I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
-Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
b/. Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13280 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 91 Câu phủ định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91 BÀI 22
Ngày soạn: 05/02/2007
CÂU PHỦ ĐỊNH
I/. Mục tiêu cần đạt: HS
-Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
-Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Bài soạn, SGK
III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/. Kiểm tra:
a/. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
b/. Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi?
2/. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động I:
HS: Đọc các ví dụ
GV: Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?
HS: Có các từ: không, chưa, chẳng.
GV: Đó là những từ ngữ biểu thị ý ngiã gì?
HS: Những từ ngữ phủ định.
GV: Những câu này có gì khác so với câu (a) về chức năng?
HS:
-Câu a: khẳng định việc Nam đi Huế.
-Câu b, c, d phủ định việc Nam đi Huế.
HS: đọc đoạn tríchGV: Trong đoạn trích trên những câu nào có từ ngữ phủ định?HS:
-Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn
-Đâu có!
GV: Các ông thầy bói xem voi dùng câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
HS: để phản bac ý kiến, nhận định của người đối thoại.
GV: Hãy trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định?HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 53)
Hoạt động II:
HS: thảo luận nhóm giải các bài tập ở phần luyện tập.
I/. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1/. Ví dụ:
1.1
a/. Nam đi Huế.
Câu khẳng định
b/. Nam không đi Huế.
c/. Nam chưa đi Huế.
d/. Nam chẳng đi Huế.
→Câu phủ định miêu tả.
1.2
-Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn
-Đâu có!
→Câu phủ định bác bỏ.
2/. Ghi nhớ (SGK. 53)
II/. Luyện tập:
Câu 1: Xác định câu phủ định.
b/. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
c/. Không, chúng con không nói nữa đâu!
→Vì nó phản bác một ý kiến, một nhận định.
a/. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
b/. Vả lại ai nuôi chó mà không bán hay giết thịt.
→Câu phủ định miêu tả.
Câu 2:
-Tất cả đều là câu phủ định. Vì đều có những từ ngữ phủ dịnh.
-Những câu không có từ ngữ phủ định có ý nghĩa tương đương.
+Câu chuyện có lẽ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có nghĩa.
+Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hông ngọc vàng, ai cũng từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
+Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần … trước cổng.
→Nghĩa hoàn toàn giống nhau. Nhưng các câu trong SGK dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định và có sức thuyết phục cao hơn.
Câu 3: Choắc chưa dậy được, mằn thoi thóp.
→Nghĩa câu thay đổi, không phù hợp.
Câu 4: Không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định) nhưng cũng được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định (bác bỏ).
Câu 5: Không thể thay thế. Vì sẽ làm thay đổi ý nghĩa cả câu.
3/. Củng cố:
- Hãy trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định?
- Hãy đặc một câu phủ định miêu tả và một câu bác bỏ?
4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Bài soạn: Hãy chọn một di tích lịch sử để giới thiệu (Viết thành bài)
File đính kèm:
- (T91)Cau-phu-dinh.doc