Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trịnh Quang Hưng

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

 - Kĩ năng:

 Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

 - Thái độ: Vận dụng vào viết văn

B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, tài liệu tham khảo

 - Học sinh: xem bài, trả lời câu hỏi

C. Phương pháp:

 Phương pháp đàm thoại, tích hợp

D. Tiến trình giờ dạy

 I/ Ổn định tổ chức : ( 1 )

 II/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 ) Kiểm tra sách – vở – vở bài tập

 

doc283 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trịnh Quang Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2009 Ngày giảng: 17/8/2009 Tuần1 Tiết 1 + 2 Văn bản : Tôi đi học (Thanh Tịnh) A.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. Thấy được tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè, mái trường quê hương thân yêu. - Kĩ năng: Phân tích nội tâm nhân vật. - Thái độ: Trân trọng những kỉ niêm tuổi thơ. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo - Học sinh: Soạn bài, sưu tầm tư liệu về tác giả C. Phương pháp : . Phương pháp đàm thoại, giảng bình, tích hợp D. Tiến trình gìơ dạy: I/. ổn định tổ chức( 1’ ) II/ Kiểm tra bài cũ: (5’ ) Kiểm tra sách – vở – vở bài tập III/ Bài mới:(35’) Giới thiệu bài: Học sinh hát bài “ngày đầu tiên đi học” (Nguyễn Ngọc Thiện). ấn tượng về ngày đầu tiên đi học đến trường sẽ không bao giờ thể quên, mỗi con người. Ta đã phần nào thấy được tâm trạng bâng khuâng, hồi hộp của người mẹ “Cổng trường mở ra” (Lý Lan) và tâm trạng ấy lại được khắc hoạ rõ nét hơn truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh... Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 (10’) ? Hãy nêu những nét về tác giả? - 1 HS nêu -> GV bổ sung -> chốt * GV: Tên thật là Trần Văn Ninh -> đổi là Trần Thanh Tịnh (6 tuổi) - Ông viết nhiều thể loại nhng thành công là thơ và truyện ngắn - Truyện ngắn của ông đằm thắm, trong trẻo, dịu êm, tâm hồn nhạy cảm trớc vẻ đẹp của con người ? Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm? - Là truyện ngắn giàu chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo, tràn đầy chất thơ -> thể hiện đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả. * GV nêu yêu cầu đọc: chậm, hơi buồn, lắng sâu... - GV đọc mẫu một đoạn -> 3 HS đọc tiếp ? Giải thích từ: ông đốc, lạm nhận, tựu trường... Nội dung ghi bảng I.Tìm hiểu tác giả,tác phẩm: 1. Tác giả: (1911 – 1988) - Quê: thành phố Huế - Ông từng dạy học, viết báo, viết văn - Ông sáng tác ở nhiều thể loại nhưng thành công nhất là thơ và truyện ngắn. 2. Tác phẩm: - Là truyện ngắn xuất sắc in trong tập “Quê mẹ” (1941) 3. Đọc, hiểu chú thích: Hoạt động 2 (28’) ? Truyện ngắn có bố cục độc đáo như thế nào? - Theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” theo trình tựu: - từ hiện tại nhớ về quá khứ - Những thay đổi thay trong tâm trạng và nhận thức của nhân vật tôi qua từng chặng: đi đến trường -> tiết học ban đầu * GV: Có thể chia làm 4 phần ? Nên phân tích truyện bằng cách nào? - Theo hệ thống nhân vật. * HS đọc đoạn 1 ? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao? Khởi nguồn từ hiện tại II. Phân tích tác phẩm 1/ Kết cấu bố cục: 4 phần - P1: Từ đầu -> tựu trường: thời điểm gợi nỗi nhớ - P2: Tiếp -> trên gọi núi: cảm nhận của tôi trên đường tới trường - P3: Tiếp: cảm nhận của “tôi” ở sân trường - P4: Còn lại: Tâm trạng nhân vật “tôi” trong lớp học 2/ Phân tích: a/ Tâm trạng của nhân vật tôi: * Trên đường tới trường: - “Tôi” hồi hộp, ngỡ ngàng, náo nức đến kì lạ - Thời gian: cuối thu - Thiên nhiên: lá rụng, mây bàng bạc - Sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường -> Vì: Sự liên tưởng tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ GV: Quá khứ được đánh thức và bao kỷ niệm chợt ùa về, náo nức, tưng bừng, rộn rã ? Chỉ ra và phân tích giá trị của các từ lấy trong đoạn đầu? - Náo nức, mơn man...-> diễn tả cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” + rút ngắn khoảng cách + giữa quá khứ và hiện tại -> chuyện như mới xảy ra. ? Tìm và phân tích những chi tiết chứng tỏ cảm giác mới mẻ, ngỡ ngàng, hồi hộp của nhân vật “tôi” trên đường đến trường? - Con đường “quen” mà “tự nhiên thấy lạ” -> cảnh vật thay đổi - Thấy mình “trang trọng” và “đứng đắn” - Lúng túng vì mấy quyển vở nhưng vẫn cố gắng và muốn được “thử sức” -> muốn tự khẳng định mình ? Qua những chi tiết trên chứng tỏ tôi là cậu bé như thế nào? - Yêu bạn, yêu trường, muốn học giỏi, khám phá * HS đọc câu cuối của đoạn: “ý nghĩa ấy thoáng qua...ngọn núi”. ? Em hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật trong câu văn? - So sánh: ý nghĩ – làn mây -> diễn tả nhận thức về nhiệm vụ học tập trong cuộc sống thật dịu dàng, trong sáng -> khát vọng vươn tới của tâm hồn trẻ thơ. ? Qua phân tích em thấy tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường đến trường như thế nào? - 2, 3 HS -> GV chốt -> Ghi bảng ? Em hãy tả lại tâm trạng của em trong ngày đầu tới trường? - 5 HS -> GV chốt kiến thức cơ bản Tiết 2 I/ ổn định tổ chức:(1’) II/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường? III/ Bài mới:(35’) GV túm tắt nội dung tiết học trước Hoạt động của thày và trò Hoạt động1(12’) * GV: Từ tâm trạng mới mẻ trên đường đến trường, nhân vật “tôi” lại bỡ ngỡ, hồi hộp khi đứng trước ngôi trường, được nghe tiếng trống, được gọi tên vào lớp...Thành công của tác giả là ở chỗ đã để cho “tôi” tự bày tỏ những cảm nhận đối với cảnh xung quanh. ? Đứng trước sân trường “tôi” thấy gì? - Trên sân trường: người dày đặc, quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui, sáng sủa - Ngôi trường: xinh xắn, oai nghiêm -> như đình làng - Học trò mới: đứng núp bên ngời thân ...-> rụt rè, vụng về, lúng túng, theo nhau khóc vì phải xa người thân... ? Hình ảnh ngôi trường được so sánh như đình làng có ý nghĩa gì? - Đình làng là nơi thờ cúng thiêng liêng -> diễn tả cảm xúc về mái trường rất trang nghiêm -> đề cao nhận thức của con người về trường học. ? Những cảnh tượng trên sân được nhớ lại như thế có ý nghĩa gì? - Phản ánh không khí đặc biệt của ngày khai trường - Tinh thần hiếu học của nhân dân ta. - Sự quan tâm của mọi người đến trường học ? Sự so sánh lũ trò nhỏ như con chim non có ý nghĩa gì? - Thể hiện khát vọng khám phá tìm hiểu, bay cao, bay xa từ trường học *GV liên hệ với câu “phía sau cổng trường là một thế giới kì diệu...” (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ? Hãy tìm ra và phân tích các chi tiết miêu tả tâm trạng của “tôi” khi nghe gọi tên vào lớp? - Tiếng trống “vang dội cả làng” “cảm thấy mình chơ vơ” - Nghe gọi tên: tim như“ngừng đập” -> giật mình, lúng túng... - Khi phải xa mẹ: khóc -> Hàng loạt trạng thái cảm xúc xen lẫn nhau. Đây là những cảm xúc chân thật vì “Tôi” phải một mình bước vào 1 thế giới khác. ? Đỉnh cao của tâm trạng “tôi” là tiếng khóc. Em suy nghĩ như thế nào về tiếng khóc ấy? - Ôm mặt khóc -> khóc nức nở -> Thút thít -> vừa lo sự, hồi hộp, vừa thích thú -> báo hiệu sự trưởng thành của cậu bé. *GV bình: Tiếng khóc là một phản ứng chuyền rất tự nhiên, rất ngây thơ và giàu ý nghĩa. Có thể đó là sự nuối tiếc những ngày chơi đùa thoải mái, là sự lưu luyến những người thân yêu. Có thể tiếng khóc ấy là sự e sợ trước những thử thách sắp tới, là niềm vui là sự quyết tâm để vào một thế giới kỳ lạ đầy hấp dẫn... ? Qua phân tích hãy đánh giá tâm trạng của tôi trên sân trường? Nội dung ghi bảng * Trên sân trường: - “Tôi” lo sợ, hồi hộp, lưu luyến khi chia tay người thân để vào lớp học. Hoạt động 2 (5’) HS quan sát đoạn 4 ? Những cảm giác khi “tôi” vào lớp và bắt đầu giờ học đầu tiên có ý nghĩa gì? - 2 HS trả lời: + Nhìn xung quanh, thấy “mùi hương lạ xông lên” + Nhìn bạn chưa quen biết – nhưng không lạ chút nào => sự quyến luyến bất ngờ nhưng tự nhiên - Chợt nhớ về những kỉ niệm cũ khi thấy cánh chim - Vòng tay lên bàn chăm chỉ học => Cảm giác vừa xa lạ, vừa gần gũi, thân thiết với tất cả -> thái độ tự tin, nghiêm trang đón bài học * Trong lớp học: - Tôi có cảm giác vừa xa lại vừa gần gũi, thân thiết với tất cả, tự tin vào mình hơn. IV/Củng cố : (3') HS đọc ghi nhớ trong SGK - GV khái quát lại nội dung bài học. IV/ Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài mới: (2’) - Học bài tập, phát biểu cảm nghĩ về truyện - Soạn bài: Trong lòng mẹ ? Chia bố cục? Hòan cảnh sống và tâm trạng bé Hồng ? Tìm tư liệu về tác giả - Chuẩn bị: Cấp độ khái quát nghĩa của từ .(Ôn lại còn từ ghép chính phụ) E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18/8/2009 Ngày giảng: 21/8/2009 Tiết 3: Tiếng việt Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Kĩ năng: Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. - Thái độ: Vận dụng vào viết văn B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, tài liệu tham khảo - Học sinh: xem bài, trả lời câu hỏi C. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, tích hợp D. Tiến trình giờ dạy I/ ổn định tổ chức : ( 1’ ) II/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) Kiểm tra sách – vở – vở bài tập III/ Bài mới ( 35’) * Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 (15’) * GV treo bảng phụ (sơ đồ SGK trang 10) ? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú”, “chim”, “cá”? Vì sao? - Rộng hơn vì: nghĩa của nó khái quát hơn, bao hàm nghĩa của 3 từ trên. ? Hãy so sánh nghĩa của: - “Thú” với hươu, nai, voi? - “Chim” với tu hú, sáo? - “Cá” với cá rô, cá trắm? - Nghĩa của từ Thú, Chim, Cá rộng hơn vì nó khái quát, bao hàm nghĩa của các từ kia. ? Từ sơ đồ trên, em thấy nghĩa của các từ Thú, Chim, Cá rộng hơn nghĩa những từ nào? Hẹp hơn nghĩa những từ nào? - 3 HS giới thiệu -> GV chốt ghi *BT nhanh: Cho 3 từ: Cây, cỏ hoa -> tìm từ nghĩa rộng và hẹp hơn - Thực vật > cây cỏ, hoa > cây cam, cỏ gấu, hoa lan. ? Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào về từ có nghĩa rộng hơn và từ có nghĩa hẹp - 2 HS trình bày -> 1 HS đọc ghi nhớ ? Có từ nào vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp không? Ví dụ? - Có. Ví dụ: Phương tiện di chuyển > xe > xe đạp Hoạt động 2 (24’) - 2 HS lên bảng làm 2 phần - HS cả lớp làm ra nháp -> HS nhận xét - HS làm miệng - GV phát phiếu học tập -> HS làm – GV thu phiếu chấm HS làm miệng ? Giải thích vì sao? HS làm miệng Nội dung ghi bảng I. Từ ngữ nghĩa rộng, nghĩa hẹp: 1. Ví dụ: SGK (10) 2. Nhận xét: Nghĩa từ “động vật” bao hàm nghĩa của 3 từ: thú, chim, cá -> nghĩa rộng - Nghĩa của 3 từ: Thú, Chim, Cá hẹp hơn nghĩa của từ động vật, rộng hơn nghĩa của từ voi, sáo 3. Ghi nhớ: SGK(10) * Lưu ý: Một từ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp - Chỉ xét quan hệ rộng – hẹp khi từ ngữ đồng nhất về ý nghĩa II. Luyện tập Bài 1 (11) a) Y phục Quần áo quần đùi quần dài áo dài áo sơ mi Vũ khí Súng Bom Súng trường Đại bác Bom 3 càng Bom bi 2. Bài tập 2 (11) Những từ có nghĩa rộng trong các nhóm từ: a. Chất đốt d. Nhìn b. Thức ăn e. Đánh 3. Bài tập 3(11) Từ có nghĩa bao hàm a. Xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi b. Kim loại: Sắt đồng, nhôm c. Hoa quả: Chanh, cam, chuối d. Họ hàng: Họ nội, họ ngoại, bác, chú... e. Mang: xách, khiêng, vác 4. Bài tập 4: Từ không cùng nhóm nghĩa a. Thuốc lào c. Bút điện b. Thủ quỹ d. Hoa tai 5. Bài tập 5(11) 3 động từ cùng thuộc nhóm nghĩa (Chú ý vào những động từ miêu tả hành động, trạng thái) - Khóc, nức nở, sụt sùi -> Khóc: nghĩa rộng IV/Củng cố: (2’)- Câu hỏi SGK V/. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới: (2’) - Hệ thống kiến thức làm bài - Học bài, làm bài tập - Chuẩn bị: + Tính thống nhất... + Chuẩn bị bài tập 1, 2 (I) và a, b(II) E. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................ ************************** Ngàysoạn:19/8/2009 Ngày giảng:22/8/2009 Tiết 4 Tập làm văn tính thống nhất về chủ đề của văn bản A. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp học sinh nắm đợc tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả 2 phương diện hình thức và nội dung. - Kĩ năng: Vận dụng xây dựng một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, sắp xếp các phần sao cho tập trung, nổi bật ý kiến, cảm xúc của mình. - Thái độ: Vận dụng viết văn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, tài liệu tham khảo - Học sinh: chuẩn bị bài C. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, tích hợp D. Tiến hành: I/ ổn định tổ chức: (1’) II/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra vở bài tập của học sinh III/ Bài mới: (35’) * Giới thiệu bài: “Mẹ tôi” (Amixi) và “Tiếng gà tra” (Xuân Quỳnh) muốn nói điều gì? - 1 HS trả lời -> GV chốt: Đó chính là chủ đề văn bản. Vậy thế nào là chủ đề của văn bản? Để hiểu được vấn đề này hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: Tính thống .......... Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1 (7’)` HS đọc thầm văn bản “Tôi đi học” ? Tưởng nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? (Mục đích của văn bản) - HS thảo luận nhóm -> trình bày - Hồi tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình - Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc về kỉ niệm đó ? Những nội dung đó chính là chủ đề của văn bản. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này? – 2 HS ? Vậy chủ đề của văn bản là gì? - GV chốt ghi nhớ (1) Nội dung ghi bảng I/ Chủ đề của văn bản: 1/ Ví dụ: (12) 2/ Nhận xét: - Hồi tưởng về một kỉ niệm sâu sắc thuở còn thơ - ngày đầu đi học. - Trình bày ý kiến và cảm xúc về kỉ niệm đó => Chủ đề: ghi lại cảm xúc trong sáng, sâu sắc của tác giả về ngày đầu tiên đi học 3/ Ghi nhớ 1 (12) Hoạt động 2 (10’) ? Để tái hiện những khái niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ và câu như thế nào? - Nhan đề: Tôi đi học -> Hiểu nội dung văn bản nói về chuyện đi học - Từ ngữ: Những kỉ niệm mơn man...trường, lần đầu tiên đến trường, đi học, 2 quyển vở mới... - Câu: + Hôm nay tôi đi học + Hàng năm, cứ vào cuối thu... trường + Tôi quên thế nào được... + 2 quyển vở mới... + Tôi bặm tay ghì chặt... ? Tìm các chi tiết nghệ thuật diễn tả cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đờng tới trường, ở sân trường, trong lớp học? a. Trên đường đi học * trớc đây - Con đường quen đi lại - Hoạt động: Lội sông, thả diều * Bây giờ - Bỗng đổi khác mới mẻ - Đi học: thiêng liêng, tự hào b. Trên sân trường * trước: - Trường xa lạ, cao ráo, sạch sẽ * Nay - Trường xinh xắn, oai nghiêm c. Trong lớp học * Trước - Không thấy xa nhà, xa mẹ... * Nay: - Thấy xa mẹ, nhớ nhà ? Vậy em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Là sự nhất quán về ý kiến, cảm xúc của tác giả trong văn bản ? Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào? - Hình thức: Nhan đề của văn bản - Nội dung: Mạch lạc, tự nhiên, chi tiết tập trung làm rõ ý kiến, cảm xúc của tác giả - Đối tợng: Xoay quanh nhân vật “tôi” ? Để có tính thống nhất về chủ đề thì văn bản cần đạt yêu cầu gì? (Cách hiểu văn bản) - Tìm hiểu nhan đề, bố cục, những câu, từ then chốt trong văn bản làm rõ chủ đề. Muốn hiểu một văn bản phải nắm đợc chủ đề văn bản. - HS đọc ghi nhớ 2, 3(12) Hoạt động 3 (20’) HS trả lời miệng - Đối tượng: cây cọ - Chủ đề: tình cảm với cây cọ -> Tình yêu quê hương, đất nớc - Không thay đổi trật tự được vì qua miêu tả cây cọ -> Tình cảm với cây cọ - Thảo luận nhóm -> trình bày – nhận xét II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản: 1/ Ví dụ: SGK 2/ Nhận xét: - Hình thức: nhan đề - Nội dung: các từ ngữ, chi tiết làm nổi rõ ý kiến, cảm xúc của tác giả - Đối tượng: Nhân vật “tôi” => Thống nhất về chủ đề 3. Ghi nhớ 2, 3: SGK(12) III. Luyện tập 1. Bài tập 1 (13) Văn bản “Rừng cọ quê tôi” a. Nhan đề “Rừng cọ quê tôi” - Trình bày theo trình tự: Giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ b. Chủ đề: Từ việc giới thiệu rừng cọ, đặc điểm của cây cọ, diễn tả tình cảm của tác giả đối với cây cọ và tình yêu quê hương đất nước của tác giả 2. Bài tập 2 (14) - ý lạc đề: b, đ 3. Bài tập 3 (14) - ý không sát chủ đề: c, g - Điều chỉnh: b. Con đường quen thuộc mọi ngày bỗng trở lên mới lạ (con đường đền trường trở nên mới lạ, nhiều cảnh vật xung quanh thay đổi) e. Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn, trang nghiêm mà gần gũi, thân thiết... IV/ Củng cố: (2’) - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài. V/ Hướng dẫn về nhà:(2’) - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài Trong lòng mẹ. + Tìm đọc “Những ngày thơ ấu” + Tìm hiểu tác giả + trả lời câu hỏi SGK E. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. *********************** Ngày soạn: 21/8/2009 Tuần 2, Tiết 5 + 6 Ngày giảng: 24/8/2009 Văn bản trong lòng mẹ (Trích “Những ngày thơ ấu” Nguyên Hồng) A. Mục tiêu cần đạt: -Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tình cảnh đáng thơng và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng - Kĩ năng: Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành giàu sức biểu cảm. -Thái độ: Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với mẹ B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, TLTK, tác phẩm “Những ngày thơ ấu” - Học sinh: Soạn bài, phiếu học tập tìm hiểu tác giả - tác phẩm C. Phương pháp: - Phương pháp đàm thoại, giảng bình, tích hợp D. Tiến trinh giờ dạy: I/ ổn định tổ chức: (1’) II/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’) ? Trình bày những cảm nhận của em về văn bản “Tôi đi học” * Đáp án: Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi: quang cảnh trường, bạn bè, thầy cô, lớp học...... III/ Bài mới: (35’) * Giới thiệu bài: Có nhà thơ đã khẳng định: “Nếu như không có mẹ Thì đâu có chúng con Nếu như không có mẹ Thì trái đất đâu còn”. Tấm lòng dịu êm, vô biên của người mẹ, tình con cháy bỏng, đầy ấn tượng của chú bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng – 1 nhà văn của Phụ nữ và nhi đồng sẽ khẳng định sâu sắc hơn nét đẹp Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1 (10’) ? Trình bày những hiểu về hình ảnh người mẹ....biết của em về tác giả? * GV bổ sung: Ông sinh 5/11/1918 trong một gia đình Tiểu tư sản ở Nam Định -> gia đình sa sút, mồ côi cha (12 tuổi), học hết Tiểu học phải tự kiếm sống. 1935 cùng mẹ ra Hải Phòng ở. - Ông mất 02/5/1982 tại Yên Thế (Hà Bắc) - Tác phẩm của ông là gạch nối độc đáo giữa văn hóa hiện thực phê phán và văn học cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1945 ? Nêu một vài nét về tác phẩm? => HS quan sát chân dung Nguyên Hồng * GV hướng dẫn học sinh đọc -> đọc mẫu 1 đoạn - HS giải thích: Rất kịch, ruồng rẫy, tha hương cầu thực, thành kiến, bán xới... Nội dung ghi bảng I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn nổi tiếng của nước ta giai đoạn 20 – 45, là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. 2. Tác phẩm: - “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả ( Hồi kí tự truyện) - Tác phẩm gồm 9 chương in 1940 - Đoạn trích: Chương IV của tác phẩm 3. Đọc, hiểu chú thích: Hoạt động 2 (30’) ? Đoạn trích chia thành mấy phần? Nội dung? ? Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? - Bé Hồng, bà cô, mẹ bé Hồng -> bé Hồng là nhân vật chính ? Quan hệ giữa nhân vật chính và tác giả? - Chính là 1 – ghi lại chuyện đã xảy ra với mình * HS chú ý đoạn 1 ? Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt? - Mồ côi cha, mẹ đi tha phương cầu thực, 2 anh em sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng => bé Hồng cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình thương của mẹ ? Đoạn mở đầu này viết bằng phương thức nào? - Phương thức tự sự *GV: Dòng tự sự ngắn gọn ấy đã khơi nguồn, tạo tình huống để nhân vật bà cô xuất hiện ? Là người thân của Hồng nhưng bà cô đã làm trái tim non nớt của Hồng rỉ máu bằng cách nào? Tại sao? Cời hỏi: + Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? + Sao lại không vào? Mợ mày phát tài... + Mày dại quá, cứ vào đi... ? Tại sao bà cô lại cời hỏi mà không phải là: lo lắng hỏi, nghiêm nghị hỏi hay âu yếm hỏi? - Thái độ giả dối, ác ý, muốn gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng sự hòai nghi khinh miệt mẹ. ? Thấy Hồng cúi đầu trả lời không vào, cuối năm mợ về, bà cô đã làm gì? - Mắt long lanh nhòm cháu chằm chặp, giọng vẫn ngọt -> tiếp tục đóng kịch, trêu cợt, lôi cháu vào trò chơi tai quái của mình. ? Khi bé Hồng “cười dài trong tiếng khóc” bà cô nh thế nào? - Đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị, tỏ vẻ thương xót bố bế Hồng ? Tất cả việc làm trên, bộc lộ bản chất của bà cô nh thế nào? - Thâm độc, giả dối, lạnh lùng, vô cảm trước sự đâu đớn xót xa đến phẫn uất của bé Hồng, bất chấp cả tình máu mủ. ? Cử chỉ và lời nói tiếp theo của bà cô phải chăng là sự thay đổi đấu pháp tấn công? Mục đích? - Muốn cháu đau khổ hơn, thê thảm hơn. - Khi cháu đau đớn tột cùng -> bà cô tỏ ra ngậm ngùi, thương xót người đã mất -> giả dối, thâm hiểm đến trắng trợn ? Qua phân tích, em thấy bà cô là ngời như thế nào? - 2 HS phát biểu * GV: Bà cô là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người tàn nhẫn đến khô héo cả tình cảm ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Tác giả đã miêu tả sống động, rất thực hình ảnh bà cô, kẻ đã để lại một vết thuơng lòng ứa máu về những ngày thơ ấu của tác giả. II. Phân tích tác phẩm: 1/ Kết cấu bố cục : 2 phần + Đoạn 1: Từ đầu...người ta hỏi đến chứ: cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng, suy nghĩ, cảm xúc của bé về mẹ. +Đoạn2:( Còn lại) Cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ. 2/ Phân tích: a/ Nhân vật bà cô (qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng: - Bà cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Tiết 2 Với mục đích gieo rắc sự hoài nghi, khinh miệt người mẹ, bà cô đã không tự một thủ đoạn nào trong cuộc đối thoại với bé Hồng. Vậy bé Hồng có tâm trạng như thế nào? Hình ảnh ngời mẹ trong con mắt bé Hồng ra sao?... ? Hãy tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bé Hồng khi đối thoại với bà cô? Tình cảm của bé Hồng với mẹ? * HS thảo luận nhóm -> trình bày -> GV chốt - Nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô. - Có ý gieo rắc những hoài nghi để khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. - 2 tiếng “em bé” ngân dài -> Xoắn chặt lấy tâm can tôi - “GIá những cổ tục...nát vụn” => Suy nghĩ, cảm xúc của bé Hồng. - Nhận ra ý nghĩ cay độc: không đáp lại - Lòng vắt chặt, khóe mắt cay: đáp lại, lòng đau đớn - Nước mắt ròng ròng -> Nỗi đau đớn tăng lên - Giận dữ vì những cổ tục đày đọa mẹ: Động từ: vồ, cắn, nhai, nghiến => Không nói được vì uất ức trớc sự độc ác của bà cô ? Đoạn đối thoại đợc miêu tả theo hình thức nào? - Phương thức biểu đạt nào? Tác dụng? - Hình thức tăng tiến: đau đớn -> phẫn uất -> phẫn uất đến cực điểm - Phương thức biểu cảm: Bộc lộ trực tiếp và gợi cảm ? Qua đây, em thấy bé Hồng là người như thế nào? *GV: Trong cuộc đối thoại này, tác giả đã thành công khi sử dụng phép tương phản làm nổi bật 2 nét tính cách trái ngược nhau giữa bà cô và bé Hồng để khẳng định tình mẫu tử trong sáng, cao cả của bé Hồng. Vậy mẹ bé Hồng là người như thế nào mà bé Hồng tin yêu đến thế ? Thực ra người mẹ đã xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm. Qua lời nói chuyện của bà cô, người mẹ bé Hồng hiện lên như thế nào? - Xấu xa vì bỏ gia đình, bỏ con, vi phạm lễ giáo phong kiến - Người mẹ yêu con, đẹp đẽ, can đảm, kiêu hãnh => Hồng vẫn tin yêu mẹ ? Hồng gặp mẹ vào thời điểm nào? - Vừa ở trờng ra + Giữa lúc trái tim đang khát khao cháy bỏng được gặp mẹ. ? Hãy phân tích những chi tiết miêu tả suy nghĩ hành động, lời nói của bé Hồng khi gặp mẹ - Suy nghĩ: “ảo ảnh của dòng nước...sa mạc” - hành động: Thở hồng hộc, đẫm mồ hôi, rúi cả chân -> òa khóc nức nở -> nước mắt hờn dỗi mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện Ngôn ngữ: Mẹ ơi! Mẹ ơi! -> gọi thống thiết, tràn đầy tình yêu thương ? Phân tích giá trị của hình ảnh so sánh: “ảo ảnh của dòng nước....sa mạc”. - Diễn tả tình cảm yêu thương cháy bỏng, hi vọng, chờ đợi... ? Khi nằm trong lòng mẹ Hồng cảm nhận bằng các giác quan nào? - Thị giác: Nhìn mẹ - Khứu giác: Ngửi mùi thơm - Thính giác: Nghe mẹ khóc, thở - Xúc giác: Mơn man ? Tâm trạng của bé Hồng lúc này như thế nào? - Vui sướng tột cùng, hạnh phúc lớn lao khi ở trong lòng mẹ *GV: Hình ảnh người mẹ và tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ tạo nên một thế giới diệu kỳ, tràn ngập ánh sáng, rực rỡ màu sắc và đậm đà mùi hương – Thế giới của tình mẫu tử vừa dịu dàng, vừa mãnh liệt. Đây là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt b/ Hình ảnh bé Hồng: * Cảm xúc, suy nghĩ của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô: - Hồng là người cô độc, bị hắt hủi, căm hờn cái xấu xa độc ác, những cổ tục phong kiến. Hồng có trái tim nhân hậu, tâm hồn trong sáng tràn ngập tình yêu thương mẹ. *Niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp mẹ: - Mẹ yêu con, đẹp đẽ, can đảm, kiêu hãnh vượt qua tất cả. - Bé Hồng vui sướng tột cùng, hạnh phúc lớn lao khi ở trong lòng mẹ. Hoạt động 3 (5’) ? “Tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_trinh_quang_hung.doc
Giáo án liên quan