút ra từ truyền thuyết “Thánh Gióng”? ? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?(HS thảo luận). ? Theo em chi tiết nào trong truyện để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao? ? Nếu cần vẽ tranh minh hoạ, em vẽ như thế nào? ? Ý nghĩa của phong trào “Hội khoẻ Phù Đổng” - Chuẩn bị yêu cầu của GV trước khi học bài mới. - Tham gia đọc các phần trong truyện. Trả lời theo 2 cách: + Tự hiểu và trả lời. + Dựa vào chú thích SGK. - Tìm bố cục của bài. => Nhân vật trung tâm là Gióng. => Giẫm lên vết chân lạ-> thụ thai-> 3 năm không nói, không cười. => -“ Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. => Lời yêu cầu cứu nước, là niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm. => Gióng là vị thần sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng. => Đoạn kể thật hào hứng. => Gióng đánh giặc bằng vũ khí vua ban mà còn bằng vũ khí tự tạo bên đường. => Người anh hùng làm việc nghĩa không vì danh lợi. => - Sắc phong của vua Hùng và đền thờ ở quê nhà. - Tre đằng ngà, hồ ao, làng cháy. => HS trả lời trong phần Ghi nhớ SGK/23. I. Đọc và kể: II. Tìm hiểu truyện. 1/. Nguồn gốc ra đời. - Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng-> thụ thai. - Ba năm không nói, không cười. => Sự ra đời kì lạ của Gióng. 2/. Câu nói đầu tiên. -“ Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. => Lời yêu cầu cứu nước, là niềm tin sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm. 3/. Bà con góp gạo nuôi Gióng. - Ăn rất khoẻ. - Bà con góp gạo nuôi Gióng. => Sức mạnh đoàn kết của nhân dân khi Tổ quốc bị đe doạ. 4/. Gióng đánh giặc. - Roi sắt gãy-> nhổ tre bên đường đánh giặc. - Giặc chết như rạ. 5/. Gióng bay về Trời. - Cởi giáp sắt bỏ lại-> bay về Trời. => Người anh hùng làm việc nghĩa không vì danh lợi. 6/. Những dấu tích còn lại. - Sắc phong của vua Hùng và đền thờ ở quê nhà. - Tre đằng ngà, hồ ao, làng cháy. III. Tổng kết: (SGK/23) IV. Luyện tập. BT1/24: HS tự phát biểu. BT2/24: Hội thi mang tên “Hội khoẻ Phù Đổng”, nhằm hướng thế hệ trẻ rèn luyện thân thể để có một sức khoẻ tốt. 4/. Dặn dò: ? Em có biết đoạn thơ nào hoặc bài thơ nào ca ngợi hình tượng Thánh Gióng? ? Đọc phần đọc thêm “Theo chân Bác” của Tố Hữu. 5/. Hướng dãn chuẩn bị bài mới - “Từ mượn”. - Xem SGK/24-25 các mục I,II. + Từ mượn là gì? + Khi nào ta mượn từ?

File đính kèm:

  • docTIET5.doc
Giáo án liên quan