Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 15 Tiếng việt Từ tượng hình, từ tượng thanh

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng bài dạy: Rèn kĩ năng lựa chọn, sử dụng 2 loại từ này trong nói và viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm để đạt hiệu quả trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản.

- Kĩ năng sống: Trong khi nói và viết cần sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh chính xác, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú của Tiếng Việt.

B. Chuẩn bị:

 - GV: SGK, SGV, TLTK, giáo án, bảng phụ.

 - HS: Trả lời câu hỏi, tìm hiểu, sưu tầm đoạn văn, đoạn thơ có dùng từ tượng thanh, tượng hình.

C. Phương pháp:

 - Phương pháp đàm thoại, tích hợp, quy nạp, thực hành, HĐ nhóm .

D. Tiến trình giờ dạy:

I. Ổn định tổ chức : (1' )

II. Kiểm tra bài cũ: (5' )

 ? Thế nào là trường từ vựng .

- Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

+ Cơ sở để hình thành trường là đặc điểm chung về nghĩa.

+ Không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường.

? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý điều gì.

 1. Cấp bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng Đặc điểm ngữ pháp của những từ cùng trường.

- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

-Mối quan hệ giữa trường từ vựng với các biện pháp tu từ từ vựng : ẩn dụ, nhân hoá, so sánh.

III. Bài mới: Gv hướng dẫn hs chơi trò chơi tiếp sức : Hai tổ thay phiên nhau kể tên những từ mô tả hình ảnh và những từ mô tả âm thanh trong vòng 2p. Sau đó gv dẫn vào bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6023 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 15 Tiếng việt Từ tượng hình, từ tượng thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 – Tiếng Việt từ tượng hình, từ tượng thanh. A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng bài dạy: Rèn kĩ năng lựa chọn, sử dụng 2 loại từ này trong nói và viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm để đạt hiệu quả trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản. - Kĩ năng sống: Trong khi nói và viết cần sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh chính xác, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức trân trọng vẻ đẹp và sự phong phú của Tiếng Việt. B. Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, TLTK, giáo án, bảng phụ. - HS: Trả lời câu hỏi, tìm hiểu, sưu tầm đoạn văn, đoạn thơ có dùng từ tượng thanh, tượng hình. C. Phương pháp: - Phương pháp đàm thoại, tích hợp, quy nạp, thực hành, HĐ nhóm ... D. Tiến trình giờ dạy: I. ổn định tổ chức : (1' ) II. Kiểm tra bài cũ: (5' ) ? Thế nào là trường từ vựng . - Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. + Cơ sở để hình thành trường là đặc điểm chung về nghĩa. + Không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường. ? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý điều gì. 1. Cấp bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng Đặc điểm ngữ pháp của những từ cùng trường. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. -Mối quan hệ giữa trường từ vựng với các biện pháp tu từ từ vựng : ẩn dụ, nhân hoá, so sánh... III. Bài mới: Gv hướng dẫn hs chơi trò chơi tiếp sức : Hai tổ thay phiên nhau kể tên những từ mô tả hình ảnh và những từ mô tả âm thanh trong vòng 2p. Sau đó gv dẫn vào bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: (15’) PP vấn đáp, tìm tòi, quy nạp; kt động não * HS đọc VD trên bảng phụ (Lão Hạc). ?) Trong những từ gạch chân, từ nào gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật ? - Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. ?) Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người? - Hu hu, ư ử. =>Những từ trên gọi là từ tượng hình, tượng thanh. ? Vậy em hiểu như thế nào về từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho VD ? ?) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh... như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự? ? HS đọc ghi nhớ (sgk 49) ? * Lưu ý: Phần lớn từ T.thanh, tượng hình là từ láy. A. Lý thuyết: I. Đặc điểm, công dụng : 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu: - Móm mém, xồng xộc... -> Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ. - Hu hu, ư ử -> mô phỏng âm thanh. =>Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái -> Từ tượng hình. - Từ mô phỏng âm thanh -> Từ tượng thanh. -> Gợi âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. 2. Ghi nhớ: SGK ( 49) * Hoạt động 2: (20’) PP vấn đáp, trao đổi, thảo luận ; Kt động não ? Nêu yêu cầu bài tập ? - HS làm miệngHS làm miệng (hoặc lên bảng) - HS thảo luận trao đổi nhóm -> trình bày - nhận xét, bổ sung. - Mỗi nhóm 2 từ -> lên bảng làm. - Khuyến khích đặt câu với 2 từ trở lên. - Nhận xét, sửa chữa - VD: Qua đèo ngang. HS đọc yêu cầu bài tập 3 GV gọi hs làm miệng HD HS làm bài tập 4,5 HS làm ở nhà B. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a) Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo b) Từ tượng thanh: bịch, bốp, soàn soạt. 2. Bài tập 2 : - Từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: lom khom, dò dẫm, nhất ngưởng, liêu xiêu, lò dò 3. Bài tập 3 : - Ha hả: Gợi tả tiếng cười to, sảng khoái, đắc ý. - Hì hì: Vừa phải, thích thú, hồn nhiên, hiền lành - Hô hố: To, vô ý, thô lỗ. - Hơ hớ: Thoải mái, vui vẻ, vô duyên. 4. Bài tập 4 : 5. Bài tập 5 : ? Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng thanh và từ tượng hình? Bài tập bổ sung: IV. Củng cố : (1' ) .GV hệ thống hoá kiến thức của bài V. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài, hoàn thành bài tập, tập viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ ... - Soạn: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ( sưu tầm một số từ ngữ địa phương).

File đính kèm:

  • doctu tuong thanh tuong hinh.doc