HĐ 1:Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng một đoạn văn bản “Hai cây phong ”.
- Nêu nhưng điều em cảm nhận được trong đoạn văn.
HĐ 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HĐ 3:Phân biệt những điểm giống và khác nhau của các tác phẩm truyện ký đã học.
- Các văn bản và truyện ký Việt Nam giai đoạn này đều ra đời vào thế kỷ văn học 1900-1945 văn học đổi mới ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ theo chiều hướng hiện đại hoá.
- Đặc biệt năm 1930, văn học Việt Nam thực sự bước vào quỹ đạo hoạt động và cách viết mới mẻ khác hẳn với các văn bản truyện và ký trung đại.
- Hãy nêu nhưng điểm giống nhau và khác nhau về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”,“Lão Hạc”?
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 10 Tiết 38 Ôn tập truyện ký Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 38
ôn tập truyện ký việt nam
mục đích cần đạt
Giúp học sinh:
Củng cố, hệ thống kiến thức phần truyện ký hiện đại Việt Nam học ở lớp 8 .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và học sinh
Kiến thức cần đạt
HĐ 1:Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng một đoạn văn bản “Hai cây phong ”.
- Nêu nhưng điều em cảm nhận được trong đoạn văn.
HĐ 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HĐ 3:Phân biệt những điểm giống và khác nhau của các tác phẩm truyện ký đã học.
- Các văn bản và truyện ký Việt Nam giai đoạn này đều ra đời vào thế kỷ văn học 1900-1945đ văn học đổi mới ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ theo chiều hướng hiện đại hoá.
- Đặc biệt năm 1930, văn học Việt Nam thực sự bước vào quỹ đạo hoạt động và cách viết mới mẻ khác hẳn với các văn bản truyện và ký trung đại.
- Hãy nêu nhưng điểm giống nhau và khác nhau về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”,“Lão Hạc”?
- Nội dung kiến thức.
- Lập bảng thống kê văn bản truyện ký đã học ở lớp 8.
I. Phân biệt:
* Giống nhau :
- Đều là văn tự sự, là truyện ký hiện đại(đều sáng tác trong giai đoạn 1930- 1945)
- Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả .
- Đều đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của mỗi con người bị vùi dập.
- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo( tình yêu thương con người và những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của những con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa.)
- Đều có lối viết chân thực gần gũi với đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực).
đ Những điểm giống nhau của 3 văn bản trên đều là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng tháng 8 năm1945.
* Khác nhau
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Đề tài cụ thể
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Trong lòng mẹ (1940)
Nguyên Hồng (1918-1982)
Hồi ký
Tự sự kết hợp với trữ tình
Hoàn cảnh của đứa trẻ mồ côi
Nỗi đau của đứa trẻ mồ côi và tình yêu thương mẹ của đứa bé.
Văn hồi ký chân thành, trữ tình,tha thiết.
Tức nước vỡ bờ (1939)
Ngô Tất Tố
(1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
Người nông dân cùng khổ bị đè nén thái quá đã uất ức vùng lên.
Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.
Khắc hoạ tính cách nhân vật và miêu tả rất sinh động, hấp dẫn.
Lão Hạc
(1943) NamCao
(1915-1951)
Truyện ngắn
Tự sự kết hợp trữ tình
Truyện một ông lão nghèo đói đã tự tử.
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Nhân vật được khai thác sâu tâm lý, truyện kể thật tự nhiên, vừa đậm chất triết lý và trữ tình
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
? Em thích nhất nhân vật hay đoạn văn nào? Tại sao?
Hoạt động 5: Bài tập về nhà:
- Trả lời câu hỏi 3. (viết thành đoạn văn)
- Chuẩn bị bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
Tiết 39
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
mục đích cần đạt
Giúp học sinh:
Qua một việc cụ thể thiết thực là sử dụng bao bi nilông, thấy được tầm quan trọng và tính phức tạp của một trong những vấn đề khó giải quyết nhất và nhiệm vụ bảo vệ môi trường là xử lý rác thải.
Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì nilông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì nilông.
Có những suy nghĩ tích cực về những việc tương tự khác trong vấn đề sử lý rác thải sinh hoạt.
Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì nilông.
các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Kiến thức cần đạt
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ.
- Nêu khái niệm văn bản nhật dụng?Văn bản nhật dụng gồm những kiểu văn bản nào?
- Kể tên các văn bản nhật dụng em đã học. Các văn bản đó viết về những vấn đề gì?
Nhắc lại khái niệm về văn bản nhật dụng.
HĐ 2: Giới thiệu bài.
“Thông tin ngày trái đất năm 2000” là văn bản được soạn thảo trên thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát động ngày 24/4/2000.
- Nguồn ô nhiễm một trường nghiêm trọng nhất là rác thải.
HĐ 3:Hướng dẫn đọc, giải thích từ khó, bố cục, kiểu loại văn bản.
3 HS đọc văn bản.
- Đọc rõ ràng, chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
- GV giải thích thêm một số từ.
- Ô nhiễm: gây bẩn, gây hại, làm thay đổi môi trường theo hướng xấu.
- Khởi xướng: bắt đầu đề ra hoặc làm một việc gì đó.
- Pla-xtic: chất dẻo (nhựa): vật liệu tổng hợp gồm các phân ử pôlime.
- Túi nilông: được sản xuất từ hạt pôlime và nhựa tái chế, không tự phân huỷ có thể tồn tại từ 20 – 5000 năm.
GV: Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nêu ý chính của từng phần?
HS : Nêu cách chia đoạn.
- Đoạn 1: từ đầu………ni lông
- Đoạn2:……môi trường: tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng.
- Đoạn 3: Còn lại: lời kêu gọi, hô hào.
-GV Văn bản này thuộc loại văn bản gì?
HS :HS nhận xét kiểu văn bản.
Văn bản thuyết minh.
Cung cấp cho mọi người tác hại của nilông và hạn chế sử dụng chúng.
HĐ 4:Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
* Đọc phần 1:
- GV: Những sự kiện nào được thông báo?
HS đọc.
Liệt kê sự kiện.
- GV: Văn bản này nhằm thuyết minh sự kiện nào?
-HS : Một ngày không dùng bao ni lông.
- GV: Nhận xét cách trình bày về sự kiện đó?
- HS :Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể.
- Đi từ thông tin khái quát (rộng)đến thông tin cụ thể (hẹp).
- Lời thông báo trực tiếp, ngắn gọn nên dễ hiểu, dễ nhớ.
- GV: Nội dung quan trọng nào được nêu lên trong phần đầu nội dung văn bản?
* Đọc đoạn 2: … sơ sinh.
- GV: Tác hại việc sử dụng bao bì ni lông được nói tới ở phương diện nào?
- GV: Từ đó, những phương tiện gây hại nào của bao bì nilông được thuyết minh?
-HS : Lẫn vào đất cản trở quá trình sinh trưởng, xói mòn.
- Làm tắc các đường dẫn nước, tăng khả năng ngập lụt, muỗi phát sinh, truyền dịch bệnh, làm chết sinh vật.
- Làm ô nhiễm thực phẩm.
- Khí độc thải ra gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng, gây ung thư, các dị tật bẩm sinh.
-GV: Hãy xác định rõ phương pháp thuyết minh:
HS :Xác định phương pháp.
-GV: Nêu tác dụng của cách thuyết minh này?
HS :Nêu tác dụng ;-Kết hợp liệt kê các tác hại của việc dùng bao bì nilông và phân tích cơ sở thực tế khoa học của những tác hại đó.
- Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, sáng rõ ngắn gọn nên dễ hiểu,dễ nhớ.
-GV: Em hiểu gì về việc tác hại của bao bì nilông?
HS tự bộc lộ.
- GV: Em thấy hiểm hoạ của việc dùng bao bì ni lông như thế nào?
HS :Dùng bao bi ni lông sẽ làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.
- Có hại cho sự trong sạch của môi trường sống và sức khoẻ
-GV: Theo em có cách nào để tránh hiểm hoạ đó?
* Đọc: vì vậy … môi trường.
- Phần này trình bày nội dung gì?
HS :Nêu nội dung.
- GV: Theo em dùng biên pháp nào là hiệu quả nhất?
HS :Nêu biện pháp.
-GV: Nhận thức của em về biện pháp sử dụng bao bì nilông trước và sau sử dụng thông tin này.
- HS :Nói những hiểu biết
* Đọc phần còn lại.
-GV: Nhiệm vụ của chúng ta là gì?
- GV: Hành Động của chúng ta?
- HS :Khuyên bảo
- Yêu cầu
- Đề nghị.
- GV: Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước, hành động cụ thể được nêu sau?
- GV: Các câu cầu khiến “Hãy cùng nhau quan tâm…..Hãy bảo vệ Trái Đất…Hãy cùng nhau hành động”được dùng ở cuối văn bản có ý nghĩa gì?
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là việc to lớn, thường xuyên, lâu dài.
HĐ 5:Hướng dẫn tổng kết.
- GV: Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” đem lại cho em những hiểu biết gì về “Một ngày không sử dụng bao bì nilông”?
- GV: Em còn biết những việc làm nào, những phong trào nào bảo vệ môi trường Trái Đất trên thế giới, ở nước ta hay ở địa phương em?
I.Đọc, tìm hiểu chung
1.Đọc:
2.Chú giải từ khó:
3.Bố cục:3 đoạn.
4.Kiểu văn bản:
Văn bản thuyết minh.
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Thông tin về ngày trái đất
- Ngày 22/4 hàng năm được gọi là Ngày Trái Đất mang chủ đề bảo vệ môi trường.- Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao nilông”
àThế giới rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường trái đất
àViệt Nam cùng hành động “Một ngày không sử dụng bao bì nilông” để tỏ rõ sự quan tâm chung này.
2.Tác hại của việc sử dụng bao bì nilông và những biên pháp hạn chế sử dụng chúng:
- Bao bì nilông không phân huỷ Pla-xtíc.
- Dùng bao bi ni lông sẽ làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.
- Có hại cho sự trong sạch của môi trường sống và sức khoẻ.
- Các biện pháp nhằm hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
+ Thay đổi thói quen, giảm thiểu chất thải.
+ Không sử dụng khi không cần thiết.
+ Dùng bằng giấy, lá.
3.Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường Trái Đất bằng hành động “Một ngày không dùng bao bì ni lông”:
- Bảo vệ Trái Đất.
III.Tổng kết:
Ghi nhớ: Sgk (tr 107).
- Những tác hại của việc sử dụng bao bi nilông và lợi ích củaviệc giảm bớt dùng chúng.
- Hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông là hành động tích cực để góp phần bảo vệ môi trường trong sạch của Trái Đất.
- Phong trào trồng cây gây rừng.
- Phong trào xanh - sạch - đẹp…
Tiết 40
Nói giảm, nói tránh
Mục Đích Cần Đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,tránh gây cảm giác đau buồn.
Biết sử dụng thành thạo trong văn bản nhất định.
các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
HĐ 1:Kiểm tra bài cũ.
-Nói quá là gì? tác dụng?
-Chữa bài tập 4, 5.
HS lên bảng đọc ghi nhớ, chữa bài tập.
HĐ 2:Tìm hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của việc nói giảm, nói tránh.
*Đọc bài tập 1 (SGK trang 107)
GV: Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích có ý nghĩa là gì? Tại sao người viết lại dùng cách đó?
a…..Về đến nhà bố mẹ chằng còn.
b…. Phòng khi tôi gặp cụ Các -Mác, Lê- Nin và các vị cách mạng đàn anh khác.
c.Bác đã đi rồi sao Bác ơi! đChẳng còn, đi: nghĩa là chếtđtránh gây cảm giác đau thương.
*Đọc bài tập 2
-GV: Tại sao tác giả không dùng những từ khác cũng có nghĩa mà lại dùng từ ngữ “bầu sữa”?
Đọc bài tập.
…..áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ.
đ diễn tả sự tế nhị, âu yếm thân thương.
*Đọc bài tập 3.
-GV:So sánh hai cách nói sau đây cách nói nào tế nhị nhẹ nhàng hơn đối với người nghe? Vì sao?
- Con dạo này lười lắm.
- Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
đ Cách 2: tránh gây cảm giác nặng nề, trách cứ.
_GV:Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng?
Đọc ghi nhớ.
HĐ 3:Hướng dẫn luyện tập.
GV hướng dẫn cách làm bài và nhận xét bài làm của học sinh.
HS dọc các bài tập, nêu yêu cầu và làm bài
HĐ 4:Hướng dẫn về nhà.
-Học ghi nhớ.
-Làm bài tập 3, 4.
.
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của việc nói giảm, nói tránh:
1.Bài tập 1:
2.Bài tập 2:
3.Bài tập 3:
*Ghi nhớ: Sgk tr108.
II. Luyện Tập
1.Bài tập 1:
Điền từ vào chỗ trống:
Đi ngủ
chia tay nhau
khiếm thị
Có tuổi
Đi bước nữa
2.Bài tập 2:
A2.Anh nên hoà nhã với bạn bè.
B2. Anh không nên ở đây nữa
C1. Xin đừng hút thuốc lá.
D1. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
E1. Em có nỗi với anh
File đính kèm:
- tuan 10.doc