A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học, học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại hồi ký
- Cốt truyện ,sự việc trong đoạn trích
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật .
- Ý nghĩa giáo dục những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng thiêng liêng .
2. Kỹ năng:
- Biết đọc – hiểu một vb hồi ký .
- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận những cảm xúc của bé Hồng .
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
-Xác định giá trị bản thân, trân trọng tình cảm gia đình
3. Thái độ : Đồng tình với tình cảm kính yêu - biết ơn cha mẹ của bé Hồng; phê phán thói độc ác, nhẫn tâm của bà cô bé Hồng
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu, ảnh chân dung tác giả.
- HS: Tìm hiểu bài theo yêu cầu của giáo viên
C. Phương pháp:
Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, giảng bình, tích hợp.
D. Tiến trình giờ dạy:
1- Ổn định tổ chức (1p)
2- Kiểm tra bài cũ (5p)
? Văn bản " Tôi đi học" được viết theo thể loại nào ?
? Nội dung chủ đạo của tác phẩm là gì ?
- Thể loại: truyện ngắn trữ tình.
- Chủ đề: Dòng cảm xúc đẹp đẽ, trong sáng, sâu sắc đối với mái trường tuổi thơ.
3- Bài mới: (35p )
Giới thiệu bài (1'): Tuổi thơ cay đắng, tuổi thơ ngọt ngào,tuổi thơ dữ dội. Tuổi thơ của em, tuổi thơ của tôi.Ai cũng có những kỉ niệm vui buồn và tuổi thơ đó đã qua đi không bao giờ trở lại.Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng đã được kể,tả và nhớ lại với những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại mà thẫm đẫm tình thương yêu mẹ.Vậy t/c của chú bé Hồng trong tập hồi kí được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn: 24/08/2012
Ngày dạy: 27/08/2012
Tiết 5,6: Văn bản: TRONG LÒNG MẸ
(Trích: Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học, học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại hồi ký
- Cốt truyện ,sự việc trong đoạn trích
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật .
- Ý nghĩa giáo dục những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng thiêng liêng .
2. Kỹ năng:
- Biết đọc – hiểu một vb hồi ký .
- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận những cảm xúc của bé Hồng .
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
-Xác định giá trị bản thân, trân trọng tình cảm gia đình
3. Thái độ : Đồng tình với tình cảm kính yêu - biết ơn cha mẹ của bé Hồng; phê phán thói độc ác, nhẫn tâm của bà cô bé Hồng
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu, ảnh chân dung tác giả.
- HS: Tìm hiểu bài theo yêu cầu của giáo viên
C. Phương pháp:
Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, giảng bình, tích hợp...
D. Tiến trình giờ dạy:
1- Ổn định tổ chức (1p)
2- Kiểm tra bài cũ (5p)
? Văn bản " Tôi đi học" được viết theo thể loại nào ?
? Nội dung chủ đạo của tác phẩm là gì ?
- Thể loại: truyện ngắn trữ tình.
- Chủ đề: Dòng cảm xúc đẹp đẽ, trong sáng, sâu sắc đối với mái trường tuổi thơ.
3- Bài mới: (35p )
Giới thiệu bài (1'): Tuổi thơ cay đắng, tuổi thơ ngọt ngào,tuổi thơ dữ dội. Tuổi thơ của em, tuổi thơ của tôi.Ai cũng có những kỉ niệm vui buồn và tuổi thơ đó đã qua đi không bao giờ trở lại.Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng đã được kể,tả và nhớ lại với những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại mà thẫm đẫm tình thương yêu mẹ.Vậy t/c của chú bé Hồng trong tập hồi kí được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. (8p )
? Dựa chú thích, em hãy nêu ngắn gọn những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
- HS nêu ngắn gọn.
- GV bổ sung theo TLTK
- Hồi kí tự truyện: ghi lại, kể lại những truyện của chính mình- NV chính tronh truyện xưng " Tôi"- là tác giả- người kể truyện và bộc lộ cảm xúc.
- Từ cảnh ngộ và tâm sự của bé Hồng, tác giả cho thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội đồng tiền đầy rẫy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình ruột thịt cũng trở lên khô héo.
- Tên đoạn trích do người soạn sách đặt.
Hoạt động 2: B1. ( 27p )
- Y.c đọc : Giọng chậm, tình cảm. Lời của bà cô đọc với giọng kéo dài, lộ rõ sắc thái châm biếm.
? Giải thích các chú thích: 5, 8, 14, 17.
? Văn bản sử dụng những phương thức BĐ nào ?
? Là cuốn hồi kí, NV người kể chuyện xưng tôi, ngôi thứ nhất. Điều đó có ý nghiã gì ?
- Câu chuỵên trở lên trung thực, chân thành.
? Câu chuyện của bé Hồng được kể với những sự việc nào?
- Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và người cô.
- Cuộc trò chuyện giữa 2 mẹ con bé Hồng.
? Hãy tìm và đánh dấu trên văn bản ranh giới các sự việc đó ?
- Từ đầu ...đến chứ/ 17.
- Còn lại.
( Có thể có nhiều cách chia khác nữa)
GV: Phân tích theo nhân vật.
? Theo dõi phần chữ nhỏ, em thấy cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt ? Em cảm nhận như thế nào về cảnh ngộ ấy ?
- Cảnh ngộ của bé Hồng:
+ Mồ côi cha, xa mẹ.
+ Sống nhờ cô ruột- bị ghẻ lạnh- khao khát tình yêu thương.
® Thương tâm.
? NV người cô đóng vai trò gì trong cuộc đối thoại với bé Hồng ?
- Chủ động trò chuyện, lái câu chuyện theo ý mình.
? Tìm những chi tiết miêu tả HĐ, cử chỉ, và giọng nói của người cô ?
- HĐ, cử chỉ: Gọi tôi đến, cười hỏi, vỗ vai, cười mà nói, tươi cười kể các chuyện...
- Lời nói: + Xưng hô: mày tao ®gần gũi, thân tình.
+ Giọng nói: ngọt ngào.
? Nhận xét về những biểu hiện bề ngoài của người cô trong cuộc trò chuyện với bé Hồng?
- Tỏ ra dịu dàng, thân mật, quan tâm.
? Thực chất đó có phải là mục đích của người cô không ? Căn cứ vào đâu em đánh giá như vậy ?
? Vậy mục đích của người cô là gì ?
? Em hiểu như thế nào về nụ cười rất kịch của người cô ?- giả dối.
? Những HĐ, cử chỉ, lời nói nào của người cô trong đoạn đối thoại tiếp theo làm em chú ý ? Những chi tiết ấy biểu hiện điều gì ?
- Hỏi giọng vẫn ngọt: ... mợ mày phát tài lắm.
- Hai con mắt long lanh- chằm chặp nhìn.
- Vỗ vai, cười mà nói: ...vào mà thăm em bé- ngân dài, ngọt , rõ.
- Tươi cười kể tình cảnh túng quẫn, sự gầy guộc, rách rưới... 1 cách tỉ mỉ.
® Biểu hiện: Chủ động dàn dựng, từng bước gieo nọc độc, thâm hiểm, lạnh lùng vô cảm, độc ác.
? Cử chỉ, thái độ của người cô ở cuối cuộc thoại thay đổi như thế nào ? Đó có phải là sự thay đổi về tình cảm khi chứng kiến sự đau đớn , phẫn uất của đứa cháu không ?
- Đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị.
- Tỏ sự ngậm ngùi, thương xót.
® Thay đổi chiến thuật® Bản chất giả dối, thâm hiểm đến trơ trẽn.
? Qua phân tích, em hiểu gì về tâm địa và bản chất của người cô ?
* Củng cố (tiết 1): (1p )
? Theo em vì sao bà cô có thái độ cay nghiệt với mẹ bé Hồng như vậy ?
- Sự ích kỉ, thói nhỏ nhen, thành kiến cổ hủ- NV đại diện cho lớp thị dân tiểu tư sản.
* HDVN: (2p )
- Tập tóm tắt văn bản.
- Soạn tiếp cho tiết 2.
Tiết 2: Giảng: 29/08/2012
*Ổn định: (1p )
*KTBC: ( 5p )
? Tóm tắt văn bản "Trong lòng mẹ" ? PBCN về nhân vật người cô ?
- Tóm tắt: Gần đến ngày giỗ cha, bé Hồng được người cô gọi đến... trên đường đi học về, Hồng nhìn thấy mẹ, chạy theo... trong lòng mẹ Hồng thấy sung
sướng, hạnh phúc.
- Người cô: Giả dối, thâm hiểm, lạnh lùng, độc ác.
* Bài mới:
B2 ( 28p )
? Vì sao trong cuộc trò chuỵên với người cô, bé Hồng lại ứng xử như vậy ?
- Toan trả lời có.
- Cúi đầu không đáp }® Nhận ra ý nghĩa cay độc...
- Cười đáp: không, không muốn vào... ® Không để những rắp tâm... xâm phạm...
? Em đánh giá như thế nào về cách ứng xử của Hồng trong tình huống này ?
® Phản ứng thông minh.
? Nếu trong tình huống như của bé Hồng, em sẽ ứng xử như thế nào ?
- HS tự bộc lộ.
? Sau câu hỏi thứ hai của người cô, tâm trạng bé Hồng như thế nào ?
- Im lặng cúi đầu,lòng thắt lại, mắt cay cay® đau đớn, xót xa.
? Khi nghe những lời nhục mạ, mỉa mai của bà cô về mẹ, tâm trạng bé Hồng như thế nào ?
- Nước mắt ròng ròng,chan hoà đầm đìa.
- Cười dài trong nước mắt.
® Đau đớn, phẫn uất.
? Tâm trạng bé Hồng như thế nào khi nghe người cô cứ tươi cười kể về cảnh ngộ tội nghiệp của mẹ mình ? - Cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
- Những cổ tục...như...quyết vồ ngay mà cắn, nhai, nghiến...
? Hãy chỉ ra cái đặc sắc của câu văn và tác dụng của nó ?
- Lời văn dồn dập, hình ảnh so sánh đặc sắc, các động từ mạnh® Đau đớn, uất ức căm giận cực điểm.
--> Lòng yêu thương mẹ tha thiết, mãnh liệt.
? Tìm đọc những câu văn biểu hiện rõ nhất tình cảm sâu sắc mà bé Hồng dành cho mẹ ?
- Nhưng đời nào ...rắp tâm...
- Tôi thương mẹ tôi và căm tức...
- Giá những cổ tục đã đày đoạ...
? Qua những cảm xúc, suuy nghĩ, thái độ trong cuộc trò chuyện với người cô, ta biết được điều gì về tình cảm của bé Hồng đối với mẹ ?
? Bé Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào ? Bé có những HĐ nào trong phút giây phút đầu tiên ấy ?
+. Khi thoáng thấy bóng mẹ:
- Hoàn cảnh: Chiều tan học, thoáng thấy..
- HĐ: Liền đuổi theo, gọi bối rối.
? HĐ ấy cho em hình dung như thế nào về tình cảm, tâm trạng của bé Hồng lúc đó ?
® Khát khao gặp mẹ.
Mừng rỡ, cuống quýt, hi vọng.® Phản ứng tức thì, tự nhiên.
? Nếu người ngồi trong xe không phải là mẹ của bé Hồng thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Nếu không phải mẹ- Bạn bè cười chê.
. Bản thân thẹn, tủi cực: ảo ảnh .
? Thử phân tích cái hay của hình ảnh so sánh này ?
® H. ả so sánh- cực tả nỗi khát khao gặp mẹ.
? Hãy phân tích chi tiết miêu tả HĐ của bé Hồng khi gặp mẹ để thấy khả năng miêu tả tâm lí tinh tế của Nguyên Hồng ?
- Thở...trán ...chân- phần nhiều vì nỗi xúc động mạnh mẽ dâng lên trong lòng khi đó đúng là mẹ.
- Không oà khóc ngay- khi mẹ kéo tay, xoa đầu hỏi thì niềm sung sướng, xúc động mới vỡ oà thàng tiếng khóc.
®Mtả tâm lí tinh tế® xúc động, sung sướng.
? Tiếng khóc lần này có gì khác với khóc khi nói chuyện với người cô ?
? Khi ở trong lòng mẹ, bé Hồng có những cảm giác như thế nào ? Theo em cảm giác nào là mạnh nhất, vì sao ?
+. Khi ở trong lòng mẹ: ấm áp,thơm tho lạ thường,êm dịu vô cùng và sung sướng- hạnh phúc tột đỉnh (mạnh nhất vì nó át đi tất cả...)
? Cảm nhận của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ được diễn tả bằng phương thức biểu đạt chính nào ?
? Qua đó em cảm nhận thêm điều gì về tâm hồn tác giả
® PTBĐ chính: Biểu cảm-Cảm hứng say mê, rung động tinh tế.
? Kênh hình gợi cho em những cảm nhận gì ?
GV bình về hình ảnh bé Hồng trong lòng mẹ.
? ấn tượng sâu sắc của em về hình ảnh bé Hồng khi gặp mẹ và trong lòng mẹ là gì ?
Hoạt động 3: Tổng kết. (5p )
? Trong văn bản ,chất trữ tình được thể hiện qua những phương diện nào ?
? Nội dung của đoạn trích là gì ?
? Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào qua đoạn trích ?
- GT nhân đạo: Ca ngợi , cảm thông, lên án...
- GT hiện thực: Phản ánh...
? Nêu ý nghĩa đoạn trích?
? Đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Luyện tập. (2p )
? Em hiểu như thế nào về nhận định :" Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng" ? HD theo SGV.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả ( 1918- 1982).
- Là một trong những nhà văn lớn của VHVN hiện đại.
- Là nhà văn của những người lao động nghèo khổ, nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
2. Tác phẩm:
- Tập hồi kí tự truyện:
" Những ngày thơ ấu"- (1938- 1940) viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả.
-Tác phẩm gồm 9 chương.
-Văn bản "Trong lòng mẹ" là chương IV.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
a. Đọc
b.Tìm hiểu chú thích:
2. Kết cấu, bố cục:
- PTBĐ: Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục: 2 Phần.
3. Phân tích:
a. Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng:
Người cô thật giả dối, lạnh lùng, độc ác và thâm hiểm.
b.Nhân vật bé Hồng:
+. Bé Hồng trong cuộc trò chuyện với người cô:
Trong tâm trạng đau đớn, xót xa, phẫn uất cực điểm đối với những cổ tục, bé Hồng bộc lộ TY thương tha thiết , mãnh liệt đối với mẹ.
+. Bé Hồng khi gặp mẹ và
trong lòng mẹ:
Trong lòng mẹ, bé Hồng chìm trong niềm sung sướng, hạnh phúc tột đỉnh.
4. Tổng kết:
4.1. Nội dung :
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng.
- Nỗi cô đơn và niềm khát khao của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô.
- Cảm nhận của bé Hồng vè tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ,
4.2. Nghệ thuật:
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm.
4.3. Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
4.4 Ghi nhớ:SGK/ 21.
III. Luyện tập:
4. Củng cố: ( 1p )
- GV Đọc tư liệu tham khảo cho học sinh nghe .
- Có thể cho học sinh hát hay đọc thơ ca ngợi tình mẫu tử.
5. HDVN: (2p )
- Tóm tắt văn bản, tìm đọc tác phẩm.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phân tích H.ả các NV: người cô, bé Hồng.
- Viết đoạn văn PBCN về nhân vật người mẹ trong đoạn trích.
- Soạn bài "Tức nước vỡ bờ".
E. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/08/2012
Ngày dạy: 30/08/2012
Tiết 7: Tiếng Việt: TRƯỜNG TỪ VỰNG.
A. Mục tiêu bài học;
Qua bài học này h/s hiểu được
1. Kiến thức:
- Thế nào là trường từ vựng,biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
-Cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả sử dụng .
2. Kỹ năng : - Ra quyết định: Nhận ra biết sử dụng đúng nghĩa / trường từ vựng theo mục đích giao tiếp cụ thể .
- Biết dùng các trường từ vựng để đọc –hiểu và tạo lập văn bản
3. Thái độ : Có ý thức trong việc rèn kỹ năng lập trường từ vựng và sử dụng đúng trường từ vựng .
- HS có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.
B . Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Tham khảo tài liệu,bảng phụ
2. Học sinh :Ôn văn bản trong lòng mẹ, đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ Kiểm tra bài cũ ( 3' )
? Hãy xếp các từ sau đây thành các nhóm từ ngữ cùng thuộc 1 phạm vi. Sau đó chỉ ra từ có nghĩa rộng bao hàm nghĩa các từ khác văn học, số học, đại số, vui , hí hửng, toán học, truyện, mừng, thơ, kịch, phấn khởi.
2/ Giới thiệu bài ( 1' )
Tìm hiểu từ ngữ chúng ta không chỉ nắm được nghĩa của từ mà trong thực tế ta thấy nhiều từ ngữ có những nét nghĩa chung nào đấy.Trường hợp như vậy người ta sắp xếp chúng vào cùng một trường gọi là trường từ vựng .Vậy trường từ vựng được hiểu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu .
3/ Bài mới ( 39 ' )
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu mục I.(20' )
PP: Vấn đáp, KT động não
? Đọc ví dụ SGK / 21 ? Chú ý từ in đậm.
? Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa ?
GV: Khi tập hợp các từ này thành 1 nhóm thì ta có 1 trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người.
? Cơ sở hình thành trường từ vựng là gì ?
- Có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
Không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường từ vựng.
? Vậy em hiểu trường từ vựng là gì ?
? Đọc ghi nhớ ?
BT nhanh:
1. Cho nhóm từ: cao, thấp, béo, lùn, xác ve, bị thịt...
Hãy xác định trường từ vựng cho nhóm từ trên ?
® Chỉ dáng người.
2. Tìm các từ của trường từ vựng: dụng cụ nấu nướng?
- xoong, nồi, chảo , niêu...
GV lưu ý HS: Những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa thường nằm trong 1 trường T.V.
? Đọc VD a mục lưu ý ? Trường từ vựng "mắt" gồm những trường từ vựng nhỏ hơn nào ?
GV: trường từ vựng có tính hệ thống.
? Trường từ vựng " người " có thể gồm những trường T.V nhỏ nào ? Kể ra các từ thuộc mỗi trường từ vựng?
Người®Đặc điểm xã hội ( tuổi tác, nghề nghiệp, ...)
Đặc điểm con người ( bộ phận, HĐ, tính chất, trạng thái, ...)
? Nhận xét về từ loại của trường từ vựng " mắt" ?
- Có thể là DT, ĐT, TT...
? Từ đó em có nhận xét gì về đặc điểm từ loại của trường TV ?
? Nhận xét gì về nghĩa của từ "ngọt" trong: mía ngọt, nói ngọt, rét ngọt ?
- Từ " ngọt" có nhiều nghĩa.
? Với mỗi nghĩa trên từ "ngọt" có thể thuộc những trường từ vựng nào ?
- Theo SGK.
? Nghiên cứu VD d ? Các từ in đậm thường dùng để chỉ đối tượng nào ?
? Trong đoạn trích nó được dùng để chỉ đối tượng nào? có tác dụng gì ?
- Chỉ con người® con vật- nhân hoá.
® Chuyển trường T.V để tăng hiệu quả diễn đạt.
? Trường từ vựng và cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ khác nhau ở điểm nào ? cho ví dụ ?
Hoạt động 2: Luyện tập (15' )
PP: Vấn đáp, KT động não
? Tìm các từ thuộc trương T.V "người ruột thịt" trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" ?
? Đặt tên trường T.V cho mỗi nhóm từ ?
2 HS lên bảng làm
? Nêu yêu cầu BT 3 ? Đọc đoạn văn, thực hiện theo yêu cầu ?
- H.dẫn 2 học sinh lên bảng làm.
- H.Dẫn học sinh HĐ nhóm- mỗi nhóm 1 từ.
- Lưu ý HS có thể tra từ điển.
GV gợi ý HS tìm 5 từ thuộc 1 trường T.V rồi viết.
A. Lý thuyết
I. Thế nào là trường từ vựng:
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
- Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
® Đều chỉ bộ phận cơ thể người.
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa.
2. Ghi nhớ:SGK/ 21.
*Lưu ý :
- 1 trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- 1 trường từ vựng có thể bao gồm những từ loại khác biệt nhau.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiếu trường từ vựng khác nhau .
- Chuyển trường T.V có tác dụng làm tăng sức gợi cảm (phép so sánh, ẩn dụ, nhân hoá...)
B. Luyện tập:
Bài 1:
- Trường T.V người ruột thịt: thầy, mợ, cô, mẹ, em, con.
Bài 2:
a. D. cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. D.cụ để đựng.
c. HĐ của chân.
d. Trạng thái tâm lí.
e. Tính cách con người.
g. Dụng cụ để viết.
Bài3:
Trường T.V thái độ.
Bài 4:
- K. giác: mũi, thơm, điếc, thính.
- T. giác: tai, nghe, điếc, thính, rõ.
Bài 5:
Bài 6:
Chuyển trường T.V quân sự sang nông nghiệp.
®TH tinh thần thi đua K.C' của toàn dân.
Bài 7:
4. Củng cố:( 3' )
? Trường T.V là gì ? Những đặc điểm cần lưu ý của trường từ vựng ?
? Trường từ vựng khác cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ như thế nào?
5. HDVN:( 1' )
- Học bài, nắm vững các đơn vị kiến thức.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
- Chuẩn bị: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
E. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................
....
Ngày soạn: 24/08/2012
Ngày dạy: 30/08/2012
Tiết 8: Tập làm văn: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Qua bài học này h/s
- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục , đặc biệt là cách sắp xếp phần thân bài.
2. Kỹ năng : Biết sắp xếp bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tượng.
3. Thái độ : Tán thành trong việc xây dựng 1 bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc.
B.Chuẩn bị :
1- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, sgk, sgv, bảng phụ.
2 - Học sinh : Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, ôn tập VB Trong lòng mẹ
C. Phương pháp:
Nêu vấn đề, qui nạp, thực hành.
D.Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định: ( 1' )
2. KTBC:( 5' )
? Chủ đề của văn bản là gì ? Tính thống nhất của chủ đề văn bản là gì.?
? Tính thống nhất của chủ đề văn bản được thống nhất ở những phương diện nào?
* Đáp án: - Chủ đề là là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
- Tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
Phương diện: Để viết hoặc hiểu 1 văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
3. Bài mới: Giờ trước các em đã nắm được tính thống nhất chủ đề của văn bản. Vậy để hiểu được cách sắp xếp bố cục ,biết xây dựng 1 bố cục mach lạc phù hợp với đối tượng ta tìm hiểu bài hôm nay:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục II.(10')
PP : Vấn đáp, KT động não
? H/S đọc văn bản: " Người thầy..." ?
? Văn bản trên chia thành mấy phần ? Chỉ ra các phần đó ?
? Nêu nhiệm vụ của từng phần ?
? Giữa các phần có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
® Mối quan hệ liên kết, khăng khít, gắn bó không tách rời nhau, các phần tập hợp làm rõ chủ đề văn bản: Ca ngợi người thầy đạo cao đức trọng.
- Phần MB: Nêu vấn đề, làm tiền đề cho phần sau.
- TB:Nối tiếp, trình bày rõ những đặc điểm nêu ở phần MB.
-KB: Chốt lại, kđ, tổng kết.
? Bố cục của văn bản là gì ?
? Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần như thế nào ?
? Các phần có mối quan hệ với nhau như thế nào?
2 HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: (15')
PP: Vấn đáp, KT động não
- GV dg theo SGK.
? TB của văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào ?
? Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng của Bé Hồng trong phần TB cua văn bản"Trong lòng mẹ"- Nguyên Hồng ?
? Khi tả nguời,vật,con vật,phong cảnh...em sẽ lần lượt tả theo trình tự nào?
Hãy kể 1 số trình tự thường gặp mà em biết ?
?... Nêu cách sắp xếp các sự việc ấy ?-CH4.
? Câu hỏi 5-SGK ?
? Đọc ghi nhớ-SGK/25?
Hoạt động 3: Luyện tập (10')
PP: Vấn đáp, tìm toi; KT động não
? Nêu yêu cầu BT1? muốn TH được y/c phải làm như thế nào ?
(lưu ý nội dung gợi ý/27)
-HĐ nhóm: Tổ 1-BT 1a.
Tổ 2-BT 1b.
Tổ 3,4-BT 1c.
A. Lý thuyết
I.Bố cục văn bản:
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu: Văn bản:" Người thầy đạo cao đức trọng ".
- Văn bản gồm 3 phần:
+ MB: Giới thiệu về thầy giáo C.V.A.
+ TB: Công lao, uy tín, tính cách của thầy C.V.A.
+ KB: Tình cảm của mọi người đối với thầy C.V.A.
=> Bố cục văn bản gồm 3 phần: MB-TB-KB.
2. Ghi nhớ 1 (T25)
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
- Văn bản:"Tôi đi học".
Kể về những cảm xúc trong KN buổi đầu đi học:
+ Trên đường tới trường.
+ Khi ở sân trường.
+ Trong lớp học.
® Sắp xếp theo trình tự T.gian, K.gian.
-VB "Trong lòng mẹ".
Diễn biến tâm trạng của bé Hồng:
+ Tình thương mẹ, căm ghét những cổ tục đã dày đoạ mẹ.
+ Vui sướng cực độ khi ở trong lòng mẹ.
- Một số trình tự miêu tả:
Theo T. gian, K. gian, trình tự tình cảm- cảm xúc, chỉnh thể- bộ phận.
- VB" Người thầy đạo cao đức trọng".
+ CVA là người tài cao.
+ CVA là người có đạo đức được học trò kính trọng.
2. Ghi nhớ2 (25)
B. Luyện tập:
Bài1: PT' cách trình bày ý:
a. T. tự K.gian: Xa -gần- tận nơi- xa dần.
b. T. tự Tgian: Về chiều- lúc hoàng hôn.
c. Luận điểm: Bàn về Mqh giữa sự thật Lsử và truyền thuyết.
2 luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng Đ/v luận điểm cần CM.
4.Củng cố :1'
? Bố cục văn bản gồm những phần nào? phần thân bài cần sắp xếp như thế nào?
5.HDVN:2'
- Học bài,làm bài bt2,3 (bt2:Hồng thương và tin yêu mẹ-khao khát gặp mẹ...
- Chuẩn bị bài:Xd đoạn văn trong văn bản(xem lại cách viết văn tự sự,cách tả người kể việc).
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
File đính kèm:
- Tuan 2 CKTKN.doc