A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Giúp HS hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp của hình ảnh con người lao động được miêu tả trong bài.
- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Nếu như trong “Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam Tổ quốc ta thì với bài “Vượt Thác”, trích truyện “Quê Nội” của Võ Quãng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung Bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 22 Tiết 85 Vượt thác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/01/2005
Tuần 22 Tiết 85
VƯỢT THÁC
(Trích : Quê Nội của Võ Quãng)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Giúp HS hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp của hình ảnh con người lao động được miêu tả trong bài.
- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Nếu như trong “Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam Tổ quốc ta thì với bài “Vượt Thác”, trích truyện “Quê Nội” của Võ Quãng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung Bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: GV cho HS đọc phần chú thích SGK/39.
GV giải thích một số từ khó.
? Cho biết vài nét về tác giả Võ Quãng?
? Tác phẩm được trích trong chương mấy của truyện Quê Nội?
? Em hãy tìm bố cục của bài văn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Thuyền qua đoạn sông bằng phẳng trước khi đến chân thác. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả đã thay đổi như thế nào qua từng chặng đường của con thuyền?
? Theo em, vị trí quan sát của người kể ở đâu?
? Vị trí quan sát đó có thích hợp không?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên?
? Hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, động tác của nhân vật này?
? Những cách so sánh nào được sử dụng?
? Tại sao tác giả lại viết dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ?
? Ở đoạn đầu và đoạn cuối có hai hình ảnh miêu tả cây cổ thụ. Hãy chỉ ra và cho biết tác giả sử dụng biện pháp gì để miêu tả?
? Nhận xét về cảnh thiên nhiên được miêu tả ở đoạn cuối?
? Đọc lướt qua toàn bài, em đã rút ra được điều gì về nghệ thuật miêu tả ở đây?
? Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động miêu tả trong đó?
=> Đoạn 1: Gió nồm … thác nước.
Đoạn 2: Đến Phường Ranh … vâng vâng dạ dạ.
Đoạn 3: Phần còn lại.
=> Thay đổi theo sự di chuyển của con thuyền.
=> Trên chiếc thuyền dọc bờ sông.
=> Thích hợp.
=> Nhân hoá, so sánh.
=> - Có vóc dáng khoẻ mạnh.
- Điều khiển con thuyền đối đầu với dòng thác.
- Dượng Hương Thư có vai trò chủ yếu trong số 3 người trên thuyền.
=> Những cây to … như những cụ già vung tay hô đánh con cháu tiến về phía trước.
=> Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
- Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
-> Tác giả miêu tả vẻ đẹp phong phú và hùng vĩ.
=> Dùng tính từ, các thủ pháp nhân hoá, so sánh.
I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
- Trích chương XI truyện “Quê Nội”
- Võ Quãng là cây bút chuyên viết cho thiếu nhi.
II. PHÂN TÍCH
1/. Trước khi đến chân thác.
- Thuyền … lướt bon bon như đang nhớ núi rừng.
- Những choom cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm.
- Núi cao như đột ngột hiện ra.
=> So sánh, nhân hoá -> Miêu tả cảnh sinh động, cụ thể.
2/. Vượt thác
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
=> So sánh khác loại.
- Vóc dáng khoẻ mạnh, vững chãi giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
=> So sánh đồng loại
3/. Đã vượt qua thác dữ
- Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp … như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
=> So sánh, nhân hoá để làm rõ hơn hình ảnh miêu tả.
III. GHI NHỚ SGK/41
IV: LUYỆN TẬP : Em hãy sưu tầm tranh, ảnh về cảnh ghềnh thác và cảnh vượt thác?
4/. Củng cố : Đọc phần đọc thêm.
5/. Dặn dò:
Học Ghi nhớ và soạn bài “So sánh (tt)”
+ Các kiểu so sánh nào?
+ Nêu tác dụng của so sánh?
File đính kèm:
- TIET85.doc