Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 130 Kiểm tra tiếng việt

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.

II/. Chuẩn bị:

 -GV: Ra đề, soạn đáp án.

 -HS: Học bài theo yêu cầu của giáo viên

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 I/. Trắc nghiệm: (6 điểm)

Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu.

1/. Câu nghi vấn trong đoạn trích sau dùng để làm gì?

“Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đò xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

A. A. Cầu khiến

B. Biểu lộ cảm xúc

C. Khẳng định

D. Phủ định

2/. “Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa, buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàn rơi?”

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 130 Kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 130 BÀI 32 Ngày soạn: 22/04/2007 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I/. Mục tiêu cần đạt: Học sinh củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu. II/. Chuẩn bị: -GV: Ra đề, soạn đáp án. -HS: Học bài theo yêu cầu của giáo viên III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: I/. Trắc nghiệm: (6 điểm) Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. 1/. Câu nghi vấn trong đoạn trích sau dùng để làm gì? “Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đò xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Cầu khiến Biểu lộ cảm xúc Khẳng định Phủ định 2/. “Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa, buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàn rơi?” Câu nghi vấn trong đoạn trên dùng để: Khẳng định Phủ định Cầu khiến Cảm thán 3/. “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng ta? …………………………………………………………………….. Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?” Những câu nghi vấn trên dùng để: Cầu khiến, ngụ ý sự nuối tiếc. Khẳng định, ngụ ý hứa hẹn Hỏi, ngụ ý đe dọa Phủ định, ngụ ý bộc lộ cảm xúc 4/. “Dế Choắc nhìn tôi mà rằng: - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em cái gách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắc nạt thì em chạy sang…” (Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí) “Hay là anh đào giúp em…” thuộc dạng câu: Câu nghi vấn, để làm cho mục đích cầu khiến nhẹ hơn. Câu cầu khiến, tỏ ra phận đàn em nhún nhường. Câu cầu khiến, vì yếu đuối, nhút nhát Câu cầu khiến, để rào đón khi van nài 5/. Khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh, câu cầu khiến được kết thúc bằng: Một dấu chấm than Hai dấu chấm than Dấu chấm hỏi đi liền với dấu chấm than Dấu chấm 6/. Trong những dòng sau đây, câu nào không phải là câu cảm thán? Gậm một khối câm hờn trong củi sắt Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ! Nơi ta không còn được thấy bao giờ! Hỡi cảnh rừng ghê gớm của tôi ơi! 7/. Khi tham gia hội thoại, ta không cần thiết xác định vai xã hội theo: Quan hệ thân – sơ Quan hệ trên – dưới Quan hệ ngang hàng Quan hệ giai cấp 8/. Sự sắp xếp trật tự từ trong câu không có tác dụng: Xác định vị trí hợp lí của từ hoặc của vế câu. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. Cho biết thứ tự của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. 9/. “Nhớ nước đau lòng con quố quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” Trật tự từ trong hai câu trên: Thể hiện trình tự của sưu vật, sự việc Nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương. Liên kết câu Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. 10/. Câu nghi vấn: “Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” dùng để: Nêu vấn đề sẽ lí giải Bộc lộ cảm xúc Khẳng định điều được nêu ra Phủ định điều được nêu ra 11/. Đang ngồi viết thư tôi bỗng nhge tiếng ai đó vọng vào: - Mở cửa! Câu “Mở cửa!” là: Câu trần thuật, để đề nghị, ngữ điệu mạnh mẽ. Câu cầu khiến, để ra lệnh, ngữ điệu mạnh mẽ. Câu trần thuật, để trả lời, ngữ điệu bình thường. Câu cầu khiến, để trả lời, ngữ điệu bình thường 12/. Câu phủ định phản bác: Có thể không xuất hiện đầu văn bản. Có thể không mở đầu cuộc thoại Không giả định trước đó có một ý kiến, nhận định. Dùng để phủ định, phản bác một ý kiến, nhận định. II/. Tự luận: (4 điểm) 1/. Vai xã hội là gì? (1đ) 2/. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? (2 điểm) 3/. Đặt một câu nghi vấn để yêu cầu? (1 điểm) t Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Văn bản thông báo Trả lời phần I (SGK. 141-143)

File đính kèm:

  • doc(T130)KT-TV.doc
Giáo án liên quan