Giáo án Ngữ văn lớp 7 Tuần 18 Tiết 69 Ôn tập tiếng việt

A. Mục tiêiu cần đạt:

 - Qua bài ôn tập giúp học sinh hệ thống hóa những kiến thức tiếng việt đã học ở học kì I về từ ghép, láy, đại từ, quan hệ từ, các phép tu từ, thành ngữ.

 - Rèn kỹ năng tổng họp về giảI nghĩa từ, sử dụng từ để nói, viết.

 

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7

 - HS: Đọc trước bài ôn tập

 

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Từ Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào? Vẽ mô hình cấu tạo từ?

 - Kể tên các từ loại mà em biết? Cho một ví dụ về từ loại?

 Bước 3: Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 Tuần 18 Tiết 69 Ôn tập tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ tư ngày 10 tháng 01 năm 200 Ngữ văn. Bài 16. Tiết 69: Ôn tập Tiếng Việt A. Mục tiêiu cần đạt: - Qua bài ôn tập giúp học sinh hệ thống hóa những kiến thức tiếng việt đã học ở học kì I về từ ghép, láy, đại từ, quan hệ từ, các phép tu từ, thành ngữ. - Rèn kỹ năng tổng họp về giảI nghĩa từ, sử dụng từ để nói, viết. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Đọc trước bài ôn tập C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Từ Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào? Vẽ mô hình cấu tạo từ? - Kể tên các từ loại mà em biết? Cho một ví dụ về từ loại? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Kiến thức cần đạt ? Từ phức là gì? gọi tên các kiểu từ phức? ? Từ ghép và từ láy có điểm gì giống và khác nhau? ? Kể tên các tiểu loại từ ghép, từ láy? - HS tự trình bày ? Đại từ là gì? ? Có các loại đại từ nào? ? Cho ví dụ cụ thể? - HS tự tìm ví dụ ? Thế nào là quan hệ từ? ? Vai trò tác dụng của quan hệ từ? ? Cơ sở chung để tìm hiểu 3 loại từ này là gì? ? Tác dụng của các loại từ trên? ? Thành ngữ là gì? ? Đặc điểm về ý nghĩa của thành ngữ? ? HS nhắc lại khái niệm điệp ngữ, chơi chữ ? Tác dụng của điệp ngữ và chơi chữ? Đọc đoạn: Cốm là thức quà riêng biệt… lễ nghi. ? Tìm từ ghép, từ láy trong đoạn văn đó? ? Tìm nét nghĩa chung của các nhóm từ sau? ? Xác định các cặp chuỗi từ trái nghĩa? ? Xác định điệp ngữ và tác dụng của nó trong các ví dụ sau? A. Lý thuyết: I. Cấu tạo của từ: 1. Từ phức: a. Khái niệm: từ phức là từ có hai tiếng trở lên… Có hai loại từ phức + phức ghép + phức láy b So sánh: - Điểm giống nhau: + Từ ghép và từ láy đều có hai tiếng trở lên ( trong 1 dơn vị từ ) - Điểm khác nhau: + Từ ghép tạo bằng phương thức ghép + Từ láy tạo thành bằng phương thức láy. II.Từloại 1. Đại từ: a. Khái niệm: Đại từ là từ dùng để chỉ sự vật, tính chất, hoạt động…hoặc dùng để hỏi b. Các loại đại từ: a. Đại từ dùng để trỏ… b. Đại từ dùng để hỏi * Ngoài chức năng dùng để trỏ và hỏi đại từ còn có thể đóng vai trò ngữ pháp như : chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ. 2. Quan hệ từ: a. Khái niệm: Quan hệ từ là dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài. b. Vai trò – tác dụng: Nhờ có quan hệ từ mà lời nói câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn giảm bới sự hiểu làm khi giao tiếp III. Từ Hán Việt:( Kết hợp khi luyện tập ) IV. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm - Dựa trên cơ sở: Qua hệ so sánh về ý nghĩa - Diễn đạt chính xác vad sinh động tư tưởng, tình cảm của mình, mở rộng vốn từ một cách có hiệu quả thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tếcủa các từ trên V. Thành ngữ: 1. Khái niệm: thành ngữ là những tổ hợp từ cố định có tính biểu cảm cao, diễn đạt trọn vẹn một nội dung ý nghĩa nào đó 2.Tác dụng: - Dùng thành ngữ: câu văn ngắn gọn và có tính hình tượng, tính biểu cảm cao VI. Điệp ngữ và chơi chữ 1. Khái niệm: 2. Tác dụng: - Biết sử dụng điệp ngữ và chơi chữ một cách hợp lý sẽ làm cho câu văn câu thơ hàm súc, dí dỏm, có duyên B. Luyện tập: Bài tập 1: - Từ láy: bát ngát, mộc mạc, vương vít - Từ ghép: Riêng biệt, hương vị, giản dị, thanh khiết, trong sạch, trung thành… Bài tập 2: a. Độc ác, hung ác, tàn ác, ác dữ, hung ác ( trái nghĩa với hiền lành ) b. ăn, chéo, xực, hốc, đớp, nhét, tọng… ăn: đưa thức ăn vào cơ thể c. chênh vênh, chơi vơi, chon von, cheo leo - đứng ở vị trí, tư thế không vững vàng Bài tập 3: a. Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ ( Nguyễn Khoa Điềm ) b. Bé con nhà bác, lớn xác con nhà chú ( Tục ngữ ) c. Mỗi lần làm xong số hàng có đủ trống con trống lớn ông thườngmang đI các vùng lân cận để bán ( Nguyễn Đổng Chi ) d. Các loài cây nhỏ bé, líu xíu, lúp xúp trong rừng thì nhiều vô kể và dưeờng như chúng chẳng có giá trị gì đối với các tấm thân gỗ đẫy đà kia ( Vũ văn chuyên ) Bài tập 4: Xác định điệp ngữ: a. xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển, xanh trời, xanh cả những ước mơ ( Tố Hữu ) b. Ngày ngày em đứng em trông Trông non, non khuất, trông sông, sông dài Trông mây mây kéo ngang trời Trông trăng trăng khuyết trông người người xa ( Ca dao ) Bước 4: Củng cố - Giáo viên nhắc lại nội dung của bài ôn tập Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Ôn tập phần Tiếng việt, chuẩn bị thi học kì I - Làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 7 ___________________________________________________________-- Thứ sáu ngày 12 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn. Bài 17. Tiết 70: Tiếng Việt: Chương trình địa phương A. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài học – thực hành giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả thường gặp do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương - Rèn ý thức viết đúng chính tả Tiếng Việt B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Ôn tập phần Tiếng Việt. C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Tiếng Việt có những chữ cái nào hay bị nhầm lẫn? Bước 3: Bài mới Bài tập 1: Nghe – viết đúng bài thơ Dấu quê Tự nhiên lại gọi lên làng Như là đứa trê lạc đường gọi cha Giật mình như vạc ăn xa Qua đêm mới kịp nhận ra chân trời Bàn chân nhẵn Bắc, Nam rồi Thương về cáI cổng cóc ngồi dầm mưa Miếng cà nhai tự ngày xưa Bây giò nghe lại vẫn chưa hết giòn Nghe bao lời phấn lời son Rưng rưng lại uớc mẹ còn … võng đưa Lời quêlắm nắng nhiều mưa Nắng mưa sao ngọt, cày bừa âo thơm Nhiều khi đói chẳng thèm cơm Thèm lời chân thật được đơm cho đầy Đem mình làm cuộc trưng bày Nhìn mình: chỉ thấy mình đầy dấu quê Hồn như hạt cảI, hạt kê Gieo đI trăm ngả lại về làng xanh Câu thơ lạc chốn đô thành Xin về ngọt với đất lành, làng ơi! ( Nguyễn Minh Khiêm ) Bài tập 2: Làm bài tập chính tả: a. Điền vào chỗ trống: - Điền s hoặc x: Xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử - Điến dấu hỏi hoặc ngã: tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu, - Điền tiếng, âm: chung hay trung, chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại - Điền tiếng: mãnh hoặc mảnh: mỏng manh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng b. Tìm từ theo yêu cầu: - Tìm tên bài loài cá bắt đầu bằng chữ ch: VD: cá chép, cá chuối, … - Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái ( thanh hỏi, ngã) VD: nghỉ ngơi, nghĩ ngợi… - Tìm từ, cụm từ có các tiếng bắt đầu bằng: r, gi, d… + Không thật: giả dối + Tàn ác, vô nhân đạo: dã man + Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu: ra hiệu c. Đặt câu, phân biệt các từ: VD: dành - giàng, Tắt - tắc, giường - dường - rường, … Bước 4: Củng cố - Đọc diễn cảm bài thơ trên - Nêu cảm nghĩ về bài thơ Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài - Làm bài tập phần ôn tập - Chuẩn bị thi kiểm tra kì I _________________________________________________________ Thứ tư ngày 03 tháng 01 năm 2007 Ngữ văn, Bài 17. Tiết71 - 72: Kiểm tra học kì I A. Mục tiêu cần đạt: - Qua bài kiểm tra, đánh giá được mức độ nắm kiến thức môn Ngữ văn trong học kì I của học sinh, từ đó có hướng điều chỉnh giảng dạy kịp thời, phù hợp. - Rèn kĩ năng làm bài tập tổng hợp B. Chuẩn bị: - Giấy thi, bút C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Bước 3: Bài mới Đề thi và đáp án của phòng giáo dục huyện Ninh Giang _________________________________________________________________________________ Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc