Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 97 Nước đại việt ta ( trích bình ngô đại cáo)

I/. Mục tiêu cần đạt: HS

-Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

-Thấy được ý thức dân tộc đã phát triển tới trình độ cao và phần nào hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của án thiên cổ hùng văn “Bình ngô đại cáo” qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.

-Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự liên kết giữa lí lẽ và thực tiễn.

II/. Chuẩn bị:

 -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

 -HS: Bài soạn, SGK.

III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/. Kiểm tra:

a/. Hãy nêu ý nghĩa của bài “Hịch tướng sĩ”?

b/. Hãy đọc lại đoạn văn thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn?

2/. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tiết 97 Nước đại việt ta ( trích bình ngô đại cáo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 BÀI 24 Tiết 97 Ngày soạn: 27/02/2007 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình ngô đại cáo) Nguyễn Trãi I/. Mục tiêu cần đạt: HS -Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV. -Thấy được ý thức dân tộc đã phát triển tới trình độ cao và phần nào hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của án thiên cổ hùng văn “Bình ngô đại cáo” qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. -Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự liên kết giữa lí lẽ và thực tiễn. II/. Chuẩn bị: -GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. -HS: Bài soạn, SGK. III/. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/. Kiểm tra: a/. Hãy nêu ý nghĩa của bài “Hịch tướng sĩ”? b/. Hãy đọc lại đoạn văn thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn? 2/. Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Bài học sinh ghi Hoạt động I: HS: đọc chú thích (SGK. 67) Hoạt động II: GV: đọc đoạn trích HS: đọc lại đaọn trích. GV: đoạn trích có hai nội dung chính: -Nêu tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến. -Nêu nền văn hiến Đại Việt. Hãy xác định 2 đoạn trên? HS: -Hai câu đầu -Phần còn lại. GV: Tư tưởng nhân nghãi của cuộc kháng chiến được tác giả tập trung thể hiện qua các từ ngữ nào? HS: “Yên dân”, “trừ bạo” GV: Hai từ trên có nghĩa là gì? HS: Yên dân: là làm cho dân được thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lức tàn bạo. GV: Người dân và kẻ bọa ngược mà tác giả nói tới trong bài là ai? HS: Dân nước Đại Việt và quân xâm lược nhà Minh. GV: Ở đây hành động “điếu phạt” có liên quan đến yên dân ntn? HS: Trừ giặc minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân. GV: Như vậy, cuộc kháng chiến này có tính chất ntn? HS: Cuộc chiến chính nghĩa, phù hợp với lòng dân. GV: Để khẳng định chủ quền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? HS: Lãnh thổ, phong tục, lịch sử. GV: Điều đó được thể hiện qua các câu nào? HS: Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triêu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập. GV: Các lí lẽ trên nhằm khẳng định biểu hiện nào của nền văn hiến Địa Việt? HS: Nước ta là một nước độc lập. GV: Khi nhắc đến triều đại Việt xây nền độc lập song song cùng các triều đại Trung Hoa và các hào kiệt của nước ta đời nào cũng có đã thể hiện tư tưởng, tình cảm gì của tác giả? HS: Tình cảm tự hào dân tộc. GV: Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cớ lịch sử trong chống ngoại xâm, chứng cớ ấy được ghi lại trong câu nào? HS: “Lưu Cung tham công nên thất bại … Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” GV: Qua những câu thư trên tác giả đã bộc lộ tư tưởng tình cảm gì? HS: Tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. GV: Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là sự nối tiếp và phát triển ý thức dân tộc ở bài “Sông nui nước Nam”, vf sao? HS: Cả hai đều khẳng định chủ quyền dân tộc. -Nam quốc sơn hà Nam đế cư -Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. GV: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng? HS: -Khẳng định chue quyền độc lập của Đại Việt. -Sự ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia. -Câu văn biền ngẫu, lầm nổi bậc chiến công của ta và thất bại thảm hại của địch. Tạo sự cân đối nhịp nhàn cho câu văn, dễ nghe, dễ nhớ. Hoạt động III: GV: Hãy nêu ý nghĩa của văn bản? HS: Trả lời phần ghi nhớ (SGK. 69) I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1440), hiệu Ức Trai, là con của Nguyễn Phi Khanh. 2/. Tác phẩm: Đoạn trích “Nước ĐẠi Việt ta” được trích trong bài “Bình ngô đại cáo” II/. Tìm hiểu văn bản: 1/. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến: - Trừ giặc minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân. →Cuộc chiến chính nghĩa, phù hợp với lòng dân. 2/. Nền văn hiến Đại Việt: -Lãnh thổ riêng. -Phong tục riêng. -Lịch sử riêng. →Là một nước độc lập. “Lưu Cung tham công nên thất bại ……………………………………………………………………... Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” →Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. 3/. Đặc sắc nghệ thuật: -Từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời. -Sử dụgn biện pháp so sánh đối lập (ta >< địch) -Làm nổi bậc chiến công của ta và thất bại của địch. III/. Tổng kết: GHI NHỚ (SGK. 69) 3/. Củng cố: -Đọc lại đoạn trích -Đọc phần ghi nhớ Học hai phần trên 4/. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Hành động nói (tiếp theo) -Trả lời các câu hỏi phần I (SGK. 70) -Lập bảng như trong SGK

File đính kèm:

  • doc(T97)Nuoc-Dai-Viet-ta.doc
Giáo án liên quan