I/. Mục tiêu cần đạt: HS
Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ còn trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
II/. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh?
b/. Đọc ghi nhớ (ý nghĩa) của bài thơ?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6015 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 78 Khi con tu hú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 BÀI 19
Tiết 78
KHI CON TU HÚ
Tố Hữu
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ còn trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
II/. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh?
b/. Đọc ghi nhớ (ý nghĩa) của bài thơ?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động I:
HS: Đọc chú thích SGK
Hoạt động II:
GV: Đọc văn bản
HS: Đọc lại văn bản
GV: Khi con tu hú gọi bầy là khi nào?
HS: Khi hè đến.
GV: Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như thế?
HS: Vì đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng của trời cao lồng lộng và tự do mà lúc này tác giả lại ở trong tù.
GV: Hãy nêu nội dung cảu 2 đoạn?
HS:
-Đoạn1: Cảnh mùa hè
-Đoạn 2: Tâm trạng người tù
GV: Hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi đoạn?
HS:
-Đoạn 1: miêu tả
-Đoạn 2: biểu cảm
→ Kết hợp miêu tả và biểu cảm
GV: Thời gian mùa hè được gợi tả bằng những âm thanh gì?
HS: Tiếng tu hú và tiếng ve sầu
GV: một sự sống ntn được gợi lên từ những âm thanh ấy?
HS: Rộn rã, tưng bừng
GV: Mùa hề được gợi tả bằng những màu sắc gì?
HS: Vàng, hồng, xanh
GV: Qua các hình ảnh trên, sự sống hiện lên như thế nào?
HS: đẹp, thanh bình.
GV: Tác giả đã nhắc đến những sản vật điển hình nào của mùa hè?
HS: Lúa, trái cây, bắp.
GV: Các sản vật ấy gợi lên một sự sống ntn?
HS: Sinh sôi, nảy nở, đầy đặn, ngọt ngào.
GV: Bầu trời hạ cao xanh, nơi những tiếng sáo diều vang vọng trong bài thơ. “Trời xanh càng rộng càng cao – Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” đã gợi lên một không gian ntn?
HS: Giàu sinh lực, phóng túng, tự do
Giảng:
Từ đó cho chúng ta thấy tác giả có tâm hồn yêu cuộc sống nồng nàn, tha thiết với cuộc đời tự do, nhạy cảm với mọi biến động của cuộc sống và năng lực yêu cuộc sống tự do còn được Tố Hữu thể hiện trong vần thơ khác.
“Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng tôi luôn rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăng náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
GV: Nhà thơ đãđón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn?
HS: Bằng sức mạnh của tâm hồn, bằng tấm lòng.
GV: Trạng thái tâm hồn của tác giả lúc này ntn?
HS: Nồng nhiệt với cuộc sống tự do
GV: Con người muốn “đạp tan phòng” giam hãm mình khi “nghe hè dậy bên lòng” vì lí do gì?
HS: Bực bội, u uất trong không gian chật chội thiếu sinh khí (ngột làm sao, chết uất thôi)
GV: Tình cảm của tác giả được bộc lộ ntn trong đoạn thơ?
HS: Bộc lộ trực tiếp
GV: từ đó tâm hồn của tác giả ntn?
HS: Đầy nhiệt huyết sống, khao khát sống, khao khát tự do.
GV: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú kêu thể hiện ở câu đầu và câu cuối khác nhau ntn?
HS:
-Hai câu đầu: là tâm trạng hòa hợp với sự sống mùa hè, biểu hiện niềm say mê cuộc sống.
-Hai câu cuối: Cảm xúc u uất, nôn nóng khắc khoải – tâm trạng của kẻ bị cững đoạt tự do.
GV: Qua câu thơ cuối: “Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu”, em có cảm nhận được điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn con người?
HS: Thèm khác cuộc sống tự do.
GV: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
HS: Lục bát.
Hoạt động III:
GV: Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 20)
I/. Giới thiệu:
1/. Tác giả: Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quãng Thọ, huyện Quãng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
2/. Tác phẩm: Các tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy (1937 – 1964), Việt Bắc (1946 – 1954), Gió lộng (1955 – 1961), Ra trận (1962 – 1917), Máu và hoa (1972 – 1977), Một tiếng đờn (1979 – 1992), …
III/. Tìm hiểu văn bản:
1/. Cảnh mùa hè:
-Khi con tu hú gọi bầy
-Vườn râm dậy tiếng ve ngân
→ Rộn rã, tưng bừng.
-Vàng (bắp rây vàng hạt)
-Hồng (nắng đào)
-Xanh (trời xanh)
→ Một vẻ đẹp tươi sáng, lộng lẫy, thanh bình.
-Lúa chiêm đang chính
-Trái cây ngọt dần
-Bắp rây vàng hạt
→ Sự sống sinh sôi, nảy nở, đầy đặn, ngọt ngào.
Giàu sinh lực, phóng túng, tự do
2/. Tâm trạng người tù:
-Ta nghe hè dậy bên lòng
Nồng nhiệt với cuộc sống tự do.
-Bực bội u uất khi ở trong nhà giam.
Thèm khác cuộc sống tự do.
III/. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK. 20)
3/. Củng cố:
-Đọc lại bài thơ
-Đọc phần ghi nhớ
Học thuộc lòng văn bản và ghi nhớ.
4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
Trả lời phần III (SGK. 21)
File đính kèm:
- (T78)Khi-con-tu-hu.doc