Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 2 Tiết 5 Trong lòng mẹ

A/ Mục tiêu: Sau tiết học , H/S có thể:

 - Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

 - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của n/vật chú bé Hồng.

 - Bước đầu hiểu được văn hồi kí và những đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của

 Nguyên Hồng : thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức

 truyền cảm.

 - Có kĩ năng phân tích và khái quát các đặc điểm của nhân vật .

B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

- G/V: - Ảnh chân dung nhà văn Nguyên Hồng

 - Tập truyện “ những ngày thơ ấu ”

 - Máy chiếu hoặc bảng phụ

C/ Hoạt động trên lớp:

 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số : 8 : 8 :

 2.Kiểm tra bài cũ : ( 5 ' )

 ? Nêu những điểm chính về ND và nghệ thuật của VB

 “ Tôi đi học ” ?

 ? Chủ đề của VB “ Tôi đi học ” nằm ở phần nào ? ( chọn A , B , C

 hoặc D ? )

 

 A. Nhan đề của văn bản. C. Các từ ngữ, câu then chốt trong VB.

 B. Quan hệ giữa các phần trong VB D. Cả 3 yếu tố trên.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1' )

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 2 Tiết 5 Trong lòng mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 : & Bài 2 - Tiết 5 : Văn Bản : trong lòng mẹ ( tiết 1) Soạn :………………… ( Trích “ Những ngày thơ ấu ” ) Dạy :…………………. ( Nguyên Hồng ) A/ Mục tiêu: Sau tiết học , H/S có thể: - Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của n/vật chú bé Hồng. - Bước đầu hiểu được văn hồi kí và những đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng : thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. - Có kĩ năng phân tích và khái quát các đặc điểm của nhân vật . B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. G/V: - ảnh chân dung nhà văn Nguyên Hồng - Tập truyện “ những ngày thơ ấu ” - Máy chiếu hoặc bảng phụ C/ Hoạt động trên lớp: 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số : 8 : 8 : 2.Kiểm tra bài cũ : ( 5 ' ) ? Nêu những điểm chính về ND và nghệ thuật của VB “ Tôi đi học ” ? ? Chủ đề của VB “ Tôi đi học ” nằm ở phần nào ? ( chọn A , B , C hoặc D ? ) A. Nhan đề của văn bản. C. Các từ ngữ, câu then chốt trong VB. B. Quan hệ giữa các phần trong VB D. Cả 3 yếu tố trên. 3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1' ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I / Tìm hiểu chung : (3’ ) - GV y/cầu HS trình bày vắn tắt về t/giả Nguyên Hồng và t/p “ những ngày thơ ấu ” . - GV cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn và chốt lại những điểm chính. II / Đọc , hiểu văn bản : 1) Đọc , tìm hiểu chú thích : ( 5’ ) - GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu 1 đoạn hoặc cho HS đọc phân vai. + giọng bà cô : đay đả kéo dài lộ rõ sắc thái châm biếm cay nghiệt. + giọng bé Hồng: chậm buồn, có lúc nghẹn lại khi nói chuyện với bà cô, có lúc thảng thốt bối rối, cuống quýt khi gặp mẹ. + giọng mẹ bé Hồng: dỗ dành, đau xót. ’ GV lưu ý HS tìm hiểu kĩ các chú thích SGK và hỏi thêm. ? Tìm từ trái nghĩa với từ “ giỗ đầu ” , đồng nghĩa với từ “ đoạn tang ” ? ? Thành ngữ “ Tha hương cầu thực ” và “ Tha phương cầu thực ” có giống nhau k0 ? 2) Tìm hiểu bố cục : (5’) : 2 phần ? VB “ trong lòng mẹ ” có thể chia làm mấy phần ? Nêu ND chính của từng phần ? ’ GV : từ bố cục này GV rút ra 2 vấn đề cơ bản cần phân tích về ND của đoạn trích : Tâm địa độc ác của n/vật người cô và t/yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ. 3) Tìm hiểu văn bản : (22’ ) ? VB “ trong lòng mẹ ” là 1 VB tự sự . VB này có những n/vật nào ? ai là n/vật chính ? ? Quan hệ giữa n/vật chính với t/giả cần được hiểu ntn ? ’ GV nhấn mạnh về đặc điểm của thể loại hồi kí : Tác giả ghi lại chuyện xảy ra với chính mình. ( ( gợi cho HS nhớ đến t/p hồi kí : “ Tuổi thơ im lặng ” ) của Duy Khán có VB “ lao xao ” đã học ở lớp 6 . a)Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng. - GV yêu cầu HS theo dõi phần đầu VB và cho biết : ? Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt ? ? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận bé Hồng ntn ? * GV chốt: Là đứa bé cô độc đau khổ và luôn khao khát tình thương của mẹ. ? Theo dõi cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng , cho biết n/vật người cô hiện lên qua các chi tiết, lời nói điển hình nào ? * GV chốt: - Nhân vật người cô được kể , tả qua các chi tiết điển hình. ? Vì sao bé Hồng cảm nhận trong những lời nói, cử chỉ đó là những ý nghĩa cay độc, những rắp tâm tanh bẩn …? ? Qua đó em thấy nhân vật người cô là người ntn ? ( lời nói , tính cách ) ? * GV chốt: - Lời nói : chứa đựng sự giả dối, mỉa mai, hắt hủi độc ác dành cho mẹ bé Hồng. - Tính cách: Hẹp hòi, tàn nhẫn, xấu xa xảo quyệt, đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo , cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ . ? Trong cuộc đối thoại này bé Hồng đã bộc những cảm xúc và suy nghĩ của mình với người cô độc ác, tàn nhẫn . Đó là những suy nghĩ gì ? ’ GV nhấn mạnh và chuyển ý : Khi kể về cuộc đối thoại của người cô bé Hồng , tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản : đặt 2 tính cách trái ngược nhau : - Tính cách hẹp hòi tàn nhẫn của người cô với tính cách trong sáng giàu tình yêu thương của bé Hồng . ’ Qua phần 1 của VB ta thấy nhà văn Nguyên Hồng đã diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời trước . - 1 HS đọc phần chú thích ộ về t/giả, t/phẩm. - 1 HS dựa vào SGK trả lời. - HS tự ghi những thông tin cần thiết vào vở. * 2 HS đọc hết truyện, các HS khác nghe và nhận xét . - giỗ đầu > < giỗ hết - Đoạn tang = mãn tang, hết tang… * HS so sánh - phát biểu. * HS xác định bố cục : 2 phần - Phần 1 : Từ đầu …’ “ người ta hỏi đến chứ ” ’ ND: cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng cùng ý nghĩ cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh. - Phần 2: còn lại ’ ND : cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của bé Hồng. - Có 3 nhân vật : bé Hồng, bà cô, mẹ bé Hồng. ’ Bé Hồng là nhân vật chính. - Nhân vật bé Hồng trong hồi kí này chính là tác giả ( nhà văn Nguyên Hồng ) * HS phát hiện qua SGK : - Mồ côi cha, mẹ do nghèo túng phải tha hương cầu thực, 2 anh em Hồng phải sống nhờ nhà người cô k0 được yêu thương mà còn bị hắt hủi. * HS thảo luận và rút ra nhận xét : - Cô độc đau khổ và luôn khao khát tình thương của mẹ. * HS phát hiện - liệt kê : - gọi tôi đến, cười hỏi : “ Mày có muốn vào chơi với mẹ mày không … ” - Hỏi luôn , giọng vẫn ngọt : “ Sao lại không, mợ mày … ” hai mắt long lanh chằm chặp đưa nhìn. - Vỗ vai, cười mà nói rằng: “ Mày dại quá … em bé chứ ” - Tươi cười kể chuyện chị dâu , đổi giọng, vỗ vai nghiêm nghị tỏ vẻ thương xót anh trai. - Vì trong những lời nói của người cô chứa đựng sự giả dối, mỉa mai, hắt hủi độc ác dành cho người mẹ bé Hồng. * HS suy nghĩ - phát biểu : - Hiểu rõ tâm địa độc ác của bà cô - Bộc lộ trực tiếp và gợi cảm trạng thái tâm hồn đau đớn của mình. - Căm hờn cái xấu xa, ác độc. 4. Củng cố: ( 3' ) ? Theo em, nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì ? A. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ . B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ. C. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô. D. Gồm cả A, B, C ’ Đáp án : D 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2' ) - Nắm chắc ND kiến thức đã tìm hiểu và xem tiếp phần VB còn lại. - Chú ý đoạn văn cuối . --------------------------------------------- Tiết 6 : Văn Bản : trong lòng mẹ ( tiếp ) Soạn :………………… ( Trích “ Những ngày thơ ấu ” ) Dạy :…………………. ( Nguyên Hồng ) A/ Mục tiêu: Sau tiết học , H/S có thể: - Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình . - Thấy được sự gia tăng của các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự tạo thành sức truyền cảm riêng của văn xuôi Nguyên Hồng. B/ Chuẩn bị: * H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. * G/V: - Tập truyện “ những ngày thơ ấu ” - Máy chiếu hoặc bảng phụ C/ Hoạt động trên lớp: 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số : 8 : 8 : 2.Kiểm tra bài cũ : ( 3 ' ) ? Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là 1 con người ntn ? ’ Là ngườ hẹp hòi, tàn nhẫn, xấu xa xảo quyệt, đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ . 3. Bài mới: Giới thiệu chuyển tiếp vào bài ( 1' ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3) Tìm hiểu văn bản : ( Tiếp ) (23’ ) b) Bé Hồng yêu thương mẹ : * Những ý nghĩ cảm xúc của bé Hồng khi trả lời người cô. ? Chú bé Hồng có phản ứng tâm lí ntn khi nghe những lời giả dối , thâm độc xúc phạm mẹ ? * GV chốt: - Đau đớn, uất hận căm thù những thế lực đầy đoạ mẹ. - Càng yêu thương mãnh liệt người mẹ bất hạnh. *Khi gặp mẹ và được nằm trong lòng mẹ: - GV yêu cầu HS theo dõi vào phần VB thứ 2 của SGK và hỏi : ? Khi bất ngờ gặp mẹ về thăm, bé Hồng đã có phản ứng ntn ? ? Em thấy có gì đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của Nguyên Hồng ở cảnh tượng này ? * GV chốt: - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả - H/ả so sánh giàu sức biểu cảm có ấn tượng. ’ GV cho HS đọc lại đoạn văn tả cảnh bé Hồng gặp mẹ, trèo lên xe, nằm trong lòng mẹ . ? Người mẹ qua cảm nhận của chú bé Hồng hiện lên ntn ? ? Cảm giác của chú bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ được m/tả qua các chi tiết nào ? ? Lời văn , giọng điệu của t/giả ở đoạn này có gì đặc sắc ? Qua đó t/giả diễn tả điều gì ? * GV chốt: - Lời văn, giọng điệu dạt dào tình cảm . - Diễn tả nỗi háo hức, cảm giác sung sướng của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ. ’ GV nhấn mạnh: Nguyên Hồng đã diễn tả cảm giác đó bằng cảm hứng đặc biệt mê say cùng những rung động vô cùng tinh tế. Nó tạo ra 1 k0 gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là h/ả về 1 thế giới đang bừng nở , hồi sinh, 1 thế giới dịu dàng và ăm ắp tình mấu tử. 4) Tổng kết : ( ghi nhớ : SGK - 21 ) - (5’) - GV sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu có câu hỏi trắc nghiệm tổng kết về nghệ thuật và nội dung của VB . ? ý nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của VB “ Trong lòng mẹ ” ? Giàu chất trữ tình. M/tả tâm lí n/vật đặc sắc. Sử dụng nghệ thuật châm biếm. Có những h/ả, so sánh độc đáo. ? VB “ Trong lòng mẹ ” kể lại điều gì ? - GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ ) III / Luyện tập : (7’ ) - GV dùng phiếu học tập có sử dụng câu hỏi 5 ( SGK ) để HS thảo luận tìm hiểu về nhà văn Nguyên Hồng. - GV xử lí phiếu và sửa chữa giúp HS hiểu đúng nhận định. - Hồng đau đớn, uất hận vì mẹ bị đầy đoạ bởi mọi thế lực . - Hồng càng yêu thương, quý trọng mẹ hơn . * HS phát hiện qua SGK - trả lời : - Gọi bối rối : “ Mợ ơi ! … ” - ý nghĩ : Nếu lầm k0 những thẹn mà còn tủi cực nữa khác gì cái ảo ảnh … sa mạc. - Hành động : thở hồng hộc, rức cả chân, khóc. ’ Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả . ’ Các h/ả thể hiện tâm trạng, so sánh có ấn tượng giàu sức biểu cảm. - là người mẹ đẹp, phúc hậu. * HS phát hiện các chi tiết trong SGK : - Mơn man khắp da thịt . - Êm dịu vô cùng. - Rạo rực … ’ Lời văn, giọng điệu mê say dạt dào t/cảm. ’ Nỗi háo hức, cảm giác sung sướng của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ. * HS thảo luận và tổng kết qua việc dựa vào ( ghi nhớ : SGK ) để lựa chọn đáp án đúng. ’ Đáp án : C - Kể lại những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của Nguyên Hồng thời thơ ấu với mẹ. * 1 HS đọc ( ghi nhớ ) * HS thảo luận và trả lời ra phiếu học tập: - Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. - Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa, yêu thương và thái độ nâng niu trân trọng. - Nhà văn diễn tả thấm thía nỗi tủi cực mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu. - Thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng. ’ HS tự chứng minh qua VB “ Trong lòng mẹ ” . 4. Củng cố: ( 3' ) ? Qua 2 VB đã được học, em hiểu thế nào là hồi kí ? So sánh nét trữ tình của 2 t/giả trong 2 VB ? - Hồi kí là 1 thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến - sử dụng ngôi thứ nhất. - Chất trữ tình của Thanh Tịnh: nhẹ nhàng ngọt ngào ( bút pháp lãng mạn ) - Chất trữ tình của Nguyên Hồng : Thống thiết, nồng nàn ( bút pháp hiện thực ) 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2' ) - Học thuộc ( ghi nhớ ), nắm đặc trưng của thể loại hồi kí. - Làm bài tập : 1,4 ( SBT ) ’ Soạn Văn bản : “ Tức nước vỡ bờ ” ( Trích “ Tắt đèn ” của Ngô Tất Tố . --------------------------------------------- Tiết 7 : Tiếng việt trường từ vựng Soạn :………………… Dạy :…………………. A/ Mục tiêu: Sau tiết học, HS cần : - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản. - Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá … giúp ích cho việc học văn và làm văn. B/ Chuẩn bị : Máy chiếu hoặc bảng phụ. C/ Hoạt động trên lớp : 1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số: 8 : 8 : 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ' ) ? Khi nào 1 từ ngữ được coi là có nghĩa rộng, nghĩa hẹp ? cho ví dụ ? ’ Từ có nghĩa rộng : Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác . ’ Từ có nghĩa hẹp : Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác . 3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1' ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Thế nào là trường từ vựng : (15’') 1. Ví dụ: - GV đưa đoạn văn của VD lên bảng phụ hoặc máy chiếu . 2. Nhận xét : ? Các từ in đậm đó có nét chung nào về nghĩa ? * GV chốt: - Tập hợp các từ in đậm có chung 1 nét nghĩa là chỉ bộ phận cơ thể con người .’ Gọi là trường từ vựng . ’ GV nhấn mạnh: Cơ sở đề hình thành trường từ vựng là đặc điểm chung về nghĩa . K0 có đặc điểm chung về nghĩa thì k0 có trường từ vựng. 3. Kết luận : ( ghi nhớ: SGK - 21) ? Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng ? * Bài tập vận dụng : - GV chia lớp thành 2 nhóm , y/cầu HS tìm các từ của 2 trường từ vựng sau : + Dụng cụ nấu nướng. + Chỉ số lượng. * GV gọi 1 HS đọc mục 2 ( lưu ý : SGK ). * GV chốt lại một số lưu ý : - Trường từ vựng có tính hệ thống . - Các từ cùng trường có thề khác nhau về từ loại. - Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. - Trường từ vựng có thể chuyển đổi để tạo ra các phép tu từ từ vựng. II / Luyện tập : (20’') 1) Bài tập 2 : - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 2 phần ( ra phiếu học tập ) - GV xử lí phiếu , n/xét và sửa chữa. 2) Bài tập 3 : * GV gọi HS đọc bài tập 3 và nêu y/cầu. 3) Bài tập 4 : - GV y/cầu HS đọc thầm y/cầu của bài tập 4 và gọi 2 HS lên bảng làm. 4) Bài tập 6 : - GV gợi ý : Dựa vào chú ý (d ) - SGK . ? Các từ in đậm là thuộc trường từ vựng nào ? ? Trong đoạn thơ nó thuộc trường từ vựng nào thông qua phép tu từ nào ? 5) Bài tập 7 : GV hướng dẫn cho HS về nhà. - HS đọc đoạn văn của Nguyên Hồng, các HS khác theo dõi, chú ý tới các từ in đậm. - 1 HS liệt kê các từ in đậm hoặc các từ in màu : mắt, mặt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng. ’ Nét chung : Chỉ bộ phận cơ thể con người. * HS trả lời - sau đó 1 HS khác đọc ( ghi nhớ : SGK - 21 ) * HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả : - Dụng cụ nấu nướng : nồi , niêu , xoong , chảo … - Chỉ số lượng : một, vài, dăm , chục, trăm … * 1 HS đọc 4 lưu ý ở mục a,b,c,d . * HS đọc bài tập và nêu y/cầu. - HS làm việc theo nhóm và ghi kết quả ra phiếu học tập. ’ Kết quả cần đạt: Nhóm 1 : a) Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản. b) Dụng cụ để đựng . Nhóm 2 : c) Hoạt động của chân. d) Trạng thái tâm lí. Nhóm 3 : e) Tính cách. g) Dụng cụ để viết. * HS thảo luận - trả lời miệng: ’ Các từ đó thuộc trường từ vựng “thái độ ” * 2 HS lên bảng thực hiện bài tập ở bảng phụ. ’ Kết quả cần đạt: - Khứu giác : mũi, thơm, thính. - Thính giác: tai, nghe, điếc, thính. * HS đọc thầm y/cầu sau đó thảo luận và trả lời theo gợi ý . - Thuộc trường từ vựng “ quân sự ” chuyển sang trường từ vựng “ nông nghiệp ”qua phép tu từ ẩn dụ . * HS nghe GV hướng dẫn để về nhà thực hiện bài tập 7. 4. Củng cố: ( 3' ) ? Thế nào là trường từ vựng ? Có phải mỗi từ chỉ thuộc một trường từ vựng nhất định không ? 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2' ) - Học thuộc phần '’ghi nhớ '' và 4 lưu ý (SGK - 21 , 22 ) để nắm chắc ND của bài học - Làm bài tập 1,5,7 ( SGK ) và bài tập ( SBT ) . - Lưu ý bài tập 5 - HS có thể tham khảo từ điển để làm. --------------------------------------------- Tiết 8 : Tập làm văn bố cục của văn bản Soạn :………………… Dạy :…………………. A/ Mục tiêu: Sau tiết học, HS cần : - Nắm được bố cụ VB , đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài. - Biết xây dựng bố cục VB mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. B/ Chuẩn bị : * HS : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà . * GV : Máy chiếu hoặc bảng phụ, phiếu học tập. C/ Hoạt động trên lớp : 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số: 8 : 8 : 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5' ) ? Chủ đề của VB là gì ? Nêu chủ đề của VB “ Trong lòng mẹ ”- Nguyên Hồng ? ? Tính thống nhất về chủ đề của VB được thể hiện ở các yếu tố nào sau đây ? A VB có đối tượng xác định. B. VB có tính mạch lạc. C. Các yếu tố trong VB bám sát chủ đề đã định. D. Cả 3 yếu tố trên. ’ Đáp án : D 3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1' ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Bố cục của văn bản : (10' ) - GV kiểm tra lại kiến thức lớp 7 của HS ? Bố cục là gì ? VB thường được XD theo 1 bố cục ntn ? 1. Ví dụ : - GV gọi 1 HS đọc VB “ Người thầy đạo cao đức trọng ” và cho HS tìm hiểu, trả lời các câu hỏi : 1,2,3,4 . ? VB trên có thể chia làm mấy phần ?chỉ ra các phần đó ? ? Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong VB đó ? ? Chỉ ra mqh giữa các phần trong VB trên ? 2. Nhận xét : ? Từ việc phân tích trên, hãy cho biết : Bố cục của VB là gì ? Nhiệm vụ của các phần trong bố cục của VB ? * GV chốt: - Bố cục của VB : là sự tổ chức sắp xếp các phần, các đoạn trong VB để thể hiện chủ đề. - VB thường có bố cục 3 phần: MB - TB - KB - Nhiệm vụ của các phần: + MB : Nêu ra chủ đề của VB . + TB : Gồm các đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. + KB : Tổng kết chủ đề của VB . - Các phần của VB phải có mqh chặt chẽ với nhau. II / Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản : (12’) 1) Tìm hiểu bài tập: - GV chia lớp thành 4 nhóm, y/cầu mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập theo câu hỏi đã nêu. - GV gọi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. 2. Nhận xét: ? Từ việc tìm hiểu các bài tập và dựa vào hiểu biết của mình, Hãy cho biết : Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào ? * GV chốt: - Nội dung phần thân bài được sắp xếp tuỳ thuộc vào kiểu VB, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. ? Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào ? * GV chốt: - Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo các trình tự : k0 gian, thời gian, sự phát triển của các sự vệc, chỉnh thể - bộ phận … sao cho phù hợp với chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. ’ GV tổng kết lại và cho HS đọc ( ghi nhớ ) * Ghi nhớ : (SGK - 25 ) III / Luyện tập : (15' ) * Bài tập 1 : Phân tích cách trình bày các ý . - GV chia lớp thành 3 nhóm , mỗi nhóm thực hiện 1 phần theo y/cầu . * Bài tập 3 : ? Nhận xét về cách sắp xếp các ý ? - Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 trình tự, hệ thống rành mạch hợp lí. - VB thường được XD theo theo 1 bố cục gồm 3 phần: MB - TB - KB. * HS xác định - trả lời : - Chia làm 3 phần: + Phần MB : câu đầu. + Phần TB: Từ “ Học trò…vào thăm ” + Phần KB : Câu cuối. ’ MB : giới thiệu khái quát về thầy Chu Văn An. ’ TB : Trình bày, giải thích chứng minh về đạo cao, đức trọng của thầy Chu Văn An. ’ KB : Tình cảm của mọi người với thầy Chu Văn An. * HS thảo luận - trả lời : - Các phần gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối phần trước. - Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của VB là “ Người thầy đạo cao đức trọng ” * HS thảo luận - dựa vào ( ghi nhớ - SGK ) để rút ra nhận xét . * HS thảo luận, làm việc theo từng nhóm và ghi kết quả ra phiếu học tập. - Nhóm 1: Câu 1 Những sự kiện : Cảm xúc của n/vật “ tôi ” trên đường tới trường, ở sân trường và trong lớp học. ’ Sắp xếp theo thứ tự k0 gianvà thời gian. - Nhóm 2 : Câu 2 Diễn biến tâm trạng. - Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ khi nghe bà cô bịa đặt, nói xấu. - Niềm vui sướng cực độ khi được nằm trong lòng mẹ. - Nhóm 3 : Câu 3 - Có thể sắp xếp theo trình tự k0 gian ( tả phong cảnh ) - Chỉnh thể - bộ phận ( tả người hoặc con vật ) hoặc t/cảm, cảm xúc ( tả người ) - Nhóm 4 : Câu 4 Hai nhóm sự việc . - Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao. - Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức , được học trò kính trọng. * HS thảo luận - rút ra nhận xét : Tuỳ thuộc vào kiểu VB, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết . - Theo trình tự k0 gian, thời gian. - Theo diễn biến tâm trạng hoặc các sự việc. - Theo chỉnh thể - bộ phận. - 1 HS đọc ( ghi nhớ ) * 1 HS đọc bài tập và nêu y/cầu. * HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày : a) Nhóm 1: Trình bày ý theo thứ tự không gian : Xa ’ gần ’ tận ’ nơi ’ đi xa dần. b) Nhóm 2: Trình bày ý theo thứ tự thời gian. c) Nhóm 3: Trình bày ý bằng cách đưa ra luận điểm và các luận cứ cần chứng minh. * 1 HS đọc bài tập và nêu y/cầu: * HS thảo luận theo nhóm nhỏ và rút ra nhận xét : - Trật tự sắp xếp giữa các phần a,b chưa hợp lí ’ phải đưa phần (b) lên trước ( a) - Trật tự sắp xếp giữa các ý nhỏ ở phần (b) chưa hợp lí : giải thích nghĩa đen của cả câu tục ngữ trước rồi giải thích nghĩa bóng sau. 4. Củng cố: ( 2' ) - GV cho HS đọc lại phần ( ghi nhớ ) để khắc sâu kiến thức tiết học. ? Tính thống nhất về chủ đề của VB thể hiện ở chỗ nào ? 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1' ) - Học thuộc phần '' ghi nhớ '' để nắm chắc ND kiến thức của bài học . - Làm BT2 ( SGK ) và làm bài tập 3,4 ( SBT ) vào vở bài tập . ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV : Xây dựng đoạn văn trong văn bản . ---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc