Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 117, 118 Ông giuốc-đanh mặc lễ phục

I/. Mục tiêu cần đạt:

 HS hiểu rõ tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động và khắc họa một tính cách nực cười.

II/. Chuẩn bị:

-GV: Giáo án, SGK, SGV.

-HS: Bài soạn, SGK.

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

 a/. Nêu nội dung ý nghĩa văn bản “Đi bộ ngao du”?

 b/. Nêu ba luận điểm của văn bản “Đi bộ ngao du”?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 117, 118 Ông giuốc-đanh mặc lễ phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 BÀI 29 Tiết: 117-118 Ngày soạn: 03/04/2007 ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC (Trích Trưởng giả học làm sang) Mô-li-e I/. Mục tiêu cần đạt: HS hiểu rõ tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động và khắc họa một tính cách nực cười. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV. -HS: Bài soạn, SGK. III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: a/. Nêu nội dung ý nghĩa văn bản “Đi bộ ngao du”? b/. Nêu ba luận điểm của văn bản “Đi bộ ngao du”? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động 1: HS đọc chú thích Hoạt động 2: GV: đọc mẫu một đoạn. HS: đọc tiếp đến hết. GV: Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh? HS: Hai cảnh GV: Hãy chia đoạn và nêu nội dung của 2 cảnh? HS: -Cảnh 1: từ đầu “… tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc”: trước khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. -Cảnh 2: phần còn lại: sau khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. GV: Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động? HS: -Số lượng nhân vật: +Cảnh 1: chỉ có hai người +Cảnh 2: có thêm các tay thợ phụ -Các loại động tác và âm thanh: +Chỉ có những lời đối thoại kèm cử chỉ, động tác của nhân vật. +Cảnh sau: các nhân vật hoạt động nhiều hơn, chẳng những thế mà còn có cảnh nhảy múa và âm nhạc rộn ràng sôi động. GV: Cảnh này diễn ra cuộc đối thoại của những nhân vật nào? HS: Giuốc-đanh và phó may. GV: Họ đối thoại về việc gì? HS: Những trang phục của Giuốc-đanh trong đó có bộ lễ phục. GV: Ai là chủ nhân trong việc này? HS: Giuốc-đanh. GV: Ở cảnh trước, tại sao ông Giuốc-đanh lại bảo mình “Sắp phát khùng lên”? HS: -Bộ lễ phục mang đến chậm. -Đôi bít tất chật quá dễ rách. -Đôi giày khiến ông đau chân ghê gớm. GV: trạng thái “sắp phát khùng” này cho thấy Giuốc-đanh là người như thế nào? HS: Thích ăn diện. GV: Chi tiết Giuốc-đanh cự lại phó may về việc đôi giày làm ông đau chân là một chi tiết gây cười, vì sao? HS: Vì việc đôi giày làm ông đau chân là do ông tưởng tượng ra, điều đó vô nghĩa nhưng ông lại cho là có nghĩa. GV: Qua chi tiết này, sự thật nào về ông Giuốc-đanh lộ ra? HS: -Nhận thức lẫn lộn. -Ngu dốt GV: Tại sao Giuốc-đanh chấp nhận bộ lễ phục may không đúng quy cách sang trọng: màu đen, hoa xuôi, vừa cộc lại vừa chẽn? HS: Không có kiến thức về ăn mặc. GV: Hình ảnh Giuốc-đanh bị lột quần áo khi mặc lễ phục đi lại trên sân khấu “hết cởi áo lại mặc áo, chân bước miệng nói” sẽ phụ họa cho đặc điểm nào trong tính cách của Giuốc-đanh? HS: -Dốt nhưng lại thích khoe. -Không hề biết cách làm sang. GV: Theo em, ông ta có bị cười chê không? HS: Có GV: Ông ta bị cười chê vì điều gì? HS: Có tiền, muốn làm sang trọng nhưng ông lại quê kệch, dốt nát thành ra nhố nhăng. GV: Trong cảnh thứ nhất, kẻ trưởng giả học làm sang đã bị lợi dụng như thế nào? HS: -Bộ lễ phục may ẩu do hai chục thợ phụ xúm lại. -Bị ăn bớt vải nên quần cộc, áo chẽn, màu khôngphải màu đen. -Kiểu ngược hoa. -Bít tất chật đã đứt mất hai mắt. -Đôi giày chật làm đau chân. GV: Theo em, vì sao Giuốc-đanh bị lợi dụng? HS: Vì ông ta lắm tiền lại thích ăn diện nhưng ngu dốt. GV: Thông thường, người bị kẻ xấu lợi dụng đều đáng thương. Nhưng khi Giuốc-đanh bị lợi dụng như thế theo em có đáng thương không? Vì sao? HS: Đáng cười. Vì giàu có nhưng lại ngu dốt, học đòi làm sang trong khi thực không đáng được sang trọng. GV: Cuộc đối thoại giữa đám thợ với Giuốc-đanh xoay quanh việc gì? HS: Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc-đanh. GV: Trong việc này tác giả đã sử dụng phép tăng cấp như thế nào? HS: Ông lớn – cụ lớn – đức ông. GV: Tại sao lại diễn ra việc này? HS: -Bọn thợ muốn moi tiền. -Ông Giuốc-đanh thích được tâng bốc. GV: Giuốc-đanh có phản ứng như thế nào khi được tâng bốc? HS: -Về tâm lí, cực kì sung sướng, hãnh diện. -Hành động: liên tục thưởng tiền cho bọn thợ may. GV: Từ đó tính cách nào của Giuốc-đanh được bộc lộ thêm? HS: Háo danh, ưa ninh. GV: Theo em, điều mỉa mai đáng cười trong sự việc này là gì? HS: -kẻ háo danh được khoác danh hão lại tưởng thật. -Cả cái danh hão cũng phải mua bằng tiền. GV: Nêu ý nghĩa văn bản? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK.122) I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: Mô-li-e (1622-1673), là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp 2/. Tác phẩm: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 Trưởng giả học làm sang (1670) là lớp kịch kết thúc hồi II. II/. Tìm hiểu văn bản: 1/. Trước khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: -Sắp phát khùng lên. -Thích ăn diện. -Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. -Nhận thức lẫn lôn, nhu dốt. -Không có kiến thức về ăn mặc. -Dốt nhưng lại thích khoe. -Không hề biết cách làm sang. 2/. Sau khi Giuốc-đanh mặc lễ phục: -Tâng bốc địa vị xã hội của ông Giuốc-đanh. -Phép tăng cấp: ông lớn-cụ lớn-đức ông. -Bọn thợ muốn moi tiền. -Ông Giuốc-đanh thích được tâng bốc. -Giuốc-đanh: +Cực kì sung sướng. +Liên tục thưởngt iền cho bọn thợ may. àHáo danh, ưa nịnh. III/. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK. 122) 3/. Củng cố: GV: Qua văn bản, theo em Giuốc-đanh là người có tính cách như thế nào? HS: -Thích sang trọng. -Háo danh. -Dốt nát. 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (TT) Giải các bài tập SGK. 122-124

File đính kèm:

  • doc(T117-118)Ong-Giuoc-danh....doc