I/. Mục tiêu cần đạt:
Thông qua luyện tập, học sinh nắm chắc hơn cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV.
-HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Hãy nêu vsi trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
b/. Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văm nghị luận chú ý điều gì?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 120 Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 120 BÀI 29
Ngày soạn: 11/04/2007
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I/. Mục tiêu cần đạt:
Thông qua luyện tập, học sinh nắm chắc hơn cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
II/. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, SGK, SGV.
-HS: Bài soạn, SGK.
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Hãy nêu vsi trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? b/. Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văm nghị luận chú ý điều gì?2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề và tìm ý.
GV: Với đề bài trên chúng ta sẽ chọn kiểu bài gì?HS: Nghị luận.
HS đọc các luận điểm SGK. 125
GV: Nên chọn các luận điểm nào đưa vào bài viết của mình?
HS: a, b, c, d, e.
GV: Hãy sắp xếp các luận điểm đã chọn cho hợp lí (có thể bổ sung nếu cần).
HS: Sắp xếp theo phần bài học sinh ghi
GV: Có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
HS: Nên. Vì nó có thể giúp cho luận điểm của chúng ta có sức thuyết phục hơn.
HS đọc 2 đoạn văn và nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận.
GV: Có một yếu tố tự sự (đaon a) không phù hợp với luận điểm. Chỉ ra yếu tố đó?HS: Lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử.
Hoạt động 2:
HS viết đoạn văn trình bày các luận điểm (chọn một trong các luận điểm ở phía trên)
Đề: Trang phục và văn hóa.
-Trước tình hình trong lớp có một số bạn quá chú tâm vào viêc thay quần, đổi áo, sắm sửa trang phục theo mốt mà lơ là việc học tập và phấn đấu tu dưỡng.
-Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, khôgn còn giản dị, lành mạnh như trước.
-Các bạn ấy cho rằng mặc như vậy mới là người có văn hóa, mới sành điệu, thức thời, văn minh.
-Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa cảu dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
-Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).
-Chạy theo, đua đòi theo mốt không phải là việc làm đúng đắn của một học sinh có văn hóa.
-Các bạn cần thay đổi trang phục cho lành mạnh, đúng đắn.
3/. Củng cố: Nêu vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: Chương trình địa phương
Trả lời các câu hỏi (SGK. 127)
File đính kèm:
- (T120)Luyen-tap-dua-yeu-to-TS-MT....doc