Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 24 Tiết 93, 94 Đêm nay Bác không ngủ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

 - Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội, dân công, nhân dân.

 - Thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ vệ quốc dân đối với nhà lãnh tụ.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc thơ tự sự ở thể thơ 5 tiếng, kết hợp vừa tả vừa kể.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HẠOT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1/. Ổn định

Ngày:

Tiết :

Lớp:

SS :

VM :

 2/. Kiểm tra bài cũ

 ? Muốn tả người ta phải theo thứ tự nào?

 ? Ba phần : mở bài, thân bài, kết bài của bài văn tả người có nhiệm vụ gì?

 3/. Bài mới

Giới thiệu bài mới: Mùa đông năm 1951, bên bờ sông Lam – Nghệ An, nghe một anh bạn là chiến sĩ vệ quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch Biên giới – Thu Đông 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động và đã viết bài thơ này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 24 Tiết 93, 94 Đêm nay Bác không ngủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/02/2005 Tuần 24 – Tiết 93-94 ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội, dân công, nhân dân. - Thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ vệ quốc dân đối với nhà lãnh tụ. - Rèn luyện kỹ năng đọc thơ tự sự ở thể thơ 5 tiếng, kết hợp vừa tả vừa kể. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HẠOT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày: Tiết : Lớp: SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ ? Muốn tả người ta phải theo thứ tự nào? ? Ba phần : mở bài, thân bài, kết bài của bài văn tả người có nhiệm vụ gì? 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Mùa đông năm 1951, bên bờ sông Lam – Nghệ An, nghe một anh bạn là chiến sĩ vệ quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch Biên giới – Thu Đông 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động và đã viết bài thơ này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc chú thích. ? Cho biết vài nét về tác giả Minh Huệ? ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? GV gọi HS đọc bài thơ và giải thích một số từ khó. GV hướng dẫn cách đọc: -> Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp thay đổi lần lượt 3/2, 2/3. -> Phân biệt 3 giọng: + Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả. + Lời nói của anh đội viên: giọng lo lắng, nũng nịu. + Lời Bác Hồ : giọng trầm ấm, chậm rãi. ? Bài thơ này được viết theo thể thơ gì? ? Bố cục bài thơ chia làm mấy đoạn? ? Em hãy nhận xét 3 khổ thơ đầu của tác giả? Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. ? Hình ảnh Bác Hồ qua cái nhìn của anh đội viên như thế nào? ? Chi tiết nào của bức chân dung Bác làm em chú ý nhất? Vì sao? ? Việc miêu tả thiên nhiên có gì đáng chú ý? ? Những từ trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác thuộc loại từ gì? ? Chọn và đặt 3 từ ấy ở cuối 3 câu thơ liên tiếp mang lại hiệu quả nghệ thuật gì? ? Từ “Người Cha” để chỉ ai? ? Biện pháp nghệ thuật nào đã sử dụng ở đây? ? Vì sao lại dùng hình ảnh ấy? GV gọi HS đọc 6 khổ thơ tiếp. ? Bác Hồ đã làm gì trong đêm không ngủ ấy? ? Trong khổ thơ có 2 từ đáng lưu ý, đó là 2 từ nào? ? Điều đó thể hiện tình cảm gì của Bác? ? Tâm trạng của anh đội viên diễn biến như thế nào trong lần thức giấc đầu tiên? ? Trong 2 câu thơ : “ Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” Gợi cho em tưởng tượng gì? GV cho HS đọc khổ 10-15 ? Tại sao nhà thơ không tả, kể về lần thức giấc thứ hai của anh đội viên? ? Tâm trạng, thái độ của anh đội viên khi tỉnh giấc lần thứ ba được miêu tả như thế nào so với lần thứ nhất? ? Lời mời của anh đội viên có gì đáng chú ý? ? Chân dung Bác được vẽ thêm nét gì mới qua cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên? ? Từ “đinh ninh” gợi cho em liên tưởng gì? ? So với lần trước, lần này câu trả lời của Bác có gì giống và khác? GV gọi HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ 15-16. ? Vì sao sau khi được nghe Bác trả lời, anh đội viên cảm thấy sung sướng vô cùng? ? Từ đó dẫn đến quyết định gì của anh? ? Em hiểu lời giải thích nguyên nhân không ngủ của Bác Hồ : “Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” Như thế nào? ? Em có cảm nhận gì về ý nghĩa văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”? ? Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ qua văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”? => Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927 quê ở Nghệ An… => Tác giả nghe người bạn kể về cuộc gặp gỡ của anh với Bác Hồ và tác giả xúc động và đã sáng tác bài thơ này. => Thơ 5 tiếng/câu ; 4 câu/khổ -> Thơ ngũ ngôn. => Chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: (9 khổ đầu) -> Câu chuyện thứ nhất của anh đội viên với Bác Hồ. + Đoạn 2: (10-15) -> Câu chuyện thứ hai …. + Đoạn 3: (phần còn lại) -> Suy ngẫm của anh đội viên khi thức luôn cùng Bác. => Cách vào bài rất tự nhiên, giản dị đồng thời đã đặt ra thắc mắc, băn khoăn trong tâm trạng nhân vật : “Vì sao đã khuya lắm mà Bác không ngủ”. => Từ láy => Mang tính gợi hình, gợi cảm. => Chỉ Bác Hồ => Ẩn dụ => Bác nhẹ nhàng đứng dậy, khơi bếp cho ngọn lửa ấm, sáng rồi đi đến gần dém chăn cho từng chiến sĩ. => Các động từ: dém, sợ, nhón, … => Thể hiện tình thương yêu và quan tâm sâu sắc của Bác Hồ. => Băn khoăn, lo lắng => Hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên giống như hình ảnh thiêng liêng, thần tiên, cổ tích mà vẫn gần gũi, thân thương, ấm áp, ngọt ngào. => Không muốn câu chuyện bị trùng lặp. => Có phần căng thẳng và kịch liệt hơn. => Câu mời của anh đội viên lặp lại 2 lần không có gì mới, chỉ đảo đi đảo lại. => Bức chân dung Bác được tô đậm thêm bằng từ “đinh ninh”(không thay đổi) và hình ảnh “chòm râu im phăng phắc” (im lặng tuyệt đối, không lay động). => Bác đã trả lời dứt khoát và nói rõ vì sao mình không ngủ. => Hiểu th6em về Bác và nhân ra thêm tình yêu thương mênh mông của Bác đối với đồng chí, đồng bào. => Ngày nào đất nước chưa được thống nhất, đồng bào miền Nam chưa được tự do là ngày đó Bác không thể ngủ yên được. I. TÁC GIẢ –TÁC PHẨM Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê ở tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1/. Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất. -“ Anh đội viên thức dậy …………………………………………. Đêm nay Bác không ngủ” => Tâm trạng băn khoăn của anh đội viên. -> Các từ láy: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác => Mang tính gợi hình, gợi cảm. - Hình ảnh mái tóc bạc đi liên với hình ảnh Người Cha đã trở thành ẩn dụ khá quen thuộc. - Hành động của Bác: dém chăn, sợ, nhón, .. => Tình cảm của Bác đối với chiến sĩ như người cha giả đối với đứa con thân yêu của mình. - “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.” => Thể hiện tình cảm thân thương, ấm áp. 2/. Anh đội viên thức dậy lần ba. - Thái độ, tâm trạng của anh đội viên: hốt hoảng, giật mình, nằng nặc, … => Thái độ căng thẳng và quyết liệt. - Hình ảnh và thái độ của Bác: ngồi đinh ninh, im phăng phắc. 3/. Quyết định và suy nghĩ của anh đội viên. -“ Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác” => Vui sướng vì hiểu thêm về tình thương yêu của Bác. - “Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chì Minh” => Anh đội viên giác ngộ chân lí vì sao Bác không ngủ. III. GHI NHỚ (SGK/67) 4/. Củng cố ? Đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ tự sự là gì? ? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm của Bác Hồ đối với quân dân ta và tình cảm của nhân dân đối với Bác? 5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Ẩn dụ” + Ẩn dụ là gì? + Các kiểu ẩn dụ? + Xem trước Luyện tập?

File đính kèm:

  • docTIET93-94.doc
Giáo án liên quan