A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nhận thức vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết về làng quê thiên nhiên, làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê của tác giả.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy tìm sự lí giải của tác giả về lòng yêu nước? Nêu ý nghĩa?
=> “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất ( ). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, yêu Tổ quốc.” Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô Viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Bức tranh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, hình ảnh con người ở làng quê tạo nên một vẻ đẹp và giàu sức sống. Cạnh đó, một hình ảnh that thú vị và độc đáo đó là hình ảnh loài chim ở làng quê được thể hiện trong bài văn “Lao xao” trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” mà các em sẽ học hôm nay.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 29 Tiết 113,114 Lao Xao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 120/03/2007
Tuần 29 – Tiết 113-114
LAO XAO
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nhận thức vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết về làng quê thiên nhiên, làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê của tác giả.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy tìm sự lí giải của tác giả về lòng yêu nước? Nêu ý nghĩa?
=> “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, yêu Tổ quốc.” Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô Viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Bức tranh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, hình ảnh con người ở làng quê tạo nên một vẻ đẹp và giàu sức sống. Cạnh đó, một hình ảnh that thú vị và độc đáo đó là hình ảnh loài chim ở làng quê được thể hiện trong bài văn “Lao xao” trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” mà các em sẽ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: GV cho HS đọc chú thích SGK/112.
GV hướng dẫn cách đọc : Chú ý cách diễn đạt của tác giả ở đoạn văn này là cách kể chuyện tự nhiên, lời văn gần như lời nói thường, mang tính khẩu ngữ.
? Bố cục bài văn chia làm mấy đoạn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do?
? Thống kê trình tự tên của các loài chim được nói đến?
? Theo em, các loài chim được tả theo mấy nhóm?
GV cho HS đọc đoạn 1.
? Cảm nhận của em về cảnh này như thế nào?
? Âm thanh nào chú ý nhất?
? Câu đồng dao đưa vào có tác dụng gì?
? Em cón biết câu đồng dao nào khác về các loài vật không?
? Tại sao gọi đó là các loài chim hiền?
? Giải thích nghĩa từ “tọ toẹ”?
? Câu chuyện về nguồn gốc loài chim bìm bịp, có ý nghĩa gì?
GV cho HS đọc đoạn tiếp theo.
? Thống kê các loài chim ác, dữ tả trong bài?
? Đây có phải là tất cả loài chim ác không?
? Giải thích câu tục ngữ: “lia lia, láu táu như quạ dòm chuồng lợn”, có ý nghĩa gì?
? Thái độ của tác giả đối với loài chim này như thế nào?
? Cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo rồi bị đàn chèo bẻo phục kích, đánh cho ngấp ngoái trong sự chứng kiến của lũ trẻ làng được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì?
? Tại sao tác giả miêu tả loài chim hiền chỉ qua hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, tiếng hót. Còn với loài chim ác, dữ lại miêu tả thói quen, hành động gây tội ác của chúng?
? Cách nhìn và cảm nhận của tác giả với một số loài chim quen thuộc có gì đặc sắc? Và có gì chưa ổn định?
=> Đoạn 1: Giới thiệu buổi sớm mùa hè ở làng quê.
+ Đoạn 2: Thế giới loài chim.
=> Duy Khán không miêu tả thế giới loài chim một cách tuỳ tiện, tự do.
=> Mà ông sắp xếp, phân loại theo hai nhóm. Chim hiền và chim ác.
=> Từ láy tượng thanh lao xao sẽ tở thành âm hưởng, nhịp điệu chủ đạo.
=> Câu đồng dao đưa vào rất phù hợp với tâm lí trẻ. Tạo nên sắc thái dân gian thấm đẫm.
=> Xỉa cá mè, đè cá chép.
=> Vì chúng thường xuyên mang niềm vui đến cho mọi người nông dân, cho thiên nhiên, đất nước.
=> Tọ toẹ: từ láy tượng thanh bắt chước tiếng trẻ con đang học nói.
=> Ở đây con người gán cho loài chim không được đẹp mã lại có tiếng kêu kì lạ, chứ chẳng liên quan đến tính nết của loài chim này. Một mặt thể hiện sự căm ghét cái ác, cái xấu, cái bịp bợm.
=> Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt, …
=> Đây là 4 loài chim ác thường gặp ở nông thôn chứ chưa phải là tất cả loài chim ác, dữ.
=> Quạ chuyên ăn trộm trứng, thích ăn thịt chết, xác rữa. Chúng lại vừa lấc láo, nhang nháo vừa len lén dò xét, vội vã và láu táu -> Câu tục ngữ tả rất đúng tư thế của quạ khi đậu, dòm vào chuồng lợn để kiếm mồi.
=> Có ý nghĩa: dù mạnh, giỏi đến đâu mà gây tội ác nhất định sẽ bị trừng trị, bị that bại. Sức mạnh tinh thần đoàn kết, cộng đồng sẽ làm nên sức mãnh gấp bội, biến yêu thành mạnh và giành chiến thắng. Đó là qui luật tự nhiên, là triết lí dân gian “Ở hiền gặp lành”.
I.TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
(SGK)
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/. Giới thiệu các loài chim.
a/. Loài chim hiền.
- Bố Các thì tiếng kêu “Các … các …”
- Sáo sậu, sáo đen hót mừng được mùa.
- Con tu hú kêu “tu hú” là mùa tu hú chin.
=> Những loài chim gần gũi với người.
b/. Loài chim ác.
- Con diều hâu có mũi khoằm.
- Chim cắt cánh nhọn như dao bâu chọc tiết lợn … ăn thịt bồ câu.
- Cuộc giao chiến giữa chèo bẻo với diều hâu và chim cắt diễn ra rất sinh động.
=> Miêu tả đặc sắc vốn hiểu biết, phong phú, tỉ mỉ các loài chim ở làng quê.
2/. Chất văn hoá dân gian.
- Đồng dao: “Bồ các là bác chim ri…”
- Thành ngữ : Dây mơ rễ má; Kẻ cắp gặp bà già; Lia lia láu táu như quạ dòm chuồng lợn.
- Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, chim chèo bẻo.
III. GHI NHỚ
4/. Củng cố
? Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
5/. Dặn dò:
Học bài và xem lại tất cả các văn bản đã học để tiết sau Kiểm tra Tiếng Việt.
Xem các bài : So sánh, Ẩn dụ, Nhân hoá, Hoán dụ, Các thành phần chính của câu., Câu trần thuật đơn, Câu trần thuật đơn có từ “là”, Phó từ.
File đính kèm:
- TIET113-114.doc