2. Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ:
a. Khi gặp mẹ:
- Chiều hôm đó, thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ: đuổi theo, gọi rối rít: Phản ứng tức thì, tự nhiên, lý trí không kịp phân tích và kiểm soát.
- Mợ ơi!Mợ ơi! Mợ ơi! Tiếng gọi cuống quýt, gấp gáp, tình cảm bị dồn nén rất lâu, bật thành tiếng.
-> bé Hồng rất khát khao gặp mẹ.
- Nếu người trên xe không phải là mẹ:“cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
+ NT: Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
- Xe chạy chầm chậm, đuổi kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, oà lên khóc, nức nở.
+ NT: Tính từ: Sự xúc động mạnh mẽ trong lòng bé.
- oà khóc: những giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. khác với những giọt nước mắt chua xót, tủi cực căm tức khi trò chuyện với bà cô.
5 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 6: Văn bản Trong lòng mẹ - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 6:
VĂN BẢN: TRONG LÒNG MẸ
(Trích "Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- HS hiểu được niềm khao khát tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng tình mẫu tử, sự cảm thông với những số phận bất hạnh.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: thẩm mĩ, tư duy, đánh giá
- Năng lực riêng: thảo luận nhóm, trình bày, giao tiếp bằng ngôn ngữ
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tập truyện "Những ngày thơ ấu''; Thiết kế bài giảng trên Power Point, Máy chiếu, máy vi tính.
2. Học sinh: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy- học:
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (lồng ghép trong tiết dạy)
3 . Bài mới (44 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 PHÚT)
Trình chiếu video về tình mẫu tử
Dẫn vào bài
Quan sát
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (33 PHÚT)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc gặp gỡ của hai mẹ con bé Hồng
? Chỉều hôm đó, tan học thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ, Bé Hồng đã có những hành động gì? NX hành động đó?
? Cùng với hành động là lời nói gì? NX gì về lời gọi đó?
? Từ hành động và tiếng gọi bối rối đó cho ta biết điều gì trong tình cảm của bé Hồng?
? Nếu người trên xe không phải là mẹ chú thì điều gì sẽ xảy ra?
? Trong câu văn tác giả sử dụng BPNT gì? Tác dụng?
? Sau tiếng gọi, xe chạy chầm chậm, bé Hồng có thái độ và cử chỉ ntn? Nhận xét từ loại được sử dụng? Tác dụng?
? Tại sao khi gặp mẹ Hồng lại oà khóc? Tiếng khóc đó có giống với những giọt nước mắt đã rơi khi trò chuyện với bà cô không?
? Em thử phân tích những chi tiết miêu tả bé Hồng khi gặp mẹ để thấy khả năng miêu tả tâm lí tinh tế của Nguyên Hồng?
- Tg miêu tả rất ngắn gọn. Chú bé thở hồng hộc,trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, oà lên khóc, nức nở. Thật ra, xe kéo chạy chầm chậm, chỉ vài giây sau, chú bé đã đuổi kịp, vậy thì "thở hồng hộc", "trán đẫm mồ hôi" không phải là do mệt nhọc, mà đó là biểu hiện sự xúc động hết sức mạnh mẽ trong lòng chú bé. Do xúc động quá nên chân ríu lại. Bé Hồng cũng không òa khóc ngay khi nhận ra mẹ, phải đợi đến lúc mẹ xoa đầu hỏi- tức là nhận được sự âu yếm, vỗ về của mẹ thì niềm xúc động vui sướng mới vỡ ra thành tiếng khóc. Đây là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc.
? Khi ở trong lòng mẹ bé Hồng có những hành động, suy nghĩ và cảm xúc gì ? Em hãy nhận xét.
? Nằm trong lòng mẹ, dưới cái nhìn yêu thương vô vàn của đứa con, người mẹ hiện ra như thế nào?
? Vì sao vất vả khổ cực mà mẹ Hồng vẫn đẹp tươi như vậy? -Vì được ôm ấp con, vì được giải phóng tinh thần
? Em có nhận xét gì về hình ảnh đó? Trong đoạn văn này, tác giả sử dụng NT gì?
? Tại sao tác giả lại để hình ảnh người mẹ hiện lên qua cảm nhận của bé Hồng.
? Theo em biểu hiện nào thấm thía nhất của tình mẫu tử?
- Hs tự bộc lộ.
? Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Tác dụng?
? Nhà văn có viết 1 lời bình: “Phải bé lại êm dịu vô cùng”. Nghệ thuật sử dụng lời bình có tác dụng như thế nào?
? Theo em, những câu văn kết đoạn thể hiện ý nghĩa gì ?
? Em hiểu gì về nhân vật bé Hồng?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật văn bản
? Những thành công về nghệ thuật của Nguyên Hồng trong đoạn trích.
? Qua đó giúp em hiểu gì về nội dung và ý nghĩa của văn bản ?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
PB cá nhân
HS nhận xét
HS khá, giỏi
Thảo luận cặp đôi
PB cá nhân
HS trả lời cá nhân
PB cá nhân
2. Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ:
a. Khi gặp mẹ:
- Chiều hôm đó, thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ: đuổi theo, gọi rối rít: Phản ứng tức thì, tự nhiên, lý trí không kịp phân tích và kiểm soát.
- Mợ ơi!Mợ ơi! Mợ ơi! Tiếng gọi cuống quýt, gấp gáp, tình cảm bị dồn nén rất lâu, bật thành tiếng.
-> bé Hồng rất khát khao gặp mẹ.
- Nếu người trên xe không phải là mẹ:“cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
+ NT: Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
- Xe chạy chầm chậm, đuổi kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, oà lên khóc, nức nở...
+ NT: Tính từ: Sự xúc động mạnh mẽ trong lòng bé.
- oà khóc: những giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện... khác với những giọt nước mắt chua xót, tủi cực căm tức khi trò chuyện với bà cô.
b. Khi ở trong lòng mẹ:
- Hành động: đùi áp đùi, đầu ngả vào lòng mẹ
- Cảm xúc: ấm áp, mơn man khắp da thịt.
- Suy nghĩ: bé lại, lăn vào lòng mẹ...người mẹ có một êm dịu vô cùng
->Cảm giác sung sướng, hạnh phúc đến tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ.
- Gương mặt mẹ tươi sáng, da mịn, gò má hồng, quần áo, hơi thở thơm tho lạ thường
+ NT miêu tả: Hình ảnh người mẹ hiện lên thật cụ thể, sinh động, hoàn hảo, rất yêu con, can đảm, kiêu hãnh vượt lên mọi lời mỉa mai, cay độc.
-> Tác giả để hình ảnh người mẹ hiện lên qua cảm nhận của con để thể hiện sâu sắc lòng yêu thương, quý trọng mẹ của bé Hồng
+ PTBĐ: Biểu cảm trực tiếp
-> Tác dụng: thể hiện xúc động tình cảm của bé Hồng, khơi gợi cảm xúc ở người đọc.
- Lời bình: “Phải bé lại êm dịu vô cùng”: Chú bé đã căng tất cả các giác quan để thâu nhận tình mẹ con bấy lâu xa cách. Nhà văn đã sống lại tận cùng cảm giác có thật ngày nào.
- Câu văn kết: "Nhưng bên tai tôi...": Hồng muốn quên đi, vứt bỏ những lời nói cay nghiệt của cô- những hủ tục lạc hậu của XHPK để cảm nhận trọn vẹn tình mẫu tử ấm áp thiêng liêng.
=> Bé Hồng một thân phận đau khổ nhưng có nội tâm sâu sắc, yêu mẹ mãnh liệt, khao khát tình yêu thương. Em có tình yêu thương và lòng tin bền bỉ, mãnh liệt dành cho mẹ.
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật:
- Ngòi bút sắc sảo tinh tế trong việc thể hiện tâm lí, tâm trạng nhân vật. So sánh thích hợp, mới lạ, lời văn dạt dào cảm xúc nên câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.
- Cảm xúc trữ tình sôi nổi tha thiết -> chương truyện giàu chất thơ, như 1 bản tình ca về tình mẫu tử.
2) Nội dung:
- Văn bản kể lại chân thực & cảm động về thân phận bé Hồng (tác giả) mặc dù cay đắng tủi cực song vẫn khát khao yêu thương bởi tấm lòng người mẹ.
- Phải biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông với những em nhỏ lang thang, cơ nhỡ, thiếu tình yêu thương của cha mẹ và gia đình.
- Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
* Ghi nhớ: SGK
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 PHÚT)
? Tại sao nói: "Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng" ?
Trả lời
-Ông dành nhiều trang viết cho họ, có những suy nghĩ, nhìn nhận thấu đáo về họ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 2 PHÚT)
Sau khi học xong bài học, em có những hành động, thái độ như thế nào đối với bố/mẹ của mình?
Trả lời
E/HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 PHÚT)
Chuẩn bị: Trường từ vựng
* RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- trong-long-me_04092020.docx