I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu thể hịên trong bài thơ; Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết bình dị, tự nhiên của tác giả.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận tác phẩm thơ hiện đại.
3/ Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án.
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
-Tranh minh hoạ
2/Chuẩn bị của HS:
- Bài soạn theo hướng dẫn của GV.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi:
1/ Đọc thuộc lòng hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng”của Hồ Chí Minh.
2/ Nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ?
*Trả lời:
1/ HS đọc.
2/ + Nội dung: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy.Tình yêu thiên nhiên,tâmhồn nhạy cảm,lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ.
+ Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt,lời ít ý nhiều;Sử dụng ngôn từ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
13 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 14 - Trần Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/11/2008 Tuần: 14
Tiết 53 TIẾNG GÀ TRƯA
Xuân Quỳnh
I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu thể hịên trong bài thơ; Thấy và chỉ ra được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những chi tiết bình dị, tự nhiên của tác giả.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận tác phẩm thơ hiện đại.
3/ Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án.
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
-Tranh minh hoạ
2/Chuẩn bị của HS:
- Bài soạn theo hướng dẫn của GV.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi:
1/ Đọc thuộc lòng hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng”của Hồ Chí Minh.
2/ Nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ?
*Trả lời:
1/ HS đọc.
2/ + Nội dung: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy.Tình yêu thiên nhiên,tâmhồn nhạy cảm,lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ.
+ Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt,lời ít ý nhiều;Sử dụng ngôn từ giàu sức gợi hình, gợi cảm.
3/ Bài mới:
a-Giới thiệu bài mới: (1’)
Tiếng gà trưa: âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam mỗi khi vang lên thường khơi gợi trong lòng người bao điều suy nghĩ. Theo âm thanh ấy, Xuân Quỳnh đã dẫn dắt chúng ta trở về với những kỉ niệm tuổi thơ, với tình bà cháu thắm thiết qua tác phẩm “Tiếng gà trưa” .
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
I-Tìm hiểu chung:
Yêu cầu HS đọc chú thích (*)
- Đọc.
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
s Cho biết vài nét về XuânQuỳnh?
4Trả lời dựa vào chú thích *
Xem chú thích (*)-
SGK/150
s Vài nét về bài thơ “Tiếng gà trưa”?
GV: Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, người cha thường vắng nhà đi làm xa, hai chi em đã sống với bà suốt những năm tuổi nhỏ. Bài thơ chắc hẳn được gợi từ những kỉ niệm tuổi thơ đó
-Hướng dẫn HS đọc: đọc giọng xúc động,vui,hồi hộp phân biệt lời mắng yêu của bà và lời kể,tả của nhà thơ.Nhịp 3/2,2/3,nhấn mạnh điệp câu ,điệp chữ.
-Gọi HS đọc
-GV uốn nắn, sửa chữa và đọc lại.
-Gọi kiểm tra HS việc tìm hiểu chú thích
sEm cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
GV: Thơ ngũ ngôn trong thơ ca Việt Nam có 2 loại chính: thơ ngũ ngôn tứ tuyệt có nguồn gốc từ Trung Quốc
và thơ ngũ ngôn có nguồn gốc từ Việt Nam
s Cảm hứng trong bài thơ được khơi gợi từ việc gì?
s Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?
s Như vậy bài thơ có thể chia làm mấy đọan, nội dung chính mỗi đọan?
s Từ đó em có nhận xét gì về mạch cảm xúc và bố cục trong bài thơ?
4Trả lời dựa vào chú thích *
-Nghe hướng dẫn các đọc
-2 HS đọc theo yêu cầu của GV.
-Tìm hiểu các chú thích 1,2,3,4
4Thể ngũ ngôn
4Người chiến sĩ trên đường hành quân, nghe tiếng gà nhớ lại kỉ niệm ấu thơ, nhớ về bà kính yêu
4Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ. Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng. Hình ảnh người bà với tình yêu, sự chắt chiu chăm lo cho cháu. Cùng với những ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa từ đó đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ, khắc sâu thêm tình cảm quê hương đất nước.
4Đ1: 6 khổ đầu: Người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ.
Đ2: 2 khổ còn lại: Tiếng gà đi vào cuộc chiến đấu khắc sâu thêm tình cảm quê hương đất nước
4Mạch cảm xúc tự nhiên làm nên bố cục hợp lí, chặt chẽ.
2. Đọc và giải nghĩa từ khó:
3. Thể thơ:
Thể ngũ ngôn.
4. Bố cục:
Đ1: 6 khổ đầu: Người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ.
Đ2: 2 khổ còn lại: Tiếng gà đi vào cuộc chiến đấu khắc sâu thêm tình cảm quê hương đất nước
20’
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết.
II- Tìm hiểu chi tiết:
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
s Trong khổ thơ 1,âm thanh tiếng gà vongj vào tâm trí người lính trong thời điểm cụ thể nào?
- Đọc lại đoạn 1.
4Buổi trưa nắng,trong xóm nhỏ,trên đường hành quân.
1.Tiếng gà trưa khơi dậy tình cảm làng quê:
sTại sao trong vô vàn âm thanh làng quê,tâm trí con người chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa?
4Tiếng gà trưa là âm thanh của làng quê,là âm thanh dự báo điều tốt lành->Tạo thành kỉ niệm khó quên
Tiếng gà trưa là âm thanh của làngquê,
là âm thanh dự báo điều tốt lành->Tạo thành kỉ niệm khó quên
sTrên đường hành quân xa,tiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào?
4Cảm thấy nắng trưa xao động
Cảm thấy chân đỡ mỏi
Cảm thấy tuỏi thơ hiện về.
sỞ khổ thơ 1,tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng của NT đó?
4Điệp từ “ nghe”-> Gây ra những liên tưởng nghệ thuật khác nhau.
Con người ở đây không chỉ nghe tiếng gà bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm xúc tâm hồn.
sKhi con người nghe được bằng tâm hồn thì người đó phải có tình cảm ntn với làng xóm quê hương?
s Như vậy trên đường hành quân,âm vang tiếng gà gợi nỗi niềm gì trong anh lính trẻ?
Chuyển ý:Vậy những kỉ niệm tuỏi thơ được gợi lại từ tiếng gà trưa là những kỉ niệm gì?
4Tình làng quê thắm thiét sâu nặng.
4Những kỉ niệm tuổi thơ.
=>Trên đường hành quân nghe tiếng gà gợi nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ
2.Tiêng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm thời thơ ấu:
Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2,3,4,5,6.
Đọc các khổ thơ 2,3,4,5,6.
a.Những hình ảnh và kỉ niệm thân thương:
s Tiếng gà trưa gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ ?
4-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng- Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà lo lắng cho đàn gà, dành dụm tiền bán gà mua áo quần cho cháu – Kỉ niệm được quần áo mới từ tiền bán gà.
-Hình ảnh: ổ trứng hồng, con gà mái mơ, mái vàng, người bà lo cho đàn gà toi, dành dụm tiền bán gà mua áo quần cho cháu.
-Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng, được quần áo mới từ tiền bán gà.
s Qua đó bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? (về người bà, về tâm hồn tác giả)
Chuyển ý:Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ, in đậm hình ảnh người bà và tình bà cháu, người bà đã hiện lên trong bài thơ với những nỗi lo toan như thế nào,tiết sau chúng ta tìm hiểu tiếp.
4Tâm hồn trong sáng hồn nhiên của một tuổi thơ tác giả và tình cảm trân trọng yêu quí bà.
=>Tâm hồn trong sáng hồn nhiên của một tuổi thơ tác giả và tình cảm trân trọng yêu quí bà.
2’
Hoạt động 3: Củng cố
sEm hãy nêu lại xuất xứ,đại ý bài thơ ?
4Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta (khoảng 1966-1968 ).Bài thơ được khai thác từ những kỉ niệm tuổi thơ của chính nhà thơ để nói về những tình cảm chung của thời đại
4/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ: Tập đọc diễn cảm bài thơ.
-Học nắm hiểu về nhà thơ Xuân Quỳnh và xuất xứ bài thơ.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Tiếng gà trưa (tt )
-Tiếp tục bày tỏ cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ
-Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:13/11/2008 Tuần: 14
Tiết 54: TIẾNG GÀ TRƯA ( tt )
Xuân Quỳnh
I-MỤC TIÊU :
Giúp HS :
1/ Kiến thức: Tiếp tục cảm nhận về tình cảm bà cháu và tình cảm lớn dành cho quê hương đất nước.
2/ Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận tác phẩm thơ hiện đại.
3/ Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án.
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
-Tranh minh hoạ
2/Chuẩn bị của HS:
- Bài soạn theo hướng dẫn của GV
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Xuân Quỳnh? Xuất xứ bài thơ “ Tiếng gà trưa”? Thể thơ ?
*Trả lời: -Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi,bình di.trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày
-Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta (khoảng 1966-1968 ).Bài thơ được khai thác từ những kỉ niệm tuổi thơ của chính nhà thơ để nói về những tình cảm chung của thời đại
a-Giới thiệu bài mới: (1’)
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu chung,tìm hiểu chi tiết qua mục 1a,tiết này chúng ta tìm hiểu tiếp các nội dung còn lại
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
23’
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết ( tt )
s Trong dòng kỉ niệm tuổi thơ, in đậm hình ảnh người bà và tình bà cháu, người bà đã được hiện lên qua những hình ảnh thơ nào? Những hình ảnh đó khiến em có cảm nhận gì về người bà của tác giả?
4-“Tay bà khum Dành “, “Bà lo đàn gà toi, Mong trời ”
->Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo.
-Dành dụm tiền bán gà mua áo quần cho cháu -> Yêu thương, chăm lo cho cháu.
-Nhắc cháu không được xem gà đẻ -> Bảo ban nhắc nhở cháu.
b. Hình ảnh người bà với những lo toan:
Tay bà khumtrứng
Dành từng quảchiu
Bà lo đàn gà toi
Mong đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
->Người bà tần tảo ,yêu
thương, chăm lo, bảo ban nhắc nhở cháu.
s Như vậy em có thể nói gì về những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả?
4Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ về tình bà cháu.
=>Những kỉ niệm đẹp
đẽ của tuổi thơ về tình bà cháu.
Chuyển: những kỉ niệm đó sẽ đi về đâu khi tác giả đã trưởng thành.
2.Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa:
-Gọi HS đọc lại 2 khổ thơ cuối
sTiếng gà trưa còn gợi cả những suy tư của con người về hạnh phúc,về cuộc chiến hôm nay.
Tương ứng với mỗi suy tư trên là
những đoạn nào trong văn bản?
sVì sao con người có thể nghĩ rằng:
“ Tiếng gà trưa
Mang baonhiêu hạnh phúc”?
sTrong khổ thơ gợi suy tư về cuộc đấu hôm nay,em có nhận xét gì về từ “vì”ở các câu thơ?
s Những kỉ niệm đó có ý nghĩa gì khi người cháu trưởng thành?
-1HS đọc lại 2 khổ thơ cuối
4Suy tư về hạnh phúc: “Tiếng gà
trưa....Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Suy tư về cuộc chiến hôm nay: “
Cháu chiến đấu hôm naythơ ”
4HS thảo luận nhóm để trả lời:
-Tiếng gà trưa và những ổ trứng là hình ảnh của cuộc sống chân thật bình yên ,no ấm
-Tiếng gà trưa thức dậy bao tình cảm bà cháu,quê hương,gia đình.
Đó là âm thanh bình dị của làng quê đem lại những yêu thưong cho con người
4Điệp từ “vì”khẳng định những niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng hết sức bình thường
4Luôn được giữ mãi với niềm kính yêu và biết ơn để làm nên một tình cảm lớn lao hơn: tình yêu xóm làng, quê hương, đất nước.-> Tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn bà đã khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương, đất nước
-Suy tư về hạnh phúc
Tiếng gà trưa đó là âm thanh bình dị của làng quê đem lại những yêu thưong cho con người
-Suy tư về cuộc chiến hôm nay:
Điệp từ“vì”khẳngđịnh những niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng hết sức bình thường
=>Luôn được giữ mãi với niềm kính yêu và biết ơn để làm nên một tình cảm lớn lao hơn: tình yêu xóm làng, quê hương, đất nước.
6’
Hoạt động 2: Tổng kết
III-Tổng kết:
s Nhận xét của em về hình thức của bài thơ? (thể thơ, số câu, cách gieo vần)
4-Thể thơ 5chữ.
-Khổ 1,2,3,5,8 biến đổi linh hoạt, khổ nhiều hơn 4 câu. Khổ 2,3,4,7 câu thơ đầu mỗi khổ chỉ có 3 chữ.
-Gieo vần cách: trắng- nắng-mắng ở khổ 2,3; gieo vần liền: quốc – thuộc ở khổ 8.Gieo vần chân
1. Nghệ thuật:
Thể thơ 5 tiếng diễn đạt tình cảm tự nhiên, hình ảnh bình dị.
s Có bài thơ nào đã học qua cũng sử dụng thể thơ này?
4Phò giá về kinh.
s Nội dung và ý nghĩa của bài thơ “Tiếng gà trưa”?
4Câu thơ “Tiếng gà trưa” được nhắc ở đầu các khổ 2,3,4,7 lại gợi về những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ, nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả.
-Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
2. Nội dung:
-Ý nghĩa nhan đề:
“ Tiếng gà trưa”(Điệp câu 4 lần)ở đầu các khổ thơ lại gợi về những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ, nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả.
-Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
5’
Hoạt động 3: Luyện tập
IV-Luyện tập:
s BT 1,hướng cho HS tự chọn một đoạn trong bài thơ mà em tâm đắc nhất để học thuộc.
4HS tùy ý chọn đoạn thơ mình tâm đắc nhất
Bài 1: Chọn và học thuộc lòng một đoạn trong bài thơ.
3’
s Cảm nghĩ của em về tình bà
bà cháu trong bài thơ?
4HS tùy ý bày tỏ.Chẳng hạn:
Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng,thắm thiết.Bà chắt chiu,chăm lo cho cháu,cháu yêu thương,kính trọng và biết ơn bà.
Bài 2: Phát biểu cảm nghĩ về tình bà cháu qua bài thơ.
3’
Hoạt động4: Củng cố
sNêu cảm nhận của em về nhan đề và nội dung bài thơ?
4Trả lời dựa vào phần tổng kết.
4/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
*Bài cũ: -Học thuộc lòng bài thơ.
-Tiếp tục bày tỏ cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Điệp ngữ
+ Đọc; Trả lời các câu hỏi sgk.
+Tìm hiểu khái niệm,tác dụng của điệp ngữ và các dạng điệp ngữ.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:15/11/ 2008 Tuần: 14
Tiết 55: ĐIỆP NGỮ
I-MỤC TIÊU : Giúp HS :
1/ Kiến thức: Hiểu được thế nào là điệp ngữ, giá trị của điệp ngữ và tác dụng.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết và vận dụng điệp ngữ.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án.
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
2/Chuẩn bị của HS:
-Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.
-Bảng học của nhóm.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
Kiểm tra sĩ số,tác phong HS
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Thế nào là thành ngữ? Lấy 1 thành ngữ, giải nghĩa và trình bày cách hiểu nghĩa
*Trả lời: Thành ngữ: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
HS lấy ví dụ giải nghĩa và trình bày cách hiểu nghĩa của thành ngữ đó.
3/ Bài mới:
a-Giới thiệu bài mới:(1’)
Ta đã bắt gặp trong rất nhiều tác phẩm văn chương một số từ ngữ được lặp đi lặp lại với một dụng ý, mục đích nào đó. Hiện tượng đó sẽ được giải thích trong bài học “Điệp ngữ “ hôm nay.
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
12’
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của nó.
I-Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ :
- Yêu cầu HS đọc lại khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”.
- Đọc theo yêu cầu của GV.
1.Ví dụ tìm hiểu:Bài thơ
“Tiếng gà trưa”
s Từ nào được lặp lại nhiều lần?
4Từ “nghe”(3lần),“vì”(4lần).
-Từ được lặp lại :
s Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
4Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa và nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
“ Nghe”->Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa
“Vì”->Nhấn mạnh nguyên
nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
s Trong bài thơ này có câu thơ nào
được lặp lại nhiều lần?
4Câu “Tiếng gà trưa”(lặp lại 4 lần)
-Câu được lặp lại:
“ Tiếng gà trưa”-> Gợi về
s Việc lặp lại câu thơ ấy có tác dụng gì?
4Gợi về những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ, nó vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả.
những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ,điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả.
s Những từ ngữ hay câu được lặp
lại ở trên gọi là biện pháp gì? Từ ngữ được lặp lại gọi là gì?
4Phép điệp ngữ; điệp ngữ.
=> Điệp ngữ
s Em hiểu thế nào là phép điệp ngữ? Thế nào là điệp ngữ?Tác dụng?
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 1.
4-Phép điệp ngữ: biện pháp lặp lại các từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm
xúc mạnh.
-Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ .
-Đọc ghi nhớ 1,SGK/152
. 2.Ghi nhớ1:
-Phép điệp ngữ: biện pháp lặp lại các từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
-Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ .
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn BT3
- Đọc BT3.
s Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ. Em có đồng ý không? Vì sao?
4Không, vì đó là lỗi lặp. Vì việc lặp lại đó không đem lại tác dụng gì.
- KL: Các em cần phân biệt điệp ngữ và lỗi lặp trong quá trình viết văn
10’
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng điệp ngữ.
II-Các dạng điệp ngữ:
- Treo bảng phụ có ghi các ví dụ ở phần 2 .Gọi HS đọc
*Tổ chức cho HS thảo luận: So sánh điệp ngữ trong các vd trên? Tìm đặc điểm của mỗi dạng
Quan sát,đọc vd theo yêu cầu
của GV
*Thảo luận nhóm,ghi kết quả,
trả lời theo yêu cầu của GV
1. Ví dụ tìm hiểu:
s Đặc điểm của điệp ngữ ở đoạn đầu bài thơ “Tiếng gà trưa”?
4Điệp ngữ được lặp lại cách quãng.
-Khổ thơ đầu bài “Tiếng gà trưa”: Điệp ngữ cách quãng
s Đặc điểm của điệp ngữ ở ví dụ a?
4Điệp ngữ được lặp lại nối tiếp.
-VDa: Điệp ngữ nối tiếp
s Đặc điểm của điệp ngữ ở ví dụ b?
4Điệp ngữ được lặp lại cuối câu này và đầu câu kia
-VDb: Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng)
s Theo em có những dạng điệp ngữ
nào?
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 2.
sEm có nhận xét gì về cấu tạo của điệp ngữ trong các VD trên?
GV đưa thêm 2 khổ thơ trong bài thơ “Lượm”có cấu tạo nhắc lại nguyên vẹn cho HS nhận xét cấu tạo
GVKL:Ngoài cách dựa vào vị trí điệp ngữ trong câu để phân các dạng,ta còn dựa vào cấu tạo để phân biệt.Nội dung này SGK không đề cập,chúng ta chỉ tham khảo để tiện khi dùng.
Chuyển ý: Nhìn lại các VD trên,
chúng ta thấy điệp ngữ xuất hiện trong các tác phẩm thơ song trong văn xuôi việc sử dụng điệp ngữ cũng có.Chúng ta sẽ tìm hiểu hiện tượng này trong các bài tập sau.
4Có các dạng: điệp ngữ cách quãng ,điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp
-Đọc ghi nhớ 2
4-Nghe,Vì->1 từ (Điệp từ)
-Rất lâu, khăn xanh, thương
em, ngàn dâu->1 ngữ(Điệp ngữ)
-Tiếng gà trưa->1 câu (Điệp
câu)
-Khổ thơ đầu và cuối bài thơ Lượm->1 đoạn (Điệp đoạn, điệp khúc)
. 2.Ghi nhớ 2:
Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng ,điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp
11’
Hoạt động 3: Luyện tập
III-Luyện tập:
- Yêu cầu HS đọc BT 1 và thực hiện.
GV từ Dân tộc được lãnh tụ HCM lặp lại 4 lần ,nó như để ca ngợi sự gan góc chống kẻ thù bền bỉ và quyết liệt của dân tộc VN,nó khẳng định quyền xứng đáng được hưởng tự do,độc lập của dân tộc ta.
Đoc và thực hiện BT1
-một dân tộc đã gan góc(2lần)
dân tộc đó phải được.(2lần)
Bài 1. Tìm điệp ngữ và nêu tác dụng:
- một dân tộc đã gan góc,
dân tộc đó phải được
->Nhằm nhấn mạnh: dân tộc Việt Nam rất anh dũng đứng lên chống Pháp xâm
lược và khẳng định cái quyền xứng đáng được hưởng của dân tộc ta.
Sau BT1,GV có thể đưa thêm vd.
*GV Treo bảng phụ có ghi: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng trong chiến đấu!
s Từ nào trong đoạn được lặp lại?
s Tác dụng việc lặp ấy?
-Bài ca dao có điệp từ Trông
(9lần) nhấn mạnh sự lo lắng và khát vọng vào ngày thu hoạch
của người nông dân.
*Quan sát VD trên bảng phụ
4Tre, giữ, anh hùng.
4Nhấn mạnh, gây ấn tượng về hình ảnh cây tre cùng với vai trò và sự gắn bó của nó với cuộc sống con người.
- “Trông”->nhấn mạnh sự lo lắng và khát vọng vào ngày thu hoạch của người nông dân.
- Yêu cầu HS đọc BT 2 và thực hiện.
sTìm điệp ngữ và nhận dạng điệp ngữ?
- Yêu cầu HS sửa đoạn văn bài tập 3
Gợi ý HS sửa lỗi lặp mà ý nghĩa đoạn văn không đổi
Đoc và thực hiện BT2
4-Điệp ngữ Xa nhau ->Điệp ngữ cách quãng.
-Điệp ngữ Một giấc mơ
->Điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngữ vòng)
- Sửa đoạn văn:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa ở đấy: hoa cúc,hoa thược
dược,hoa đồng tiền,hoa hồng,
hoa lay ơn. Hằng năm, đến Ngày Phụ nữ quốc tế(8/3) ,em
thường hái hoa tặng mẹ và chị em
Bài2:Tìm điệp ngữ và dạng
Xa nhau ->Điệp ngữ cách quãng
Một giấc mơ ->Điệp ngữ
chuyển tiếp
Bài 3: Sửa đoạn văn.
- Yêu cầu HS thực hiện BT4:viết đoạn văn có sử dụng phép điệp ngữ.
Gọi HS trình bày,các bạn nhận xét,cả lớp tự hoàn thành BT ghi vào vở.
- Cá nhân viết đoạn văn.
-Trao đổi nhóm nhận xét bài viết về việc dùng điệp ngữ
Bài 4:Viết đoạn văn có sử dụng phép điệp ngữ.
- Hướng dẫn HS tự chọn nội dung, sử dụng điệp ngữ phù hợp.
HS có thể chọn chủ đề về: quả, rau,vật nuôi
3’
Hoạt động 4: Củng cố
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung 2 ghi nhớ nhằm khắc sâu kiến thức bài học
-Nhắc lại nội dung 2 ghi nhớ
4/ Hướng dẫn về nhà: (2’)
*Bài cũ: - Học định nghĩa và tác dụng điệp ngữ và các dạng điệp ngữ.
- Hoàn tất các bài tập SGK
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài: Luyện nói về phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
+ Đọc kĩ phần chuẩn bị ở nhà và thực hiện theo yêu cầu.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.
Ngày soạn:15/11/2008 Tuần: 14
Tiết 56: LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I-MỤC TIÊU : Giúp HS :
1/ Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
2/ Kĩ năng: Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu các tác phẩm văn học trong chương trình và tài liệu khác
II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học.Soạn giáo án.
-Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.
2/Chuẩn bị của HS:
-Bài soạn là dàn bài theo yêu cầu SGK, theo hướng dẫn của GV.
-Bảng học của nhóm.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
3/ Bài mới:
a-Giới thiệu bài mới:(1’)
Các tiết học trước chúng ta đã biết cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Tiết học này sẽ giúp chúng ta trình bày bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học trước lớp.
b- Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
Hoạt động 1: Hoàn thành phần chuẩn bị ở nhà.
I- Chuẩn bị:
.-Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
-GV ghi đề lên bảng.
- -Để vở soạn bài trên bàn
Ghi đề vào vở
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ
s Đọc bài thơ, em hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào?
-Đọc thuộc lòng bài thơ
4-Bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng, bức tranh mang vẻ đẹp lung linh
-Con người Hồ Chí Minh say mê thiên nhiên và nỗi lo việc nước, thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong con người của vị lãnh tụ
s Chi tiết nào làm em chú ý hứng thú? Vì sao?
HS có thể tự do trình bày những cảm nhận riêng tư của mình.
4-“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”: sự so sánh mới lạ, tạo sự gần gũi, đầy sức sống.
-“Trăng lồng hoa”: tạo nên bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp đặc sắc bởi từ “lồng”.
-Hai chiều tâm trạng của tác giả qua điệp từ “chưa ngủ”.
s Qua bài thơ, em hiểu tác giả Hồ Chí Minh là con người như thế nào?
4Có tình yêu thiên nhiên, yêu nước, có phong thái ung dung, lạc quan.
Yêu cầu HS hoàn chỉnh lại dàn bài đã chuẩn bị ở nhà sau khi đã tìm hiểu đề và tìm ý.
HS thực hiện.
Yêu cầu 4 HS đọc dàn bài của đề trên.
HS đọc.
30’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành luyện nói.
II- Thực hành:
GV nhận xét, sửa chữa và đưa ra dàn bài định hướng.
Dàn bài:
a) Mở bài: giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
Lưu ý: dàn bài trên chỉ là dàn bài định hướng, GV hoàn toàn tôn trọng và khích lệ sự sáng tạo của HS.
b) Thân bài:
-Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu.
GV yêu cầu HS luyện nói trong nhóm :
-Nhóm 1,2: nói phần mở bài.
-Nhóm 3,4: nói 2 câu đầu phần thân bài.
HS luyện nói trong nhóm theo dàn bài đã có sự bổ sung của GV
-Cảm nghĩ về con người, tình cảm của tác giả qua 2 câu thơ sau và qua toàn bài thơ.
-Nhóm 5,6: nói 2 câu sau phần thân bài.
-Nhóm 7,8 : nói phần kết bài.
.
c)Kết bài: tình cảm của em đối với bài thơ.
GV: yêu cầu một số HS nói trước lớp sau khi đã luyện nói trong nhóm.
HS nói trước lớp.
GV: yêu cầu HS nhận xét.
HS nhận xét.
GV nhận xét, sửa chữa.
3’
Hoạt động 3: Củng cố
Muốn bài nói có hiệu quả,ta cần phải:
-Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm
-Chuẩn bị kĩ dàn ý
-Khi nói phải chú ý theo dõi,quan sát thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cách nói
Nghe để thực hiện cho những tiết luyện nói sau
4/Hướng dẫn về nhà: (2’)
*Bài cũ: -Tự luyện nói toàn bộ bài văn ở nhà.
-Tương tự tự luyện nói phát biểu cảm nghĩ về bài “Rằm tháng giêng”.
*Bài mới:Chuẩn bị cho bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
+ Đọc và trả lời những câu hỏi SGK
+ Tìm hiểu về sự hình thành ,gía trị văn hoá và cách thưởng thức cốm
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tuan_14_tran_thi_kim_oanh.doc