Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tập 2

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Giúp học sinh:

1. Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc của thực tại tù túng, tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình - con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

2. Tích hợp với phần Văn học ở bài Ông đồ, phần Tiếng Việt ở bài Câu Nghi vấn, phần tập làm văn ở bài Viết đoạn văn thuyết minh. Tích hợp (liên hệ) với thực tế cuộc sống, xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX.

3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: Kiểm tra sĩ số

2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách giáo khoa - Sách giáo viên.

- Bức tranh minh hoạ bài Nhớ rừng, bức tranh minh hoạ bộ tứ bình trong bài thơ.

3. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 4. BÀI MỚI

 

doc187 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tập 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 + 74 ( Soạn ngày 4-1-08) Nhớ rừng Thế lữ I. Mục tiêu bài học: * Giúp học sinh: 1. Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc của thực tại tù túng, tầm thường, giả dối - tâm trạng đầy bi phẫn của nhân vật trữ tình - con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. 2. Tích hợp với phần Văn học ở bài Ông đồ, phần Tiếng Việt ở bài Câu Nghi vấn, phần tập làm văn ở bài Viết đoạn văn thuyết minh. Tích hợp (liên hệ) với thực tế cuộc sống, xã hội và tâm hồn thanh niên Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX. 3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng. II. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Đồ dùng dạy học - Sách giáo khoa - Sách giáo viên. - Bức tranh minh hoạ bài Nhớ rừng, bức tranh minh hoạ bộ tứ bình trong bài thơ. 3. Kiểm tra bài cũ: 4. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết quả cần đạt Hoạt động 1 Dẫn vào bài mới. Giáo viên nói chậm ở Việt Nam, khoảng giữa những năm 30 của thế kỷ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là một cuộc cách mạng trong thơ ca, một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh). Đó là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản (1932- 1945), gắn liền với những tên tuổi những nhà thơ trẻ nổi tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Tế Hanh… Hoạt động 2: I. Đọc, tìm hiểu tác giả, giải thích từ khó, thể loại và bố cục 1. Đọc - Đoạn 1 và 4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội, u uất; có những từ ngữ kéo dài, một vài từ dằn giọng, một vài từ mỉa mai, kinh bỉ… - Đoạn 2, 3 và 5: giọng vừa hào hứng vừa nuối tiếc, tha thiết bay bổng. Mạnh mẽ và hùng tráng để rồi kết thúc bằng câu thơ than thở như một tiếng thở dài bất lực. - Chú ý đọc liền mạch câu thơ vắt dòng (bắc cầu), những câu thơ có từ để, từ với ở đầu câu. - Giáo viên và 3 - 4 học sinh nối nhau đọc toàn bài một lần. Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh. 2. Tìm hiểu tác giả Thế Lữ Giáo viên: hướng dẫn học sinh đọc thầm chú thích (*) SGK tr6 và trình bayg gọn về tác giả Thế Lữ. Giáo viên lưu ý nhấn mạnh (có thể nói chậm cùng lúc cho học sinh xem ảnh chân dung tác giả): Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thế Lữ. Bút danh của ông được đặt theo cách chơi chữ - nói lái dân gian: Thứ Lễ- Thế Lữ; còm hàm ý là người lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ đi tìm cái đẹp, để vui chơi. Tôi là người khách (lữ khách) bộ hành phiêu lãng. Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi. Tôi chỉ là một người khách chinh phu. Dẫn bước truân chuyên khắp hải hồ… Quê Bắc Ninh (Kinh Bắc), sống nhiều năm ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Trước cách mạng chuyên làm báo, viết văn, thơ sáng tác và biểu diễn kịch nói. Ông là một trong những nhà thơ mới đầu tiên góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào Thơ mới. Ngoài tập Mấy vần thơ, Thế Lữ còn viết nhiều truyện trinh thám, truyện kinh dị rất hay: Vàng và máu, Biên đường Thiên Lôi, lê Phong phóng viên… Sau cách mạng, ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người xây dựng nền kịch nói hiện đại ở nước ta. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. (2003) 3. Tìm hiểu và giải thích từ khó Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lại và hỏi thêm: Tìm những từ đồng nghĩa với hổ (hùm, cọp, ông ba mươi, chúa sơn lâm, ông kễnh), với rừng (ngàn, lâm). Tìm từ cả trong bài thơ đã học (Bạn đến chơi nhà, Ao sâu nước cả, khôn chài cá). Có thể coi từ cả ấy đồng nghĩa với từ cả trong anh cả, chị cả, không? Vì sao? - Học sinh đọc phần chú thích, SGK, tr 6; 4. Tìm hiểu thể loại và bố cục - Mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình - con hổ trong vườn bách thú - có thể chia làm mấy đoạn? Trong những đoạn ấy, lại có thể khái quát đặc sắc về bố cục của bài thơ này như thế nào? - Xác định thể loại thơ * Định hướng - Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng trực tiếp từ những lần đi chơi, thăm vườn bách thú Hà Nội (vườn hoa Bách Thảo này nay); sâu xa hơn là từ tâm sự, tâm trạng u uất của lớp trí thức - thế hệ 1930 - những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến tù túng, giả dối, ngột ngạt vì mất tự do thời bấy giờ. Họ khao khát được khẳng định và phát triển cái tôi trong cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó cũng là tâm sự chung của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước. Nhà thơ mượn lời con hổ bị nhốt trong chuồng sắt ở vườn bách thú để diễn tả tâm trạng này. Đây là bài thơ trữ tình lãng mạn đặc sắc được viết thể thơ mới tám chữ (tiếng) /câu - Nhịp thơ thay đổi tương đối tự do theo mạch cảm xúc 5 - 3, - 3 - 5, -3- 2, 3 - 2 - 3, 4 - 2 - 2, 4 - 4 ….. - Vần thơ: vần liền (hai câu liền, kế tiếp nhau), vần chân (tiếng cuối câu), vần trắc - bằng nối tiếp. Cả bài dài 47 câu, chia làm 5 đoạn. Cụ thể: - Đoạn 1: câu 1 - 8 (Gậm một khối căm hờn… vô tư lự): Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt vườn bách thú. - Đoạn 2 - 3: câu 9 - 30 (Ta sống mãi… nay còn đâu): nhớ tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm. - Đoạn 4: Câu 31 - 39 (Nay ta ôm… cao cả, âm u): Trở về thực tại, càng chán chường, uất hận. - Đoạn 5: Câu 40 - 47 (Hỡi oai linh… của ta ơi!): Càng tha thiết giấc mộng ngàn Lưu ý: Như vậy, tuy bài thơ đã tự nó chia làm 5 đoạn, nhưng thực chất cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được đặt trong thế đối lập - tương phản giữa hiện tại và quá khứ, thực tại và mộng ảo, tầm thường, đơn điệu, nhàn chán và khoáng đạt, phi phàm, tráng lệ. Những cảnh này đồng hiện trong tâm tư của con hổ đang nằm dài nơi cũi sắt ở vườn bách thú. Qua đó, tác giả thể hiện chủ đề của bài thơ. Đó cũng là nét đặc sắc về nghệ thuật bố cục của bài thơ này. Hoạt động 3 III. Đọc và tìm hiểu chi tiết bài thơ 1. Đoạn 1: (Câu 1 - 8) Tâm trạng của con hổ trong cũi ở vườn bách thú + Học sinh đọc 8 câu đầu bài với giọng chậm, chán chường, u uất, uể oải; nhấn mạnh các từ, ngữ: gậm, khối căm hờn, nằm dài, giễu, với…. Kéo dài giọng khinh bỉ mà đành chấp nhận : gấu dở hơi, vô tư lự Học sinh tìm kiếm phát hiện phân tích lựa chọn so sánh Giáo viên hỏi: - Câu thơ đầu tiên có những từ ngữ nào đáng lưu ý? Vì sao? - Thử thay các từ gậm, và khối bằng những từ khác. So sánh ý nghĩa biểu cảm của chúng. *Định hướng - Câu thơ mở đầu vang lên rất đột ngột, trực tiếp diễn tả hành động, tâm trạng và tư thế của con hổ trong cũi sắt vườn bách thú. Hai từ đáng lưu ý là gậm và khối. Động từ đầu tiên: gậm nghĩa là dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp, kiên trì. Động từ diễn tả hành động bứt phát của con hổ khi bị mất tự do. Nó gậm khối căm hờn không sao hoá giải được, không làm cách nào để tan bớt, vợi bớt. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, thành một thân tù đã đóng vón, kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những thanh chấn song cũi sắt lạnh lùng kia. Dùng một động từ cụ thể, danh từ hoá một tính từ trìu tượng cụ thể hoá nó nhằm miêu tả tâm trạng của chúa sơn lâm, tạo thi hứng cho toàn bài, là thành công đầu tiên của tác giả. Giáo viên hỏi: - Vì sao hổ lại căm hờn đến thế. - Tư thế nằm dài trông ngày tháng dần qua nói lên tình thế gì của hổ? + Học sinh suy nghĩ, phân tích *Định hướng Từ chỗ là chúa tể của muôn loài, đang mặc sức tung hoành chốn sơn lâm bóng cả cây già, nay bị nhốt chặt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bầy với bọn dở hơi, vô tư lự - những hạng tầm thường, vô nhgiã lý. Điều đó làm cho con hổ vô cùng căm uất, ngao ngán. Thế nhưng nó không có cách gì để vượt thoát ra khỏi cái môi trường tù túng, tầm thường, chán ngắt ấy. Nó chỉ đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi, bất lực, ngày đêm gậm khối căm hờn cứ lớn dần lên trong lòng nó như một khối u sầu nhức nhối. Nó khinh bỉ lũ người bên ngoài; nó cảm thấy nhục nhã vì phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Hổ thấm thía thân phận: Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn! + Học sinh đọc diễn cảm toàn đoạn: chú ý giọng bồi hồi, hào sảng, hùng tráng, bay bổng, chậm rãi oai nghiêm, tự hào; những câu hỏi, những câu cảm, những câu vắt dòng, bắc cầu, 2. Đoạn 2 - 3 (câu 9 - 30) - trọng tâm: Nhớ tiếc quá khứ. điệp từ đâu, nào đâu. đọc xong lắng lại, hình dung tưởng tượng. + Giáo viên treo bức tranh minh hoạ phóng to lên bảng đề học sinh ngắm, so sánh hình ảnh thơ + Giáo viên hỏi: - Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? Con hổ xuất hiện được miêu tả cụ thể như thế nào? Đọc hai câu thơ Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn, nhịp nhàng - Hãy nhận xét về nhịp thơ, hình ảnh thơ - ảnh hưởng của chúa rừng khi nó xuất hiện đối với muôn loài như thế nào? Tâm trạng của hổ khi ấy ra sao? * Định hướng Đó là cảnh rừng núi thiên nhiên hùng vĩ và hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị trong vương quốc của mình. Học sinh lần lượt khám phá, phân tích, phát biểu Hàng loạt những động từ, tính từ, danh từ phong phú được lựa chọn để tả cảnh rừng đại ngàn, bóng cả, cây gì, gió gào, hét núi, lá gai, cỏ sắc, thảo hoa, thét, dữ dội. Cái gì cũng lớn, phi thường, hoang vu, bí mật, kỳ vĩ, lạ lùng, oai linh, ghê gớm. Trên cái nền thiên nhiên ấy, chúa sơn lâm xuất hiện. Hai câu thơ tả con hổ xuất hiện vô cùng sống động, tạo hình. Có thể xếp theo kiểu thơ bậc thang: Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng... - Câu thơ cuối: “Than ôi… đâu” của con hổ đã nói lên điều gì? - Than ôi….--> giấc mơ huy hoàng đã khép lại trong tiếng than u uất. - Đọc 2 đoạn thơ cuối 3. Niềm ngao ngán thực tại và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ: + Con hổ miêu tả vườn bách thú như thế nào? Qua những hình ảnh nào? +Miêu tả những cảnh đó để làm gì? - Dưới con mắt nó: + Cảnh vật đơn điệu, giả tạo, tầm thường. + Mất hẳn cái lớn lao, đầy bí mật của rừng hoang. - Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp ở những câu thơ này? Tác dụng? - NT: Cách ngắt nhịp gấp, những từ có sắc thái giễu nhại --> sự bực dọc, chán ghét cao độ của con hổ với thực tại. - Trong những dòng kết thúc bài thơ con hổ nói lên tâm sự gì? - Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của ai? Nỗi lòng của ai? IV: Tổng kết - Em nhận xét gì về NT tả cảnh vật và thể hiện tâm trạng bài thơ. NT: Bút pháp lãng mạn, cách diễn tả phóng khoáng, hình ảnh thơ, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú. ND: Tâm sự của con hổ là tâm trạng của thế hệ lãng mạn và cũng là tâm sự của người dân Việt Nam yêu nước khao khát độc lập tự do. BTVN: Học thuộc lòng - Phân tích đoạn thơ thích nhất - Soạn: Ông đồ Tiết: Ông đồ Vũ Đình Liên I. Mục đích yêu cầu: Như SGV II. Các bước lên lớp. 1. Kiểm tra bài cũ: - Trong 3 bài đọc thêm, em thích nhất bài nào? Hãy đọc thuộc lòng và cho biết nội dung thể thơ. - Nhận xét vở soạn - đọc điểm - trả. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng 1. Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Vũ Đình Liên. I. Tiểu dẫn - Tác giả: Vũ Đình Liên (1913 - 1996) Là một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương và mang nặng niềm hoài cổ. 2. Đọc bài thơ. Bài thơ kể về ai? Tác phẩm: Là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của hồn thơ VĐL, trong phong trào thơ mới. Nêu một vài hiểu biết của em về nhân vật đó. 3. Trong 2 khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ thường xuất hiện trong dịp nào? Trong khung cảnh như thế nào? Vai trò của ông ở đó ra sao? 4. Trong những ngày tết cổ truyền, nhân dân ta xưa thường sắm câu đối tết bằng chữ nho, điều đó có ý nghĩa như thế nào? II. Đọc và tìm hiểu bài 1. Hình ảnh ông đồ qua 2 số phận, 2 tâm trạng hoàn toàn khác. a. Hình ảnh ông đồ trong thời đắc ý. 5. Tâm trạng của ông đồ lúc này như thế nào? ẩn sau đó là tình cảm của tác giả ra sao? à Ông được mọi người trọng vọng. Tác giả vui cùng ông. b. Hình ảnh ông đồ trong thời bị lãng quên. à Tác giả xót xa thương cảm trước cảnh ông đồ bị người đời lãng quên. 2. Tình cảm của tác giả: à Bâng khuâng, nuối tiếc ngậm ngùi. 6. Trong khổ 3 + 4, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hình ảnh tâm trạng số phận của ông đồ trong thời bị lãng quên qua một loạt yếu tố nghệ thuật đặc sắc, em có đồng ý như vậy không? Hãy trình bày sự hiểu biết của em? 7. Tình cảm của tác giả qua 8 câu thơ? 3. Tổng kết: Với thể thơ 5 chữ bình dị, giọng thơ nhỏ nhẹ tâm tình sâu lắng, ngôn ngữ thơ chắt lọc. 8. Hai khổ thơ cuối gợi cho em cảm giác như thế nào? 9. Những yếu tố nghệ thuật nào tạo thành công bài thơ? 10. Sau khi đọc xong bài thơ, em nhận được những gì? Nhà thơ thể hiện niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ vừa là nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. 4. Luyện tập: - Em thích nhất những câu thơ nào? Vì sao? 5. BTVN: - Học thuộc lòng. - Soạn quê hương. Tiết: Quê hương Tế Hanh I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh làng quê miền biển với cảnh bơi thuyền đánh cá, cảnh thuyền cá về bến cùng với hình ảnh người dân chài, đồng thời thấy được tình cảm quê hương trong sáng, đằm thắm, khoẻ khoắn của nhà thơ. II. Các bước lên lớp. Cảnh sơn lâm hùng vĩ được tái hiện trong tâm tưởng của con hổ như thế nào? Qua đó ta hiểu gì về tâm sự của con hổ? * Bài mới: Đề tài quê hương là một đề tài được nhiều nhà văn , nhà thơ quan tâm tới. Tố Hữu với tiếng gọi tha thiết “Huế ơi… 9, 10”, Giang nam với kỷ niệm “Thửa còn thơ… trang sách nhỏ; Đối với mỗi nhà thơ, hình ảnh quê hương hiện lên những vẻ khác nhau, nhưng đều đẹp đằm thắm và yêu thương. Bài thơ “Quê hương” của T.H mà chúng ta học hôm nay cũng là một bài thơ như vậy. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Học sinh tiểu dẫn I. Tiểu dẫn. 1. Tác giả: SGK Giáo viên nhắc lại hoàn cảnh sáng tác 2. Tác phẩm: Ra đời 1939 khi nhà thơ 18 tuổi ra Huế học. Bài thơ được viết trong cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê với một tấm lòng trong trẻo, thuần hậu nhất. (Hình ảnh chài quê hương tác giả được tái hiện qua hồi ức tình cảm yêu thương của tác giả). Giáo viên đọc mẫu - hướng dẫn đọc Đoạn 1 + 2: Mạnh mẽ khoẻ khoắn. Đoạn 3: Giọng trầm lắng - Bài thơ có thể làm mấy ý lớn. Gọi học sinh đọc 8 câu đầu II. Tìm hiểu bài thơ. - Tác giả đã giới thiệu về quê hương qua 2 câu thơ đầu như thế nào? 1. Cảnh dân làng bơi thuyền đi đánh cá (8 câu đầu). (Lời giới thiệu mộc mạc giản dị, gọn, đầy đủ) - Nghề nghiệp: chài lưới. Vị trí: ven biển khu vực cửa sông. à Không gian độc đáo. - Hãy nêu nội dung 6 câu thơ tiếp theo? - Đoàn thuyền đi đánh cá được tác giả miêu tả vào thời gian không gian như thế nào? Em có nhận xét gì về thời gian, không gian khi đoàn thuyền ra khơi? - Cảnh dân làng bơi thuyền đi đánh cá: - Tròi trong, gió nhẹ, nắng mai hồng. (Đoàn thuyền ra khơi vào một buổi sáng đẹp trời. Đó là niềm mong ước của nghề chài lưới vì nó hứa hẹn mẻ cá đầy à tạo niềm phấn khởi cho người dân chài. - Trong niềm phấn khởi đó, hình ảnh con thuyền và người dân chài ra khơi được miêu tả rất đẹp qua hình ảnh, từ ngữ nào? Thuyền - hăng như con tuấn mã. Dân trai tráng: phăng, vượt, băng NT: so sánh, Đmạnh. (Giáo viên bình: Thiên nhiên, phương tiện, con người, tất cả đều tràn trề sức sống). - Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì qua các hình ảnh từ ngữ trên. - Cách so sánh và dùng Đmạnh đã giúp ta hiểu gì về tâm trạng người dân chài và con thuyền khi ra khơi? Chúng vừa phối hợp nhịp nhàng vừa tôn nhau lên à Tạo nên bức tranh sinh động về cảnh lao động khoẻ khoắn mạnh mẽ). - Khi miêu tả đoàn thuyền ra khơi, tác giả chọn tả nét đặc sắc của con thuyền. - Cánh buồm - mảnh hồn làng. - Rướn thân trắng bao la. (*Hỏi thêm nếu ở lớp chuyên) - Trong chiến tranh, văn đã học ở lớp 6, 7 chúng ta đã gặp hình ảnh cánh buồm trong bài thơ nào? (Những cánh buồm - HT thông - hình ảnh của cánh buồm là hình ảnh của con thuyền chở đầy ước mơ của người con: “Cha mượn cho con buồm trắng nhé… đi” những ước mơ chân thành táo bạo. Lên lớp 9, các em sẽ gặp hình ảnh cánh buồm trong đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích” “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” Cánh buồm đơn độc lẻ loi đó nói lên tâm trạng cô đơn, buồn chán, nhớ quê hương, nhớ gia đình của nàng Kiều. - Còn trong bài thơ này Tế Hanh đã miêu tả cánh buồm như thế nào? - Cánh buồm - mảnh hồn làng (rướn thân trắng - thâu góp gió). - Nhận xét tác dụng của NT nhân hoá trong câu thơ này? (Cách miêu tả của tác giả thật độc đáo - cánh buồm được so sánh và nhân hoá như mảnh hồn làng. Cánh buồm - một sự vật cụ thể, hữu hình được ví với mảnh hồn làng rất trừu tượng vô hình. Cách ví von này làm cho câu thơ trở nên đẹp đẽ và gợi cảm, hấp dẫn. Phải chăng đây chính là tâm hồn của người dân chài khi ra khơi. Bởi đối với làng chài, người ta nhận biết con thuyền từ xa qua chấm trắng của cánh buồm. Nó là biểu tượng khái quát cho niềm tin, sự hi vọng cho linh hồn của làng xóm quê hương. Chuyển ý: Khi nhớ tới làng quê mình, Tế Hanh nhớ tới cảnh con thuyền ra khơi nhưng có lẽ nỗi nhớ để lại dấu ấn đậm nét trong tâm hồn Tế Hanh đó là hình ảnh về người dân chài và cuộc sống lao động của họ. Ta sang phần 2 2 học sinh đọc 8 câu tiếp. - Trong 8 câu thơ này có 2 nội dung chính được diễn đạt, theo em đó là những nội dung gì? 2. Hình ảnh người dân chài và cuộc sống lao động của họ. - Cảnh dân làng đón đoàn thuyền trở về. + Hình ảnh dân chài và con thuyền - Không khí bến sông khi đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào? + ồn ào, tấp nập. - Em có thể hình dung cảnh trên bến dưới thuyền qua 2 từ ngữ này như thế nào? (Tiếng người gọi nhau à có thể nói đây là cảnh sôi động nhất, nhộn nhịp nhất của làng chài lưới vì người dân thấy được thành quả to lớn của một ngày lao động vất vả). - Trong niềm vui đón đoàn thuyền đánh cá trở về người dân chài không quên nhắc tới điều gì? - Nhờ ơn trời Và họ bày tỏ niềm vui ra sao? (Chúng ta nhớ lại Tế Hanh viết thơ này 1939, cuộc sống khó khăn nền KHKT lạc hậu, họ chỉ biết dựa vào thời tiết, quan niệm của người dân chài về quê hương giữa trời - đất và nghề chài lưới. Câu thơ thật giản dị như một lời cảm tạ đất trời đã có lòng phù hộ dân chài. Bởi mỗi làn đi biển là một lần sự sống liền kề cái chết. Những người thân, người mẹ, người vợ ở nhà với tâm trạng lo lắng, mong mỏi cho con, cho chồng gặp may. Hiểu được điều này, ta mới hiểu hết được niềm vui sướng được đón đoàn thuyền cá đầy ghe trở về lớn lao đến nhường nào. Khi đoàn thuyền đánh cá trở về, mọi người sung sướng đón mừng và giờ đây họ mới có dịp ngắm nhìn người thân của mình. Hình ảnh người dân chài hiện lên như thế nào? Ghi: Dân chài: ngăm rám nắng - nồng thở vị xa xăm. Hai câu thơ giúp em cảm nhận gì về hình ảnh người dân chài? (Hình ảnh thật đẹp, một vẻ đẹp khoẻ mạnh và thật lãng mạn. Khi ra khơi, cùng với cánh buồm họ mang cả hồn làng ra khơi. Khi trở về, cả thân hình họ như đượm nồng hương vị của biển khơi. - Khi miêu tả hình ảnh người dân chài tác giả luôn gắn với hình ảnh con thuyền. Em thấy hình ảnh con thuyền hiện lên như thế nào? - Con thuyền: + Im, mòi, nằm + Nghe muối thấm, … thớ vỏ - Tác giả đã sử dụng NT gì khi miêu tả con thuyền ? Biện pháp đó có tác dụng miêu tả con thuyền như thế nào? (Biện pháp nhân hoá có tác dụng giúp người đọc hình dung: con thuyền như người thực sự, thư giãn thanh thản sau 1 ngày lao động mệt nhọc vất vả. Và người dân chài luôn coi thuyền là một người bạn à Thuyền - Biển - người dân chài bao giờ cũng gắn bó khăng khít với nhau, không thể rời xa nhau. Chính vì vậy, trong bài “thuyền và biển” nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết: “chỉ có thuyền mới hiểu… về đâu”. Đây là một đoạn thơ hay, ngoài những biện pháp NT như: SS, nhân hoá, những từ ngữ gợi tả, đoạn thơ còn hấp dẫn người đọc bởi lý do gì? (Lời thơ giản dị, cảm xúc chân thành) Bình: Phải có một tình cảm chân thành, sự gắn bó tha thiết, hiểu biết sâu sắc về làng quê, con người của quê hương, nhà thơ Tế Hanh mới khắc hoạ một bức tranh về người dân lao động và cuộc sống của họ sinh động đến như vậy. Chuyển ý: Tình cảm của tác giả đối với quê hương càng được bộc lộ rõ hơn khổ thơ cuối. - Trong 4 câu thơ cuối, tác giả đã nhớ nhiều? Đó là những nỗi như như thế nào? 3. Tác giả bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương. Phân tích cách diễn tả tình cảm ở câu thơ cuối? - Nước xanh, cá bạc, thuyền, mùi nồng mặn. (Điệp từ nhớ cho ta thấy những hình ảnh cứ ồ ạt hiện về trong tâm trí tác giả, những hình ảnh bình dị nhưng rất thân thương. Vậy tại sao những hình ảnh bình dị này lại có sức hấp dẫn chúng ta như thế vậy? - Chính tình yêu quê hương mãnh liệt đậm đà của tác giả khiến tác giả nhớ những sự vật rất cụ thể: Nước xanh, cá bạc, thuyền rẽ sóng… Và cả một mùi vì rất riêng của làng chài mà chỉ có người con của biển mới cảm nhận được: mùi nồng mặn. (Chính tình yêu quê hương sâu sắc thúc đẩy tác giả khi xa nhà đi kháng chiến vẫn trở về lưu luyến bên sông, tác giả nhớ: “Cả sắc trời xanh biếc…”) Mỗi khi xa quê hương đều nhớ về quê hương với những kỷ niệm khác: Con đò, cây đa, bến nước… Còn với Tế Hanh, quê hương hiện lên trong ông với đặc điểm riêng biệt của nghề chài lưới. Đó chính là tình yêu quê hương niềm tự hào, sự hãnh diện của tác giả về con người, làng quê yêu dấu đã tạo niềm tin, ý chí sức mạnh cho tác giả. - Trong bài thơ tác giả dùng những biện pháp NT gì? 4. Tổng kết: NT: Hình ảnh, từ ngữ gợi tả, các biện pháp tu từ, lời thơ giản dị cảm xúc chân thành. - Bằng những hình thức NT đó tác giả muốn thể hiện nội dung gì? + ND: Tình cảm đằm thắm, thiết tha đối với cảnh vật, con người và cuộc sống quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Học thuộc lòng - PBCN về 1 khổ thơ mà em thích nhất. - Sưu tầm 4 - 6 câu thơ nói về quê hương. Tiết: Khi con tu hú I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ trẻ đang trong cảnh tù ngục, được biểu hiện thật sôi nổi trong bài thơ. - Hiểu, cảm nhận được sức truyền cảm NT của bài thơ. II. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Đồ dùng dạy học - Sách giáo khoa - Sách giáo viên - Giáo án. 3. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng Từ ấy + phân tích khổ 1 Đọc thuộc lòng Từ ấy + phân tích khổ 2 4. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: Bài trước + SGK 2. Tác phẩm: Ra đời 7/1939 tại nhà lao Thừa Thiên giữa lúc đang ở tuổi thanh niên 19, say mê hoạt động cách mạng với tâm hồn bồng bột, đầy lãng mạn --> bị bắt, bị giam --> cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi --> bài thơ ra đời. 5. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kết quả cần đạt Nhan đề bài thơ nên hiểu như thế nào? Tiếng tu hú lúc vào (sáng) hè đã tác động như thế nào đến tâm hồn người CS trẻ đang bị giam cầm? 1. ý nghĩa nhan đề bài thơ: Khi con tu hú - nhan đề còn mở --> gợi thời điểm, tại đó, tâm trạng bài thơ đang diễn ra. (cách đặt tên cho bài thơ như vậy có tác dụng chuẩn bị cho người đọc theo dõi mạch cảm xúc của bài thơ). Bài thơ có mấy ý chính? Nêu rõ từng ý? 1. Cảnh vào hè (6 câu đầu) - ý 1 nằm trong đoạn nào?Bức tranh vào hề co những hình ảnh màu sắc, âm thanh, hương vị như thế nào? * Hình ảnh: lúa, trái, bắp, nắng bầu trời, diều sáo * Màu sắc: chín, vàng, đào xanh biếc * Âm thanh: tiếng ve, tiếng tu hú - Em có nhận xét gì về âm thanh màu sắc được tác giả miêu tả trong 6 câu đầu? * Hương vị: Ngọt ngà Từ đó, em có nhân xét chung về bức tranh trong đoạn như thế nào? - Có thể đặt tên cho bức tranh ấy như thế nào? - Đọc lại và miêu tả lại bức tranh thiên nhiên mà em thấy trong đoạn thơ? (âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ tươi tắn) Bức tranh đẹp và tràn trề nhựa sống. Tất cả sự sống như bùng dậy, như từng bước vào độ chín, tất cả đều chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, ngọt ngào hương vị vào đất trời như cao rộng hơn, khoáng đạt hơn bởi có cánh diều sáo đang thoả sức lộn nhào giữa từng không. - Có thể đặt tên cho bức tranh ấy như thế nào? - Có thể nói, tiếng chim tu hú kêu như là tiếng gọi của mùa hè, tiếng chim ấy đã thức dậy tất cả, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả. Bức tranh vào hè - Cảnh vào hè được tác giả tưởng tượng ra khi nghe tiếng tu hú gọi hè. Điều đó chứng tỏ tâm hồn nhà thơ như thế nào? ( Tác giả vận dụng mọi giác quan để đón nhận mọi tín hiệu của thế giới, sự sống bên ngoài --> tác giả đã tưởng tượng ra cả một bầu trời tự do bao la, một không gian đầy sự sống --> 1 tâm hồn trẻ trung, yêu đời, gắn bó máu thịt với sự sống. - Đọc 4 câu cuối 2. Tâm trạng của nhà thơ (4 câu cuối). * Tâm trạng của nhà thơ như thế nào đối với cuộc sống tù đày? - Những từ ngữ nào diễn tả được tâm trạng đó? Đập tan - ngột, chết mất (Động từ mạnh, cách nói quá, ngát nhịp thay đổi 3/3 (câu 8) câu cảm - Để thể hiện tâm trạng uất ức, bức bối, tác giả sử dụng những NT gì? --> cuộc sống tù đày ngột ngạt lòng căm giận, uất ức cao độ, quyết tâm đập tan lao tù để được tự do. Qua đó, em thấy gì về cuộc s

File đính kèm:

  • docGiaoAn Van 8-2.doc