A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học HS cần tiếp thu được:
- Khái niệm từ nhiều nghĩa,
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ,
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, Sách bài soạn.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định:
2/. Kiểm tra bài cũ:
? Nghĩa của từ là gì? Giải thích nghĩa của từ “bàn”, “học sinh”?
? Cóm mấy cách giải nghĩa của từ? Kể ra?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Mỗi một từ thường có một nghĩa, cũng có từ có nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4036 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 5 Tiết 19 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 – Tiết 19
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học HS cần tiếp thu được:
- Khái niệm từ nhiều nghĩa,
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ,
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, Sách bài soạn.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định:
2/. Kiểm tra bài cũ:
? Nghĩa của từ là gì? Giải thích nghĩa của từ “bàn”, “học sinh”?
? Cóm mấy cách giải nghĩa của từ? Kể ra?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Mỗi một từ thường có một nghĩa, cũng có từ có nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
BÀI HS GHI
GV cho HS đọc kỹ bài thơ: “Những cái chân”.
? Có mấy sự vật có chân?
? Những cái chân ấy có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được không?
? Có mấy sự vật không có chân?
? Tại sao sự vật ấy được đưa vào bài thơ?
? Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ chân có gì giống nhau và khác nhau?
? Hãy tìm một số nghĩa khác của từ chân? Cho ví dụ?
? Vậy từ “chân” có mấy nghĩa?
? Cho biết nghĩa đầu tiên của từ “chân” là nghĩa nào?
? Nêu một số nghĩa chuyển của từ “chân” mà em biết?
GV đọc 2 câu thơ của Hồ Chí Minh.
“ Mùa xuân (1) là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2)”
GV cho HS đọc Ghi nhớ SGK/56.
=> Có 4 sự vật có chân: cái gậy, chiếc compa, cái kiềng và cái bàn.
=> Có thể nhìn thấy và sờ thấy.
=> Có một sự vật: cái võng
=> Để ca ngợi anh bộ đội hành quân.
=> Giống: Chân là nơi tiếp xúc với đất.
Khác:
+ Chân của cây gậy dùng để đỡ bà.
+ Chân của cái compa để giúp compa quay được.
+ Chân của cái kiềng dùng để đỡ thân kiềng và xoong, nồi đặt trên kiềng.
+ Chân của cái bàn dùng để đỡ thân bàn, mặt bàn.
=> Chân bàn, chân giường, chân tủ, …
=> Có nhiều nghĩa
=> Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.
=> Xuân (1): một nghĩa: chỉ mùa xuân
Xuân (2): nhiều nghĩa: chỉ mùa xuân, chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung.
=> HS đọc Ghi nhớ
I. TỪ NHIỀU NGHĨA
Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
VD: Từ “chân”: chân bàn, chân tủ, chân giường, …
II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Ghi nhớ GSK/56
4/. Dặn dò: ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Em hiểu thế nào là nghĩa đen? Thế nào là nghĩa bóng? Nghĩa của từ trong câu là gì?
LUYỆN TẬP
BT1/56: Từ chỉ bộ phận cơ thể người
- Đầu: cái đầu, đứng đầu, đầu làng, …
- Tai: lỗ tai, tai ấm, tai cối xay, …
- Cổ: cổ cò, cổ chai, rụt cổ, …
BT2/56
- Cánh hoa -> cánh tay, cánh mũi.
- Lá -> lá phổi, lá gan.
- Bắp chuối -> bắp tay, bắp chân.
- Trái -> trái tim
BT3/57
a/. Cái cuốc -> cuốc đất Cái đục -> đục tường Cây viết -> viết bài
b/. Bó củi -> Một bó củi Nắm tay -> một nắm xôi Bụm chặt -> một bụm thóc
BT4/57
a/. Đoạn văn nêu lên 2 nghĩa của từ bụng:
+ Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.
+ Biểu hiện ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra đối với người, với việc nói chung.
b/. - Aên cho ấm bụng : Bộ phận cơ thể người
- Anh ấy tốt bụng : Biểu tượng ý nghĩa sâu kín
- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc : Bộ phận cơ thể người
5/. Hướng dẫn chuẩn bịø:
Bài mới “Lời văn. Đoạn văn tự sự”
+ Đọc trước các đoạn văn trong SGK
+ Xem trước phần luyện tập.
File đính kèm:
- TIET19.doc