Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 14 Bài 14 Tiết 53 Dấu ngoặc kép

I/ Mục tiêu

 1.Kiến thức: Nắm được công dụng của dấu ngoặc kép

 2. Kĩ năng : sử dụng dấu ngoặc kép .

 - Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác

 - Sửa lỗi về dấu ngoặc kép

 3. Thái độ: Cĩ ý thức sử dụng dấu ngoặc kp thích hợp .

II/ Trọng tâm: công dụng của dấu ngoặc kép

III/ Chuẩn bị

 1. Gv: Bảng phụ

 2. Hs : Chuẩn bị theo yêu cẩu sgk

IV/ Tiến trình

 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

 2. Kiểm tra miệng

 ? Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì ? Cho ví dụ . ( 9 đ)

 TL : Đánh dấu phần có chức năng chú thích ( bổ sung , giải thích thuyết minh )

 VD : Anh ( chị ) hãy giải thích tại sao cây cối có ánh sáng .

 ? Bài học hôm nay sẽ học nội dung gì?( 1 đ)

 3. Bài mới

 GTB : Ngoài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm , trong cvhương trình văn 8 , chúng ta còn học thêm một loại dấu câu nữa . Đó là dấu ngoặc kép .

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4335 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 14 Bài 14 Tiết 53 Dấu ngoặc kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/11/2011 DẤU NGOẶC KÉP Bài 14,Tiết 53 Tuần 14 Tiếng việt I/ Mục tiêu 1.Kiến thức: Nắm được công dụng của dấu ngoặc kép 2. Kĩ năng : sử dụng dấu ngoặc kép . - Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác - Sửa lỗi về dấu ngoặc kép 3. Thái độ: Cĩ ý thức sử dụng dấu ngoặc kép thích hợp . II/ Trọng tâm: công dụng của dấu ngoặc kép III/ Chuẩn bị 1. Gv: Bảng phụ 2. Hs : Chuẩn bị theo yêu cẩu sgk IV/ Tiến trình 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng ? Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì ? Cho ví dụ . ( 9 đ) TL : Đánh dấu phần có chức năng chú thích ( bổ sung , giải thích thuyết minh ) VD : Anh ( chị ) hãy giải thích tại sao cây cối có ánh sáng . ? Bài học hôm nay sẽ học nội dung gì?( 1 đ) 3. Bài mới GTB : Ngoài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm , trong cvhương trình văn 8 , chúng ta còn học thêm một loại dấu câu nữa . Đó là dấu ngoặc kép . Hoạt động 1 Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép - Gv ghi bảng phụ ví dụ phần I sgk - Hs đọc ví dụ ? Dấu ngoặc kép trong các ví dụ trên dùng để làm gì ? - Gv diễn giảng thêm . ¡ a/ Trích câu nói của Thánh Găng-đi . b/ Dùng từ ngữ “dải lụa “ để chỉ chiếc cầu (xem chiếc cầu như một dải lụa – phương thức ẩn dụ ) . c/ Ở đây tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính từ ngữ mà thực dân pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam : Khai hoá văn minh cho một dân tộc lạc hậu -> cũng xem đât là lời dẫn trực tiếp . d/ Tên của các tác phẩm , tờ báo , tập san ,……… Gv tích hợp dấu ngoặc đơn Trong các ví dụ – phần chú thích tên tác giả , văn bản ,…… I/ Công dụng Ví dụ : a/ Trích lời dẫn trực tiếp . b/ Từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác . c/ Từ ngữ có hàm ý mỉa mai, châm biếm . d/ Đánh dấu tên của các vỡ kịch . ? Vậy công dụng của dấu ngoặc kép là gì ¡ Hs trả lơì ghi nhớ sgk . - Gv cho bài tập nhanh . ? Tìm hiểu công dụng cvủa dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau : a/ Hãy cùng nhau hành động :” Một ngày không dùng bao ni lông “ . b/ “ Cá “ nó để ở đằm thượng áo ba đờ suy , khó mõi lắm . ( Nguyên Hồng ) c/ Kết cục , anh chàng “ hầu cận ông lý “ yếu hơn chị chàng con mọn ………( Tắt Đèn – Ngô Tất Tố ) d/ “ Dế Mèn phiêu lưu kí “ là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài . ¡ a/ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp . b/ ……………………được hiểu theo nghĩa đặc biệt . c/ ……………….hàm ý mỉa mai . d/ …………….tên tác phẩm . Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập Chia nhóm làm bài Nhóm 1,2 BT1 Nhóm 3,4 BT2 Nhóm 5 BT3 Về nhà làm BT4,5 > Mỗi nhóm đặt 1,2 câu có dùng dấu ngoặc kép . Gv: Từ ngữ được dẫn trực tiếp “mặt sắt “ , “ ngây ví tình “ được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du . Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp , nhưng khi dẫn thơ người ta ít khi đặt phần dẫn vào trong dấu “ “ *Ghi nhớ sgk / 142 II/ Luyện tập BT1 : Công dụng dấu “ “ dùng để đánh dấu a. Câu nói được dẫn trực tiếp ( lão Hạc tưởng như con chó vàng muốn nói với lão – Câu nói giả định ) b. Dùng với hàm ý mỉa mai . c. Lời dẫn trực tiếp . d. Lời dẫn trực tiếp mỉa mai . e. Dẫn trực tiếp từ hai câu thơ . BT2 : Đặt dấu : , dấu “ “ -> Giải thích . a. Đặt dấu : Sau “ Cười bảo “ : -> Báo trước lời đối thoại . Đặt dấu “ “ ở “ Cá tươi” và” tươi” -> Đánh dấu từ ngữ được dẫn lại . Gv: Viết hoa từ “Cháu “vì mở đầu một câu . Cần viết hoa từ “ Đây” -> Trường hợp này không phải là lời của ngườin khác mà là lời của chính người nói ( ông Giáo ) được dùng vào một thời điểm khác ( lúc con trai lão Hạc trở về ) Gv : Chỉ lấy ý cơ bản ( lời dẫn trực tiếp ) để diễn đạt thành câu văn của người viết nên không phải dùng dấu câu . Gợi ý BT5 : Tìm ở bài học nào có dùng nhiều dấu ( ) , dấu : và dấu “” => Nhắc lại công dụng của dấu ngoặc kép . b. Đặt dấu : Sau “ chú Tiến Lê “ -> Báo trước lời dẫn trức tiếp . Đặt dấu “ “cho phần còn lại “ Cháu hãy vẽ ….với cháu “ -> Lời dẫn trực tiếp . c. Đặt dấu : sau “ bảo hắn “ -> Báo trước lời dẫn trực tiếp Đặt dấu “ “ cho phần còn lại “ Đây là ………..đi một sào “ -> Lời dẫn trực tiếp . BT3 a. Lời dẫn trực tiếp nên phải dùng đủ dấu câu . b. Lời dẫn gián tiếp . 4. Câu hỏi bài tập củng cố ? Nêu cơng dụng của dấu ngoặc kép? O. Hs trả lời trong ghi nhớ 5. Hướng dẫn học sinh tự học - Học bài – Làm bài tập còn lại . - Chuẩn bị : Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng + Thuyetá minh về chiếc bình thủy V/ Rút kinh nghiệm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet53.doc
Giáo án liên quan