A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được chủ đề và dàn bài của văn tự sự.
- Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, Sách bài soạn.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/.Ổn định :
2/. Kiểm tra bài cũ :
? Cho biết sự việc trong văn tự sự?
? Nhân vật trong văn tự sự?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới : Ở tiết trước, các em đã được nhận biết về sự việc và nhân vật trong văn tự sự nhưng các em cần biết thêm các sự việc và nhân vật này phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn, thống nhất để nêu bật được vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong cốt truyện. Đó là vấn đề mà cô và các em sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4054 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 4 Tiết 14 Chủ đề và dàn bài của văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 – Tiết 14
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được chủ đề và dàn bài của văn tự sự..
- Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, Sách bài soạn.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/.Ổn định :
2/. Kiểm tra bài cũ :
? Cho biết sự việc trong văn tự sự?
? Nhân vật trong văn tự sự?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới : Ở tiết trước, các em đã được nhận biết về sự việc và nhân vật trong văn tự sự nhưng các em cần biết thêm các sự việc và nhân vật này phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn, thống nhất để nêu bật được vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong cốt truyện. Đó là vấn đề mà cô và các em sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
BÀI HS GHI
GV cho HS đọc bài mẫu trong SGK/44-45
? Ý chính của bài văn được thể hiện ở những lời nào? Vì sao em biết? Những lời ấy nằm ở đoạn nào của bài văn?
? Bài văn có mấy sự việc? Các sự việc này có thống nhất với chủ đề của bài không?
? Có thể đặt tên khác cho truyện được không?
? Vậy chủ đề của bài văn tự sự là gì?
? Bài văn trên có mấy phần? Mỗi phần mang tên gọi là gì? Nhiệm vụ của mỗi phần? Có thể thiếu một phần nào được không? Vì sao?
? Vậy em hãy khái quát thế nào về dàn bài của bài văn tự sự?
GV cho HS đọc mục ghi nhớ trong SGK/45.
GV cho HS đọc truyện “Phần Thưởng”.
? Xác định chủ đề của truyện?
? Chủ đề nằm ở phần nào của truyện?
? Chỉ rõ 3 phần của truyện?
? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 truyện : “Tụê Tĩnh” và “Phần Thưởng”?
? Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ nào?
GV cho HS đọc bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Sự tích Hồ Gươm”.
GV cho HS đọc phần đọc thêm trong SGK/47.
- HS đọc.
- Nằm ở 2 câu đầu : (TụêTĩnh … đời Trần. Ông chẳng … người bệnh.) => Vì nó nêu lên ý chính của bài văn.
=> Có thể vì một chủ đề có cách gọi tên khác nhau.
- HS trả lời Ghi nhớ trong SGK/45
=> Có 3 phần, không thể thiếu một trong ba phần.
=> HS đọc Ghi nhớ trong SGK/45.
- HS đọc.
- 2 HS đọc truyện
=> Ca ngợi trí thông minh, lòng trung thành của người nông dân; chế giễu tính tham lam của viên quan.
I. TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA VĂN TỰ SỰ
Bài văn : Tụê Tĩnh”
1/. Chủ đề: Tụê Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc … giúp đỡ người bệnh”.
-> Câu chốt thuyết minh chủ đề của bài.
2/. Dàn bài:
a/. Mở bài: Giới thiệu Tụê Tĩnh và y đức của ông.
b/. Thân bài: Diễn biến sự việc:
- Hoãn việc đi chữa bệnh cho nhà giàu để chữa bệnh cho chú bé con nhà nông dân bệnh nguy hiểm hơn.- Chữa bệnh không vì thù lao, không màng ân huệ.
c/. Kết bài: Vẫn nhớ lời đi chữa bệnh cho con nhà quí tộc.
II. GHI NHỚ (SGK/45)
III. LUYỆN TẬP
BT1/46:
a/. Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân, đồng thời chế giễu tính tham lam của viên quan nọ.
b/. Chỉ ra 3 phần :
+ MB: Câu đấu tiên
+ TB: Các câu tiếp theo
+ KB: Câu cuối cùng
c/. Sự giống và khác nhau giữa 2 truyện.
* Giống nhau: Đều có kịch tính, có bất ngờ, kết bài cả 2 truyện đều hay.
* Khác nhau:
Tụê Tĩnh
Phần Thưởng
- MB: nói toạc chủ đề.
- KB: Có sức gợi, bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới.
- Bất ngờ ở đầu truyện.
- MB: chỉ giới thiệu tình huống.
- KB: Hết truyện , gọn gàng
- Bất ngờ ở cuối truyện
d/. Thú vị ở chỗ : Câu chuyện kết
thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và người đọc, nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hĩnh.
BT2/46: Đánh giá cách MB và KB.
Sơn Tinh- Thủy Tinh
Sự tích Hồ Gươm
MB: Nêu tình huống.
KB: Nêu sự việc tiếp diễn.
MB: Nêu tình huống nhưng dẫn giải dài
KB: Nêu sự việc kết thúc.
* Phần đọc thêm : Có 7 cách mở bài
4/. Dặn dò
? Chủ đề có vai trò như thế nào trong văn tự sự?
? Nội dung của phần dàn bài trong văn tự sự như thế nào?
5/.Hướng dẫnchuẩn bị: Bài mới: “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”
+ Xem 6 đề trong SGK/47
+ Cách làm bài văn tự sự như thế nào?
File đính kèm:
- TIET14.doc