A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Đề bài văn miêu tả, ta sẽvận dụng những kỹ năng nào? Nhằm mục đích gì?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Văn bản chúng ta tìm hiểu hôm nay là một truyện ngắn đạt giải cao nhất trong cuộc thi “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên tiền phong phát động của nhà văn Tạ Duy Anh.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 21 Tiết 81, 82 Bức tranh của em gái tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/01/2005
Tuần 21 – Tiết 81-82
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Đề bài văn miêu tả, ta sẽvận dụng những kỹ năng nào? Nhằm mục đích gì?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Văn bản chúng ta tìm hiểu hôm nay là một truyện ngắn đạt giải cao nhất trong cuộc thi “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên tiền phong phát động của nhà văn Tạ Duy Anh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
GV cho HS đọc và kể.
+Đọc : phân biệt lời kể, các đối thoại, tâm lí của các nhân vật.
+Kể: tóm tắt theo bố cục
? Tìm hiểu vài nét về tác giả Tạ Duy Anh?
? Trong hai anh em, ai là nhân vật chính? Vì sao?
? Truyện được kể theo lời và ý nghĩ của nhân vật nào?
? Việc lựa chọn cách kể như vậy có tác dụng gì?
? Có thể đặt lại nhan đề của truyện như thế nào?
? Theo em, diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ như thế nào? (HS thảo luận)
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và giọng kể của người anh khi thấy em gái hay lục lọi các đồ vật và khi theo dõi em gái chế thuốc vẽ?
? Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện thì tâm trạng người anh biến đổinhư thế nào? (HS thảo luận)
? Em hãy so sánh thái độ của gia đình và thái độ của người anh có gì khác nhau? Tìm những chi tiết minh hoạ?
? Vì sao người anh thấy buồn khi em gái có tài năng về hội hoạ?
? Ở hành động tiếp theo của người anh, em thấy có gì mâu thuẫn với thái độ của mình trước đó?
? Những bức tranh của cô em gái có tác dụng gì đến người anh? Vì sao?
? Em thấy giọng kể của người anh ở đây có gì thay đổi so với giọng kể ở thời điểm thứ nhất?
? Chi tiết nào miêu tả tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái?
? Ở thời điểm thứ hai, người anh “muốn khóc” và ở thời điểm cuối cùng, người anh cũng có cảm xúc như vậy. Theo em, cảm xúc ở hai thời điểm có gì khác nhau về mặt ý nghĩa? (HS thảo luận)
? Em hiểu và cảm nghĩ như thế nào về đoạn kết của truyện?
? Vậy em có nhận xét gì về nhân vật người anh và nghệ thuật xây dựng nhân vật này của tác giả?
? Em có cảm nhận gì về cô em gái trong truyện?
? Em hãy tìm những chi tiết nói lên nét hồn nhiên, lòng nhân hậu của cô em gái?
? Điều gì khiến em mến nhất ở nhân vật cô em gái? (HS thảo luận)
? Đặt trong tương quan với nhân vật người anh, nhân vật cô em gái có vai trò như thế nào?
? Từ truyện nắgn này, em có suy nghĩ gì và rút ra bài học như thế nào về thái độ và cách ứng xử?
=> SGK/33
=> Người anh. Vì tác gải muốn thể hiện sự ăn năn, hối hận của người anh.
=> Kể theo ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người anh.
=> Giúp cho nhân vật có thể tự soi xét tình cảm, ý nghĩ của mình để tự vượt lên.
=> + Tôi muốn khóc quá!
+ Ân hận. Ăn năn.
+ Chuyện an hem Kiều Phương.
=> + Đặt tên cho emgái là Mèo.
+ Nhìn nó bằng cái nhìn của kẻ cả, chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con.
=> Cả bố mẹ, chú Tiến đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng nhưng người anh lại cảm thấy buồn.
=> Cậu ta cảm thấy thất vọng về mình và không tìm thấy ở mình tài năng nào cả và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên.
=> Không thể thờ ơ với tài năng của em gái nhưng lại không muốn tỏ rõ sự quan tâm của mình.
=> Đã chinh phục người anh bởi tài năng, tâm hồn trong sáng và sự hồn nhiên thể hiện qua bức tranh.
=> +Trước : khó chịu
+ Nay : trở nên ngộ nghĩnh, vô cùng dễ mến.
=> Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hảnh diện sau đó xấu hổ.
+ Ngỡ ngàng vì bức tranh đẹp.
+Hảnh diện vì mình hiện ra với nét đẹp hoàn hảo.
+Xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình.
=> +Trước : ganh tị, đố kị
+Nay: đã nhận ra phần hạn chế của mình.
=> Nhân vật cô em được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong thái độ của người anh.
=> Thành công
=> Như tấm gương để người anh soi vào đó mà tự mình nhân thức đúng về mình.
I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
- Tác giả là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.
II. PHÂN TÍCH
1/. Người anh
- Mèo … lục lọi … với sự thích thú đến khó chịu
=> Cái nhìn của kẻ cả.
- Cảm thấy mình bất tài … muốn khóc … không thể thân … gắt um lên.
=> Lòng tự ái, mặc cảm, tự ti.
- Trở nên ngộ nghĩnh.
- Vô cùng dễ mến.
=> Tài năng hội hoạ của cô em đã chinh phục người anh.
- Giật sững người.
- Sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ.
2/. Cô em gái
- Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi.
+ lem nhem
+ Bị quát thì xịu xuống
- Ôm cổ tôi … “Em muốn cả anh cùng đi nhân giải”
=> Nét hồn nhiên và lòng nhâ hậu.
III. GHI NHỚ SGK/35
4/. Củng cố
? Em có biết câu châm ngôn nào nói về lòng ghen tị hoặc phê phán lòng ghen tị hay không?
5/. Dặn dò
Học bài và soạn bài mới “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”.
+ Lập dàn ý truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
+ Lập dàn ý “Miêu tả cảnh đêm trăng nơi em ở”.
File đính kèm:
- TIET81-82.doc