Giáo án Ngữ văn lớp 8 Bài 33, 34 Tiết 133, 134 Tổng kết phần văn (tiếp theo)

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh:

 + Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học.

+ Nắm được giá trị tư tưởng – thẩm mĩ đặc sắc, những nét chung và riêng của chúng về phương diện thể loại, ngôn ngữ; nắm vững giá trị nội dung – nghệ thuật tiêu biểu của cụm văm bản tác phẩm văn học nước ngoài, những chủ đề chính của cụm văn bản nhật dụng.

+ Tích hợp với cụm văn bản nghị luận hiện đại ở lớp 7, cụm tác phẩm văn học nước ngoài và văn bản nhất dụng ở lớp 6, 7, với phần Tập làm văn ở văn bản lập luận giải thích, chứng minh, với phần Tiếng Việt ở các kiểu câu ghép, câu ứng với mục đích nói.

+ Rèn kĩ năng học thuộc lòng, tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong một bài ôn tập văn học.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Các bảng hệ thống

- Học sinh: + Chuẩn bị theo các câu hỏi trong SGK (8 câu), đọc lại các bài văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, 7, các bài nghị luận đã học ở lớp 7.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của một số HS; nhận xét.

2. Bài mới:

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Bài 33, 34 Tiết 133, 134 Tổng kết phần văn (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33, 34 Tiết 133, 134 Tổng kết phần văn (tiếp theo) (Cụm Văn bản nghị luận và văn học nước ngoài) I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh: + Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học. + Nắm được giá trị tư tưởng – thẩm mĩ đặc sắc, những nét chung và riêng của chúng về phương diện thể loại, ngôn ngữ; nắm vững giá trị nội dung – nghệ thuật tiêu biểu của cụm văm bản tác phẩm văn học nước ngoài, những chủ đề chính của cụm văn bản nhật dụng. + Tích hợp với cụm văn bản nghị luận hiện đại ở lớp 7, cụm tác phẩm văn học nước ngoài và văn bản nhất dụng ở lớp 6, 7, với phần Tập làm văn ở văn bản lập luận giải thích, chứng minh, với phần Tiếng Việt ở các kiểu câu ghép, câu ứng với mục đích nói. + Rèn kĩ năng học thuộc lòng, tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong một bài ôn tập văn học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Các bảng hệ thống - Học sinh: + Chuẩn bị theo các câu hỏi trong SGK (8 câu), đọc lại các bài văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, 7, các bài nghị luận đã học ở lớp 7. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của một số HS; nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt HĐ1:hướng dẫn ôn tập cụm 6 văn bản nghị luận đã học. I. Bảng hệ thống TT Tên văn bản Tác giả Thể loại, ngôn ngữ Giá trị nội dung tư tưởng Giá trị nghệ thuật Ghi Chú 1 Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) (1010) Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ: 974 – 1028) Chiếu Chữ Hán Nghị Luận trung đại Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí: trên vâng mện trời, dưới theo ý dân Vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan, dân tuân hành. 2 Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) (1285) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 -1300) Hịch Chữ Hán Nghị luận trung đại Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược (thế kỉ XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừnghào khí Đông A. ánh văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng. Quan hệ thần – chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán, vừa khuyên răn, khơi dậy lương tâm danh dự 3 Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô Đại cáo; 1428) ức Trai Nguyễn Trãi (1380- 1442) Cáo Chữ Hán Nghị luận trung đại ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là Thiên cổ hùng văn. Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết để công bố cho toàn dân biết sự kiện lịch sử trọng đại. 4 Bàn luận về phép học (Luận học pháp; 1791) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) Tấu Chữ Hán Nghị luận trung đại Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành). Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. Tấu (bản tấu, khải, sở): Văn bản của quan, tướng, dân… viết để trình lên vua chúa. 5 Thuế máu (Trích chương 1, Bản án chế độ thực dân Pháp; 1925) Nguyễn ái Quốc (1980-1969) Phóng sự – chính luận; nghị luận hiện đại. Chữ Pháp Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người thuộc địa nghèo làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc (1914 – 1918) Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại. Lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống, cụ thể và chính xác. 6 Đi bộ ngao du (Trích Ê -min hay Về giáo dục, 1762) J. Ru – xô (1712 – 1778) Nghị luận nước ngoài (chữ Pháp) Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên. Lí lẽ và dẫn chứng rút từ ngay kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động, thay đổi các đại từ nhân xưng. Nghị luận trong tiểu thuyết; thấy được bóng dáng tinh thần tác giả. II. HS trả lời câu hỏi 3 (SGK, tr 144) - Văn nghị luận là gì? - Những điểm khác biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại. - Những văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam đã học ở chương trình lớp 7. - HS trả lời. - Nhóm HS trao đổi và trả lời. - HS nhớ lại – trả lời. - Là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cột lõi của nghị luận là ý kiến – luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng, lập luận. - (Phần III. Bảng so sánh, phân biệt) - 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) 2. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng). 3. Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai). 4. ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh). III. Bảng so sánh, phân biệt: Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại - Văn sử triết bất phân; - Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu… với kết cấu, bố cục riêng. - In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần – chủ, tâm lí sùng cổ; - Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biến ngẫu nhịp nhàng. - Không có những đặc điểm trên. - Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: Tiêủ thuyết luận đề, phóng sự – chính luận, tuyên ngôn… - Cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần với đời sống thực. IV. - Chứng minh tất cả 6 văn bản nghị luận trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cớ, nên đều có sức thuyết phục cao. - HS thảo luận và trả lời. - GV lưu ý: a. Lí: luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, là xương sống của bài văn nghị luận. b. Tình: - Tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra. (bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng) c. Chứng cứ: - Dẫn chứng – Sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm. * 3 yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau trong bài văn nghị luận tạo nên giá trị thuyết phục, sức hấp dẫn riêng của từng kiểu văn bản này. Nhưng ở mỗi bài văn lại thể hiện khác nhau: Lí Tình Chứng cứ Chiếu dời đô - Dời đô để mở mang, phát triển đất nước. - Đô cũ không còn phù hợp; cần phải dời đô sang nơi mới thuận lợi hơn mọi bề. - Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của dân của nước; thái độ thận trọng và chân thành với bầy tôi. - Những lần dời dô trong cổ sử Trung Hoa; Về kinh đô Hoa Lư, về thành Đại La. Hịch tướng sĩ - Làm tướng là phải hết lòng vì chủ, vì vua, vì nước; - Trong khi giặc dữ hoành hành, làm nhục quốc thể, ta thì đau xót, căm hời, các ngươi lại thờ ơ ăn chơi hưởng lạc; Vậy làm sao mà không thất bại nhục nhã? Nhưng nếu các ngươi bỏ lối sống cũ, chuyên cần học tập rèn luyện quân thì lo gì không thắng lợi. - Nhiệt huyết tràn trề, sôi sục, nồng nàn: khi căm hờn, đau xót, nhục nhã tái tê, khi hết lòng lo lắng thương yêu, khi ân cần khuyên nhủ, khi nghiêm khắc chỉ trích, phê phán, khi mệnh lệnh nghiêm trang, dứt khoát, kiên quyết rạch ròi. - Hàng loạt những tấm gương tung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Hoa. - Tình hình thực tế hiện hành của nước nhà. - Nỗi lòng, tâm tình và việc làm của vị chủ tướng. Nước Đại Việt ta - Đạo lí nhân nghĩa trừ bạo làm gốc; - Quan niệm toàn diện và sâu sắc về tổ quốc- độclập dân tộc. - Trang nghiêm, thiêng liêng, đĩnh đạc, rất đỗi tự hào. - Đối lập các triều đại Đại Việt và Trung Hoa; những chiếu công và chiến bại hiển nhiên. Luận về phép học - Cái hại vô lường của lối học sai lầm cầu danh lợi; cái lợi đủ mặt của cái học chân chính với phép dạy học nên làm, nên theo. - Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của nước nhà, cẩn trọng, thành kính mong được vua xem xét và ban chiếu thi hành. - Dẫn liệu về cái hại của lối học hình thức, về cách dạy học nên làm theo. Thuế máu - Bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thuế máu của nhân dân thuộc địa phục vụ quyền lợi của chúng. - Xuất pháp từ tình thương yêu đồng cảm những nạn nhân vô tội mà căm phẫn lên án chủ nghĩa thực dân Pháp bằng lối văn trào phúng sắc sảo và mới mẻ. - Nhiều dẫn liệu sự việc, con số chính xác, những hình ảnh cụ thể rải khắp 3 phần của chương 1. Đi bộ ngao du - Những lợi ích nhiều mặt của đi bộ ngao du đối với tự do, với việc làm giàu nhận thức cuộc sống, với sức khoẻ và tinh thần con người. Đi bộ ngao du chính là một phưong pháp giáo dục – tự giáo dục hữu hiệu. - Tâm sự, tò chuyện, giải thích, chân thành. - Hứng khởi, phấn chấn nếu được tham gia vào việc đi bộ ngao du. - Rất nhiều bức tranh cuộc sống thiên nhiên, xã hội, con người tinh thần và vật chất… được tiếp nhận khi đi bộ ngao du. IV: - Những nét giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của 3 văn bản: Chiếu dời dô, Hịch Tướng Sĩ, Nước Đại Việt ta. - Những văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam? - HS thảo luận và trả lời. - 1 HS trả lời. - Những điểm chung về nội dung tư tưởng: + ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước. + Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. - Những điểm chung về hình thức thể loại: + Văn bản nghị luận trung đại. + Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục. - Những điểm riêng về nội dung tư tưởng: + ở Chiếu dời đô là ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô. + ở Hịnh tướng sĩ là tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng giặc Mông – Nguyên, là hào khí Đông A sôi sục. + ở Nước Đại Việt ta là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một đất nước Đại Việt độc lập. - Những điểm riêng về hình thức thể loại: chiếu, hịch, cáo. - 1. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) của Lí Thường Kiệt, thế kỉ XI. 2. Bình ngô đại cáo (trích đoạn Nước Đại Việt ta) của Nguyễn Trãi, thế kỉ XV. 3. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, thế kỉ XX. Sở dĩ hai tác phẩm văn học (1), (2) được coi như bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam vì: cả hai đều khảng định dứt khoát chân lí Việt Nam (Đại Việt) là một nước độc lập, có chủ quyền. Kẻ nào dám xâm phạm đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chịu thất bại nhục nhã. Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi của bản tuyên ngôn độc lập (1945): Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ nền độc lập ấy. Tiết 134 ôn tập Cụm Văn bản tác phẩm văn học nước ngoài và cụm văn bản nhật dụng HĐ3: ôn tập văn bản và tác phẩm văn học nước ngoài I. Bảng hệ thống: TT Tên văn bản (tác phẩm ). Tên tác giả (nước, châu) Thể loại ngôn ngữ Giá trị, nội dung, tư tưởng Đặc sắc nghệ thuật 1 Cô bé bán diêm (trích truyện cổ tích) HSC. Anđéc xen (1805 – 1875, thế kỉ XIX, Đan Mạch, châu Âu) Truyện cổ tích – Tiếng Đan Mạch Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé Đan Mạch bất hạnh, chết cóng bên đường trong đêm giao thừa. Nghệ thuật kể chuyện cổ tích rất hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết diễn biến hợp lí. 2 Đánh nhau với cối xay gió (trích tiểu thuyết Đôn Ki – hô - tê) M.Xec – van – tét (1547 -1616, thế kỉ XVI- XVII, Tây Ban Nha, châu Âu) Tiểu thuyết phiêu lưu dài. Tiếng Tây Ban Nha Sự tương phản vè mọi mặt giữa Đôn – Ki – hô - tê và giám mã Xan – chô - Pan – xa. Cả hai đều có những mặt tốt, đáng quí bên cạnh những điểm đáng trách, đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió trên đường phiêu lưu. Nghệ thuật miên tả và kể chuyện theo trận tự thời gian và dựa trên sự đối lập, tương phản, song hành của cặp nhân vật chính. - Giọng điệu hài hước giễu nhại khi kể, tả về thầy trò nhà hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương. 3 Chiếc lá cuối cùng (trích) O Hen – ri (1862 – 1910, thế kỉ XIX- XX, Mĩ, Châu Mĩ) Truyện ngắn hiện thực; Tiếng Anh Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần, hình ảnh chiếu lá cuối cùng. 4 Hai cây phong (trích) Tr.Ai – ma – tốp (1928, thế kỉ XX, Kư – rơ - gư- x- tan, Châu á) Truyện ngắn; Tiếng Nga Tình yêu quê hương da diết gắn với câu truyện hai cây phong và thầy giáo Đuy – sen thời ấu thơ của tác giả. Miêu tả cây phong rất sinh động. Câu chuyện đậm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội hoạ. 5 Đi bộ ngao du (trích) J.Ru – xô (Pháp, thế kỉ XVIII) Tiểu thuyết luận đề – văn bản nghị luận Bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người, với qúa trình học tập, hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ. Giải thích, chứng minh luận điểm bằng cách đã dẫn chứng trong nhưng câu chuyện chân thật và hấp dẫn. II. Tóm tắt ngắn gọn nội dung mỗi đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng. III. Hình ảnh nào trong những tác phẩm trên gây cho em ấn tượng sâu đậm nhất? Giải thích lí do. HĐ4: ôn tập cụm văn bản nhật dụng i. Bảng hệ thống TT Tên văn bản Tác giả Chủ đề Đặc điểm thể loại, nghệ thuật 1 Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội Tuyên truyền, phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất - ngôn nhà chung của mọi người. Thuyết minh (giới thiệu, giải thích, phân tích đề nghị) 2 Ôn dịch, thuốc lá Theo Nguyễn Khắc Viện (Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiện) Giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch. Bởi vậy, chống lại việc hút thuốc là cũng phải có quyết tâm cao và triệt để hơn cả việc phòng chống ôn dịch. Vấn đề chống hút thuốc lá đã trở thành vấn đề văn hoá, xã hội quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người. Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, sinh động, gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người. 3 Bài toán dân số Theo Thái An, báo GD&TĐ, số 28, 1995 Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. Từ câu chuyện bài toán cổ hạt thóc, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm. II. - Nhớ lại, nói lại những chủ đề của các văn bản nhật dụng đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 6, 7. - Trong những chủ đề ấy, chủ đề nào theo em là thiết thực và cấp bách nhất, vì sao?. Gợi ý: - Lớp 6: 1. Bảo vệ và giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: + Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử + Động Phong Nha. 2. Bảo vệ đất đai, quyền dân tộc: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. - Lớp 7: 3. Nhà trường và gia đình: + Cổng trường mở ra, Mẹ tôi + Cuộc chia tay của nhưng con bút bê. 4. Giữ gìn và bảo vệ văn hoá, phong tục cổ truyền dân tộc: + Ca Huế trên sông Hương. HĐ5: hướng dẫn và yêu cầu chuẩn bị bài kiểm tra tổng hợp cuối năm - Theo SGK Ngữ văn 8, tập 2, tr. 145 – 147. Tiết 135, 136 Kiểm tra tổng hợp cuối năm I. Mục tiêu cần đạt: - Nhằm đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập Làm Văn trong một bài kiểm tra. - Năng lực vận dụng các phương thức tự sự, nghị luận kết hợp với biểu cảm , miên tả; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. - Trọng tâm kiểm tra ở học kì 2 là văn bản thuyết minh và văn bản nghị luận cùng các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một văn bản. II. Chuẩn bị: - GV: Hướng dẫn Hs ôn tập, chuẩn bị kiểm tra. - HS: + Đọc kĩ phần hướng dẫn các nội dung ôn tập trong SGK, tr. 145 – 147. + Tham khảo hướng ra đề ở học kì 1. C. Đề bài - Đáp án - Biểu Điểm: Tuần 35 Bài 33, 34 Tiết 137 Tập làm văn Luyện tập về văn bản thông báo I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của 1 văn bản thông báo; từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh. - Tích hợp với các kiểu văn bản điều hành đã học: tường trình, báo cáo, đề nghị. - Rèn luyện kĩ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Các bảng hệ thống - Học sinh: + Chuẩn bị theo các câu hỏi trong SGK III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của một số HS; nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt HĐ1: Hướng dẫn ôn tập, củng cố lí thuyết về văn bản thông báo - Gọi 4 HS trả lời câu hỏi trong mục I, tr. 148. - HS trả lời. - Theo bảng hệ thống dưới đây: Những tình huống cần làm các loại văn bản thông báo (1), tường trình (2), báo cáo (3), đề nghị (4) Tình huống (1) Tình huống (2) Tình huống (3) Tình huống (4) Điểm chung (1-2-3-4) Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan đảng, nhà nước… cần báo ho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề, chủ trương, chính sách, việc làm… Cấp dưới, các nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hành động, kết quả… để cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét kết luận. Cấp dưới, các nhân trình bài lại quá trình và kết quả công việc, nhiệm vụ được giao trước cấp trên, tổ chức, cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân, trong hội nghị, trong đại hội hoặc trong trường hợp định kì, đột xuất. Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõ những yêu cầu, đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan trách nhiệm xem xét giải quyết. Văn bản điều hành (hành chính công vụ) HĐ2: Luyện tập Bài tập 1: - HS lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình. Bài tập 2: - HS phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo trong sgk, tr.150 và tìm cách sửa lại cho đúng. Bài Tập 3: - Tìm thêm những tình huống cụ thể cần viết thông báo. Bài tập 4: - HS chọn 1 trong các tình huống trên để viết thành một văn bản thông báo hoàn chỉnh tại lớp, đọc to trước lớp. - HS làm bài và trả lời. - HS trả lời - HS nêu ví dụ - HS khác nhận xét, góp ý cùng GV. + Đáp án: - Thông báo. - Hiệu trưởng viết thông báo. - Cán bộ, GV, HS toàn trường nhận, đọc thông báo. - Nội dung kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ. - Báo cáo. - Các chi đội viết báo cáo. - Ban chỉ huy Liên đội nhận báo cáo. - Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng. - Thông báo: - Ban quản lí dự án viết thông báo. - Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án. - Nội dung thông báo: chủ trương của ban dự án. - Những lỗi sai: + Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo. + Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra… Người thông báo Người nhận thông báo Nội dung thông báo GV chủ nhiệm lớp Gia đình HS của lớp chủ nhiệm Thu các khoản tiền đầu năm học. GV chủ nhiệm lớp Gia đình HS cá biệt trong lớp Tình hình học tập và rèn luyện của HS cá biệt trong tuần Hiệu trưởng GV, HS, gia đình học sinh Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh. Ban công an xã Gia đình nạn nhân Đến nhận đồ vật bị mất cắp đã tìm thấy Ban chấp hành đoàn TNCS HCM Toàn thể đoàn viên Kế hoạch hoạt động hè năm 2006-2007. Tiết 133, 134 ôn tập phần tập làm văn a. Mục tiêu bài học - Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng phần tập làm văn đã học trong năm. HS nắm chắc khái niệm và biét cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, miêu tra, biểu cảm trong nghị luận. - Tích hợp với các bài ôn tập phần Văn và phần Tiếng Việt trong toàn năm lớp 8. - Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại, theo chủ đề. b. Chuẩn bị: - Thầy: Bảng hệ thống hóa kiến thức. - Trò : Ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong SGK, tr 151. c. Tiến trình dạy học: 1) ổn định tổ chức: 2) Kiểm tra bài cũ: Sách vở, bài soạn của học sinh. 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt HĐ1: - Em hiểu thế nào về tính thống nhất của một văn bản? - Tính thống nhất của một văn bản thể hiện rõ nhất ở đâu? - Chủ đề của văn bản là gì? - Phân biệt với câu chủ đề? - Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện như thế nào và có tác dụng gì? - HS trả lời. - HS trả lời - HS nêu ý kiến cá nhân - HS nêu ý kiến cá nhân - HS thảo luận nhóm. I. Về Tính thống nhất của văn bản - Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản. - Tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất của chủ đề còn được thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản. Tất cả đều tập trung làm sáng tỏ và nổi bật chủ đề của văn bản. - Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt. - Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề (câu khẳng định, câu trần thuật…), trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữâ các phần, và trong các từ ngữ then chốt thường hay lặp đi lặp lại một cách có chủ ý. HĐ2: - Thế nào là văn bản tự sự? - Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì? - Làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả? - Bổ sung các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào đoạn văn sau? “Hôm qua, lớp 8A của em đón nhận một học sinh mới. Chỉ sau một buổi học, chúng em đã quen nhau. Câu chuyện bất ngờ trên đường về nhà sau khi tan hoc.” - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. II. Ôn tập về văn bản tự sự (nâng cao) - Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện, trong đó bằng ngôn ngữ văn xuôi (là chủ yếu), bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mặt người đọc như là nó đang xảy ra. - Nhưng văn bản tự sự có thể dài, ngắn tuỳ theo tác giả và nội dung câu câu chuyện tom tắt văn bản tự sự giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc là để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá. - Muốn tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả cần: + Đọc thật kĩ nhiều lần tác phẩm, phát hiện các đoạn mạch, các chi tiết chính; kểlại (viết hoặc nói) bằng lời của mình. + Không bao giờ chỉ có tự sự kể chuyện, kể việc đơn thuần. Văn tự sự bao giờ cũng có ít hay nhiều tham gia đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho câu chuyện, sự việc và nhân vật thêm cụ thể sinh động. HĐ3: - Có ý kiến cho rằng thuyết minh là loại văn bản tổng hợp. Bởi trong đó có cả lập luận, miêu tả, tự sự, biểu cảm. Trong thời đại ngày nay, thuyết minh là kiểu văn bản cần thiết nhất, có tác dụng nhiều nhất. ý kiến của em? - Có bao nhiêu kiểu đề bài thuyết minh, kiểu bài thuyết minh? - Các phương pháp, biện pháp chủ yếu trong bài văn thuyết minh là gì? - Có thể thuyết minh một đối tượng mà chưa bao giờ nhìn thấy nó không? - Sự khác nhau giữa thuyết minh một đồ vật (con vật, cây, hoa,…) và thuyết minh một cách làm, một phương pháp? - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời III. Ôn về văn bản thuyết trình - Không phải không ít nhiều có lí trong ý kiến trên. Trong thực tế đời sống chúng ta thường được nghe, được đọc loại văn bản này; thậm chí chúng ta đôi khi cũng phải thuyết minh cho người khác hiểu một đối tượng, một vấn đề nào đấy. Chúng ta đã tình cờ làm văn thuyết minh rồi. Thuyết minh là giới thiệu, trình bày về một đối tượng nào đó cho người nghe hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học. Tuỳ theo từng loại đối tượng, từng loại người đọc, người nghe với những mục đích khác nhau mà có cách thuyết minh khác nhau, nhưng tựu trung, thuyết minh chủ yếu bằng lời văn, qua giọng nói, có thể kết hợp với các hình ảnh, bản đồ, dụng cụ bổ trợ. Để bài thuyết minh truyền cảm, hấp dẫn, người thuyết minh có thể và cần miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, bình luận xen kẽ ở một chừng mực nào đó nhưng không được quyền quên hoặc làm mờ đi mục đích chính là giới thiệu và làm rõ đối tượng. - Có hai kiểu đề bài thuyết minh: Đề bài mở và đề bài giới hạn phạm vi, mức độ đối tượng rõ ràng. + 4 kiểu bài thuyết minh chính: Thuyết minh một đồ dùng; Thuyết minh một động vật, thực vật; Thuyết

File đính kèm:

  • docVan 8 KII(1).doc