Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 4 Tiết 13 Sự tích Hồ Gươm

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học HS cần tiếp thu được:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện.

- Kể lại được truyện.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO:SGK, SGV, Sách bài soạn.

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1/. Ổn định:

2/. Kiểm tra bài cũ:

? Kể truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trong vai Sơn Tinh. Cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh?

? Câu văn “nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi lên cao bấy nhiêu”, có ý nghĩa gì?

? Tại sao nói kết thúc truyền thuyết này rất độc đáo?

3/. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Tại thủ đô Hà Nội có một thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là di tích lịch sử, đó là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm xuất phát từ sự kiện có thật vào TK XV Lê Thận ở Mục Sơn là bạn chài của Lê Lợi đánh cá bên bờ sông Mục được một thanh gươm. Từ cái lõi thật ấy câu chuyện được hư cấu để thành một truyền thuyết đẹp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3714 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 4 Tiết 13 Sự tích Hồ Gươm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 – Tiết 13 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học HS cần tiếp thu được: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện. Kể lại được truyện. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO:SGK, SGV, Sách bài soạn. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/. Ổn định: 2/. Kiểm tra bài cũ: ? Kể truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trong vai Sơn Tinh. Cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh? ? Câu văn “nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi lên cao bấy nhiêu”, có ý nghĩa gì? ? Tại sao nói kết thúc truyền thuyết này rất độc đáo? 3/. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Tại thủ đô Hà Nội có một thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là di tích lịch sử, đó là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm xuất phát từ sự kiện có thật vào TK XV Lê Thận ở Mục Sơn là bạn chài của Lê Lợi đánh cá bên bờ sông Mục được một thanh gươm. Từ cái lõi thật ấy câu chuyện được hư cấu để thành một truyền thuyết đẹp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ BÀI HS GHI GV hướng dẫn HS đọc truyện. - Đọc: chậm rãi, gợi không khí cổ tích. GV hướng dẫn HS giải thích thêm một số từ khó. ? Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần? ? Vì sao thần lại tách lưỡi gươm với chuôi gươm, tách người nhận lưỡi và người nhận chuôi? Các sự việc trên có ý nghĩa gì? ? Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm lên Lê Lợi có ý nghĩa gì? ? Vì sao Long quân đòi gươm báu? ? Vì sao địa điểm trả gươm lại ở hồ Lục Thủy mà không phải là Thanh Hoá? Tại sao chỗ nhận gươm không phải là Thăng Long? ? Việc trả gươm có ý nghĩa gì? (HS thảo luận) ? Nêu ý nghĩa “Sự tích Hồ Gươm”? GV cho HS đọc phần đọc thêm. ?Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? - HS đọc truyện. - Giải thích một số từ khó trong SGK. Vì giặc tàn ác, nghĩa quân còn non yếu. Chiến tranh đã kết thúc, đất nước trở lại thanh bình. Do cuộc khởi nghĩa mở đầu là Lam Sơn – Thanh Hoá. Nói lên ý nguyện hoàbình của dân tộc. - HS đọc Ghi nhớ. I. GIỚI THIỆU CHUNG. Đây là truyền thuyết sau thời các vua Hùng. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1/. Lê Lợi nhận gươm. - Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. - Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại. - Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm. Tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa. 2/. Lê Lợi trả gươm – Sự tích Hồ Gươm. - Rùa vàng nhô đầu lên cao và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!” - Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Ý nguyện hoà bình của dân tộc. III. GHI NHỚ (SGK/43) IV. LUYỆN TẬP. BT1/43: HS đọc. BT2/43: Vì nếu cùng một lúc thì tác phẩm không thể hiện được tíh chất toàn dân, trên dưới một lòng trong cuộc kháng chiến. BT3/43: Nếu trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này Lê Lợi đang ở Thăng Long. 4/. Dặn dò : Nêu ý nghĩa truyện? Kể lại tóm tắt truyện? 5/. Hướng dẫn chuẩn bị: Bài mới “Chủ đề và dàn bài của văn tự sự” + Xem trước bài văn mẫu “Tuệ Tĩnh” SGK/44-45 + Biết cách làm dàn bài.

File đính kèm:

  • docTIET13.doc
Giáo án liên quan