Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 66: Văn bản Ông đồ - Năm học 2019-2020

Nêu hiểu biết của em về tác phẩm?

- được coi là một kiệt tác, đăng trên báo "Tinh hoa", được tuyển vào tập "Thi nhân VN".

- Bài thơ “Ông đồ” đã khẳng định vị trí xứng đáng của Vũ Đình Liên trong phong trào Thơ mới.

- Gv hư¬ớng dẫn cách đọc và đọc mẫu.

- Ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

(3/2, 2/ 1/ 2, 2/ 3 .) chú ý thể hiện giọng vui nhộn, t¬ưng bừng khi ông đồ đắt khách, giọng hoài niệm xót xa khi ông đồ không có khách và không còn bán chữ trên đ¬ường phố.

- Hs đọc - Gv nhận xét.

- Bài thơ này không phải là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt như bài “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải và “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch (lớp 7) mà bài thơ gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu 5 chữ.

? Hãy tìm bố cục bài thơ? Nội dung chính của từng phần.

- Hs đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu.

? Khổ thơ giới thiệu về sự xuất hiện của nhân vật nào? Xuất hiện vào thời điểm nào ?- Nhân vật ông đồ già.

+ Xuất hiện khi hoa đào nở.

GV: Tên của nhân vật trữ tình trong bài thơ được đặt làm tên nhan đề bài thơ.

? Chi tiết “hoa đào nở” khiến em nghĩ đến thời điểm nào trong năm.

? Từ “mỗi” và “lại” là loại từ gì? giúp em hiểu điều gì.

? Hai câu thơ cuối khổ 1, tác giả đã thông báo với người đọc thông tin nào?

GV: Hoa đào là tín hiệu báo cái Tết cổ truyền cổ dân tộc, báo hiệu mùa xuân, mùa vui đã đến. Nhà nhà, người người đi mua sắm và không thể quên được tục lệ tốt đẹp: mua câu đối treo đón Tết:

“Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ

 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 66: Văn bản Ông đồ - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Tiết 66: VĂN BẢN: ÔNG ĐỒ ( Vũ Đình Liên) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Sự đổi thay trong xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những chi tiết nghện thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích, tự hào, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc. 4. Năng lực có thể hình thành thông qua bài học: - Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản. Sử dụng ngôn ngữ môn học. Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: Sgk, sgv, giáo án, ảnh tác giả Vũ Đình Liên. 2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.. C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình, kết luận. - Kĩ thuật dạy học: Học theo nhóm, động não, chỉ cần một phút, viết sáng tạo. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:- Lồng trong giờ học. 3. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt - Cho Hs xem một đoạn video - Những hình ảnh trong đoạn video nói về ai? Hình ảnh đó có quen thuộc không? Thường xuất hiện vào thời gian nào trong năm? - Hs trả lời B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của Thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt - Gọi hs đọc chú thích ( * ) sgk. ? Nêu những nét khái quát về tác giả? PB cá nhân I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả: (1913 - 18. 1. 1996) quê gốc Hải Dương, sống ở HN - Là một trong những nhà Thơ mới lãng mạn đầu tiên của nước ta. Ông còn là nhà giáo, nhà nghiên cứu, viết văn, viết sử, dịch VH Pháp. - Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. ? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - được coi là một kiệt tác, đăng trên báo "Tinh hoa", được tuyển vào tập "Thi nhân VN". - Bài thơ “Ông đồ” đã khẳng định vị trí xứng đáng của Vũ Đình Liên trong phong trào Thơ mới. - Gv hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. - Ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (3/2, 2/ 1/ 2, 2/ 3 ...) chú ý thể hiện giọng vui nhộn, tưng bừng khi ông đồ đắt khách, giọng hoài niệm xót xa khi ông đồ không có khách và không còn bán chữ trên đường phố. - Hs đọc - Gv nhận xét. - Bài thơ này không phải là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt như bài “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải và “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch (lớp 7) mà bài thơ gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu 5 chữ. ? Hãy tìm bố cục bài thơ? Nội dung chính của từng phần. - Hs đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu. ? Khổ thơ giới thiệu về sự xuất hiện của nhân vật nào? Xuất hiện vào thời điểm nào ?- Nhân vật ông đồ già. + Xuất hiện khi hoa đào nở. GV: Tên của nhân vật trữ tình trong bài thơ được đặt làm tên nhan đề bài thơ. ? Chi tiết “hoa đào nở” khiến em nghĩ đến thời điểm nào trong năm. ? Từ “mỗi” và “lại” là loại từ gì? giúp em hiểu điều gì. ? Hai câu thơ cuối khổ 1, tác giả đã thông báo với người đọc thông tin nào? GV: Hoa đào là tín hiệu báo cái Tết cổ truyền cổ dân tộc, báo hiệu mùa xuân, mùa vui đã đến. Nhà nhà, người người đi mua sắm và không thể quên được tục lệ tốt đẹp: mua câu đối treo đón Tết: “Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” Và sự xuất hiện đều đặn của ông đồ như góp thêm vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường chuẩn bị đón tết, đón xuân. ? Bức tranh trong SGK /Tr. 8 minh hoạ điều gì ?- Ông đồ ngồi viết câu đối. ? Các gia đình treo câu đối Tết để làm gì. + Trang hoàng cho nhà đẹp. + Thể hiện mong ước một năm mới hạnh phúc, nhiều lộc, nhiều niềm vui, ? Như vậy, ông đồ xuất hiện có ý nghĩa gì?- Làm đẹp cho đời. ? Khi ấy, lượng người đời đến thuê ông viết câu đối như thế nào ? Và họ có thái độ ra sao. ? Nhận xét về giọng thơ, cách sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ. + Rất đông “bao nhiêu người”, khen ngợi ông đồ. -> Ông đồ là NV trung tâm, thu hút sự chú ý của mọi người. ? Vậy, em đọc được tình cảm nào của mọi người dành cho ông đồ lúc đó. + Ngưỡng mộ, trọng vọng ông đồ. ? Em hiểu lời thơ ở trong ngoặc kép là ntn. + Là lời của mọi người khen ông đồ. GV: Vì thế, khi nhắc lại nguyên văn lời người khác, tác giả đã sử dụng dấu ngoặc kép (đã học ở tiết 56). Trong bài thơ này, việc nhắc lại nguyên văn lời khen của mọi người với ông đồ còn tô đậm tính chân thực, khách quan của sự việc. ? Em cảm nhận ntn về ha ông đồ trong khung cảnh tươi vui đó? * GV: Có thể khẳng định đây chính là thời huy hoàng, thời đắc ý của ông đồ. - Cảnh vật, không khí rộn ràng, tưng bừng với sắc màu rực rỡ của phố phường đang đón Tết. Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người. - HS đọc ? Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong khổ thơ 3, 4 hiện lên ntn ? ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ? ? Qua đó, em hiểu ntn về tâm trạng của ông đồ lúc này? ? Nhận xét nghệ thuật trong 2 câu thơ? Tác dụng? ? Phó từ “vẫn” cho ta hiểu điều gì về ông đồ? - Sự kiên nhẫn, chờ đợi khách tới thuê viết câu đối. ? Từ không, tác giả sử dụng với ý nghĩa gì? - Hai câu thơ: ? Em hiểu “lá vàng” là lá như thế nào ? - Lá úa tàn, sắp lìa cành. ? Hình ảnh “lá vàng rơi trên giấy” báo hiệu điều gì ? - Sự hết thời, sự tàn tạ của chữ Nho, sự tàn tạ của tục lệ viết câu đối Tết (vốn rất tốt đẹp, đầy ý nghĩa ). ? Phân tích cái hay của câu thơ “Ngoài giời mưa bụi bay” ? (? Em hiểu “mưa bụi” là mưa NTN ? - Mưa nhẹ nhàng, hạt rất nhỏ như bụi. ? Tại sao tác giả không miêu tả mưa rào rơi ? - Mưa rào của mùa hạ, chỉ có mùa xuân mới có mưa bụi. ? Em có nhận xét gì về NT dùng từ của tác giả? - Dùng từ ngữ bình dị, có sự chọn lọc, mà chính xác, tinh tế, gợi hình, gợi cảm ? Theo em, hai câu thơ tả cảnh hay tả tình ? ? Tâm trạng nhà thơ được thể hiện qua khổ thơ ntn ? * HS đọc khổ kết. ? Khổ thơ đầu và khổ kết có hình ảnh nào được lặp lại ? GV: Đó là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề. ? Khổ thơ kết có chi tiết nào khác so với khổ thơ đầu ? - Không thấy sự xuất hiện của ông đồ. ? Vậy, tác giả đã sử dụng BPNT gì ? Tác dụng của BPNT đó ? * ( GV chiếu bảng so sánh sự tương phản ). - (GV chiếu trên màn hình hai câu thơ cuối) ? Em hiểu thế nào về hai câu thơ cuối đó ? ? Em hiểu: “Những người muôn năm cũ” là ai ? - Là ông đồ cùng “lớp người” đã từng làm nghề viết câu đối Tết làm đẹp cho đời như ông. ? Câu thơ không có ý trả lời thể hiện nỗi lòng của tác giả ra sao ? ? Bài thơ có những thành công gì về nghệ thuật ? ? Qua tìm hiểu bài thơ, giúp em hiểu gì nỗi lòng của nhà thơ. - Lòng thương cảm, xót xa cho những cuộc đời tài hoa mà tàn tạ - T/c chân thành gắn bó với đời sống tinh thần, với nét đẹp văn hóa truyền thống của con người VN hàng mấy trăm năm. T/c cảm ấy rất nhân văn, đáng trân trọng - Hs đọc ghi nhớ - Gv nhấn mạnh. HS đọc PB cá nhân Thảo luận cặp đôi HS khá, giỏi PB cá nhân PB cá nhân HS K,G 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của VĐL- 1936 b.Thể loại: - Thể thơ ngũ ngôn. c. Đọc- chú thích d. Bố cục: 3 phần. - Khổ 1 -2: Hình ảnh ông đồ thời xưa. - Khổ 3 -4: Hình ảnh ông đồ thời nay. - Khổ 5: Tâm sự, nỗi lòng của tác giả . II. Tìm hiểu chung a. Hình ảnh ông đồ thời xưa - Thời điểm: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy... -> Mùa xuân về, Tết đến. + NT: phó từ-> Sự xuất hiện của ông đồ đã trở thành 1 h/a rất quen thuộc. - Công việc: mực tàu, giấy đỏ-> Bán câu đối - Địa điểm: Bên phố đông - Ông đồ chỉ xuất hiện khi Tết đến, xuân về. Vì câu đối của ông còn là thú chơi tao nhã của người dân. Câu đối của ông đã làm nên hương vị mùa xuân. -> Ông đồ xuất hiện trong hoàn cảnh tươi vui, rực rỡ, không khí tấp nập nhộn nhịp. * Thái độ của mọi người đối với ông đồ: - Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay + NT: qht trong câu ghép qua lại, giọng thơ vui tươi, sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, âm thanh và bp so sánh, thành ngữ. * Ông đồ: Là nhân vật trung tâm, được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng. b. Hình ảnh ông đồ thời nay - Thời gian, địa điểm: không thay đổi, ông đồ vẫn ngồi đấy. Ông vẫn xuất hiện bên hè phố mỗi khi Tết đến xuân về. - Cảnh vật: không thay đổi, vẫn là h/a ông đồ với giấy đỏ, mực tàu và đông người qua lại. - Sự biến đổi: Mỗi năm mỗi vắng, người thuê viết nay đâu. + NT: BP điệp từ, CHTT -> Tâm trạng của ông đồ buồn, cô đơn, niềm vui nho nhỏ đc thảo những nét chữ "phượng múa, rồng bay" đem lại cho mọi người niềm vui ngày Tết bây giờ cũng không còn. - Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng nghiên sầu + NT: nhân hoá, đối lập kết hợp với giọng thơ buồn và đặc biệt cách tả cảnh ngụ tình. -> sự vật vô tri vô giác được nhân hoá như con người, nó cũng buồn, cũng sầu khi thời thế đổi thay. - Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay + Phó từ-> Phủ định: Hình ảnh ông đồ trơ trọi, cô đơn, lạc lõng, bị lãng quên. - “Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay.” +NT: Từ ngữ bình dị, chính xác, tinh tế, gợi hình, gợi cảm. + Tả cảnh ngụ tình => Lòng người chất chứa bao sầu thảm, xót xa. c. Tấm lòng tác giả - Lặp lại hình ảnh hoa đào nở. + NT: Kết cấu đầu cuối tương ứng. Không thấy ông đồ xưa + NT: Hình ảnh tương phản -> Cảnh cũ vẫn còn, người xưa vắng bóng. “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? ” + NT: Câu hỏi tu từ, lời tự vấn. => Niềm cảm thương và tiếc nhớ “cảnh cũ người xưa”. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Lãng mạn hoài cổ, hiện thực trữ tình. - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. - Xây dựng những hình ảnh đối lập. - Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả. - Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc. 2. Nội dung: Khắc hoạ hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. * Ghi nhớ: C. HĐ thực hành (5’) ? Tại sao tác giả lại gọi ông đồ là di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn. HS suy nghĩ và trả lời. HS làm bài tập III. Luyện tập. - Chữ Nho để tặng, cho-> Bây giờ đem ra bán, viết thuê (mặc dù rất đông người ngợi khen)-> chữ Nho không còn được trọng vọng nữa. D. Hoạt động vận dụng (4 phút) Em hiểu gì về tâm sự của tác giả qua bài thơ? HSTL E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1 phút) - Học thuộc lòng diễn cảm, hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài thơ ông đồ. - Kể lại câu chuyện “Ông đồ” bằng văn xuôi theo ngôi kể thứ nhất. (Chú ý kết hợp với miêu tả và biểu cảm tâm trạng của ông đồ và nỗi lòng của nhà thơ ). - Làm hoàn chỉnh bài tập. * Rút kinh nghiệm: ***************************

File đính kèm:

  • docxong-do_04092020.docx