A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được thế nào là nhân hoá và tác dụng của nhân hoá.
- Thấy được cái hay của việc dùng nhân hoá.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Thầy Ha-men có những lời nói như thế nào về việc học tiếng Pháp?
? Thái độ và cử chỉ của thầy Ha-men như thế nào khi buổi học kết thúc?
? Nhân vật chính tong văn bản này là ai?
3/. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 23 Tiết 91 Nhân hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/01/2005
Tuần 23 – Tiết 91
NHÂN HOÁ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được thế nào là nhân hoá và tác dụng của nhân hoá.
- Thấy được cái hay của việc dùng nhân hoá.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Thầy Ha-men có những lời nói như thế nào về việc học tiếng Pháp?
? Thái độ và cử chỉ của thầy Ha-men như thế nào khi buổi học kết thúc?
? Nhân vật chính tong văn bản này là ai?
3/. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
GV cho HS đọc đoạn thơ SGK/57.
? Bầu trời được gọi bằng gì? Cách gọi ấy có gì hay?
? Bầu trời được tả bằng những động từ nào? Cách tả đó có gì hay?
? Trong khổ thô trên, còn những sự vật nào nữa được tả như tả con người?
? Vậy thế nào là nhân hoá?
GV cho HS đọc nội dung mục II.1,2
? Các loại từ: lão, cô, cậu, … thường dùng để gọi ai?
? Các động từ: chống, xung phong, giữ,… thường để chỉ hành động của ai? Và ở mục I.1b chỉ hành động của cái gì?
? Các từ: ơi, hỡi, nhỉ, nhé, … thường dùng để xưng hô với ai? Ở mục I.1c xưng hô với con gì?
? Nhân hoá có mấy kiểu?
=> Được gọi bằng ông trời. Cách gọi ấy khiến cho bầu trời trở nên sinh động, sự vật như có hồn.
=> Bằng những động từ: mặc (áo giáp); ra (trận). Cách tả ấy mới lạ, độc đáo vừa miêu tả được bầu trời, vừa phản ánh khí thế của thời đại chống Mĩ.
=> Cây mía, kiến
=> Dùng để gọi người
=> Hành động của người
=> Để trò chuyện xưng hô với người
I. NHÂN HOÁ LÀ GÌ?
VD: Kiến hành quân ra trận.
GHI NHỚ
(SGK/57)
II. CÁC KIỂU NHÂN HOÁ
VD: lão (Miệng); cô (Mắt); cậu (Chân); cậu (Tay); bác (Tai).
=> Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
VD: Tre (chống lại);Tre (xung phong); Tre (giữ); …
=> Những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.
VD: Trâu ơi! Ta bảo trâu này
=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
4/. Củng cố
? Thế nào là nhân hoá?
? Kể tên các kiểu nhân hoá và cho ví dụ để minh hoạ?
? Nêu tác dụng của nhân hoá?
LUYỆN TẬP
BT1/58: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá.
- Bến cảng … đông vui.
- Tàu mẹ, tàu con ….
- Xe anh, xe em ….
- Tất cả đều bận rộn.
=> Gợi không khí lao động khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.
BT2/58: So sánh 2 cách diễn đạt:
Giống nhau: đều tả cái chổi rơm.
Khác nhau:
Cách 1: có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm bằng là cô, cô bé.
=> Đây là văn bản biểu cảm.
Cách 2: Không dùng nhân hoá
=> Đây là văn bản thuyết minh.
BT4/59: Chỉ rõ cách nhân hoá và tác dụng của nó.
a/. Trò chuyện, xưng hô với núi như với người.
- Tác dụng: giải bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b/. Dùng từ, ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật.
- Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên rất sinh động, hóm hĩnh.
c/. Dùng những từ chỉ hoạt động và tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối và sự vật.
- Tác dụng: Hính ảnh mới lá, gợi suy nghĩ của con người.
d/. Tương tự câu c
- Tác dụng: Gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc.
5/. Dặn dò: Học thuộc bài và soạn bài mới: “Phương pháp tả người”
+ Đọc 3 đoạn văn trong SGK.
+ Trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK/61.
File đính kèm:
- TIET91.doc