A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật hiện đại của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Tư tưởng:
Giáo dục tấm lòng thương cảm, quý trọng người phụ nữ, căm ghét chế độ người bóc lột người.
B. Chuẩn bị:
Thày: Soạn giáo án, ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt đèn”
Trò: Soạn bài ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, bình, giảng.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Qua đoạn trích “Trong long mẹ” của Nguyên Hồng, em hãy nêu cảm nhận của em ?
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 3 Tiết 9 Tức nước vỡ bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 8/2013
TUẦN 3: TIẾT 9
Văn bản:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích: Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật hiện đại của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Tư tưởng:
Giáo dục tấm lòng thương cảm, quý trọng người phụ nữ, căm ghét chế độ người bóc lột người.
B. Chuẩn bị:
Thày: Soạn giáo án, ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt đèn”
Trò: Soạn bài ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, bình, giảng.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Qua đoạn trích “Trong long mẹ” của Nguyên Hồng, em hãy nêu cảm nhận của em ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài
Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao là những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện thực phong phú ở nước ta giai đoạn 30 – 45. Những tác phẩm của họ đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời, đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập và đều chan chứa tư tưởng nhân đạo. Hôm trước các em đã được học về Nguyên Hồng, hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em về tác giả Ngô Tất Tố với tác phẩm “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vở bờ”.
? Hãy giới thiệu vài nét về Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vở bờ”
H/s phát biểu. G/v chốt lại ý cơ bản (Chiếu lên máy)
G/v tóm tắt tác phẩm : - Đọc mẫu
H/s đọc phần còn lại
H/s nhận xét cách đọc
H/s đọc chú thích 3. G/v giải thích thêm
? Theo em đạon trích có thể được chia thành mấy phần ?
? Nội dung từng phần là gì?
? Tiêu đề của đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?
? Từ đó xác định nhân vật trung tâm của đoạn trích là ai?
? Theo em hình ảnh chị Dậu được khắc hoạ rõ nét nhất ở sự việc nào?
Theo dõi phần tóm tắt cốt truyện và nội dung đoạn trích cho biết :
? Chị Dậu chăm sóc anh Dậu trong hoàn cảnh nào?
? Hoàn cảnh này cho thấy chị Dậu đang ở tình thế nào?
? Chị Dậu chăm sóc anh Dậu ra sao?
? Hãy hình dung về chị Dậu từ những lời nói đó?
? Từ hoàn cảnh nhà chị Dậu
(Chỉ có bát gạo hàng xóm cho để chăm sóc anh Dậu bị ốm yếu, bị hành hạ giữa vụ sưu thuế) gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảnh của người nhân dân nghèo trong xã hội cũ và phẩm chất tốt đẹp của họ?
- Khi kể về sự việc chị Dậu chăm sóc chồng giữa vị sưu thuế, tác giả đã dung biện pháp tương phản
? Em hãy chỉ ra phép tương phản này?
? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
G/v chuyển ý :
Cảnh buổi sang ở nhà chị Dậu được coi như thế “tức nước đàu tiên” được tác giả xây dựng và dồn tụ. Qua đó đã thấy chị Dậu yêu thương, lo lắng cho chồng mình như thế nào? Chính tình thương yêu này sẽ quuyết định phần lớn thái độ và hành động của chị ở đoạn tiếp theo
? Cai lệ đại diện cho tầng lớp xã hội nào trong chế độ thực dân nữa phong kiến
? Cai lệ là chức danh gì?
? Nghề của hắn là gì?
? Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì? Xông vào nhà anh Dậu với ý định gì?
? Vì sao hắn chỉ là một tên tay sai mạt hạng, nhưng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy?
? Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã khắc hoạ hình ảnh cai lệ bằng những chi tiết điển hình nào?
(Ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, hành động?)
? Qua đó nhận xét nghệ thuật khắc hoạ nhân vật cuảt tác giả?
G/v bình
? Có thể hiểu gì về bản chất xã hội cũ từ hình ảnh oai lệ này?
G/v chuyển ý bằng tiểu kết.
Chỉ xã hội trong một đạon văn ngắn, nhưng nhân vật cai lệ được khắc hoạ hết sức nổi bật, sống động, có giá trị điển hình rõ rệt. Không chỉ định hình cho tầng lớp tay sai thống trị, mà còn là hiện thân của trình tự xã hội phong kiến đương thời
Từ tình thế của anh Dậu ở phần một ta thấy tính mạng anh Dậu phụ thuộc vào sự đối phó của chị. Vậy chị đã đối phó bằng cách nào?
? Chị Dậu đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội phong kiến?
? Nhân vật chị Dậu được khắc hoạ bằng chi tiết nổi bật nào?
(Lời nói, cử chỉ hang động diễn biến tâm lí?)
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu của tác giả?
? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy?
? Kết cục cuộc đương đầu của chị Dậu và cai lệ, người nhà Lý trưởng là gì? Điều đó có ý nghĩa gì?
? Qua đoạn trích, theo em vì sao mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã hai tên tay sai như vậy
G/v bình :
? Đoạn trích đã cho em thấy được những tính cách nào ở nhân vật chị Dậu?
G/v
Câu nói “Thà… chịu được” => chị không chịu sống cúi đầu, mặc cho kẻ khác chà đạp. Hành động tuy chỉ là bộc phát, căn bản chưa giải quyết được gì => bế tắc nhưng có thể tin rằng khi có ánh sang cách mạng rọi tới, chị sẽ là người tiên phong trong cuộc đấu tranh ấy. Chị Dậu đã trở thành một trong những điển hình văn học, đẹp, khoẻ, hiếm hoi trong văn hoc Việt Nam trước cách mạng tháng 8 mà tác giả đã sử dụng bằng tấm long đồng cảm với người dân nghèo ở quê hương mình
I. Tìm hiểu chung
1, Tác giả Ngô Tất Tố (1893–1954)
- Quê : Bác Ninh
- Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 30 – 45
- Là người có kiến thức uyên bác nên ông viết văn giỏi, dịch thuật tài, viết báo mang tính chất chiến đấu cao
- Là nhà văn của nông dân, chuyên viết về nông thôn và phụ nữ
* “Tắt đèn” (1937) là một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với xã hội phong kiến thực dân tàn bạo ăn thịt người. Bên cạnh đó taá phẩm còn có giá trị nhân đạo với việc xây dựng thành công nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông thôn với những phẩm chất tốt đẹp. Cần cù, tần tảo, giàu long thương người, dũng cảm chống lại bọn cường hào áp bức
* “Tức nước vở bờ” : Chương 18, của tác phẩm => được đánh giá là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho chủ đề của tác phẩm
2, Đọc :
3, Từ khó :
- Sưu còn gọi là thuế thân-thuế đinh
=> Là thuế nộp bằng tiền, đánh vào thân thể, mạng sống của người đàn ông từ 18 tuổi trở lên hang năm phải nộp cho nhà nước phong kiến thực dân. Sưu là một hình thức thuế vô lý, vô nhân đạo nhất trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc vì nó coi con người như xúc vật, hang hoá. Bởi vậy ngay sau cách mạng tháng 8 thành công Bác Hồ đã kí xác lệnh xoá bỏ vĩnh viễn thuế thân
4, Bố cục : 2 phần
- Từ đầu… ngon miệng hay không?
=> Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu
- Đoạn còn lại => Cuộc đối mặt với bọn cai lệ - người nhà Lý trưởng và chị Dậu vùng lên cự lại
* Thâu tóm được :
- Các phần nội dung lien quan trong văn bản : Chị Dậu bị áp bức, cùng quẫn, buộc phải phản ứng chống lại cai lệ và người nhà Lý trưởng
- Thể hiện đúng tư tưởng của văn bản : Có áp bức có đấu tranh
* Nhân vật trung tâm : Chị Dậu
=> Phần 2 : Khi đương đầu nhà cai lệ và người nhà Lý trưởng
II. Phân tích
1. Cảnh gia đình chị Dậu vào buổi sáng
- Hoàn cảnh :
+ Sưu thuết căng thẳng => chưa có tiền nộp
+ Bán con + khoai + chó => cứu chồng
+ Chồng ốm thập tử nhất sinh => nguy cơ bị bắt
+ Hàng xóm cho gạo để nấu cháo
=> Tình thế nguy cấp, tìm mọi cách để bảo vệ chồng
- Cử chỉ :
+ Múc cháo la liệt => quạt cho nguội
+ Rón rén : “Thầy em…xót ruột”
+ Chờ xem chồng ăn có ngon không?
=> Là phụ nữ đảm đang, hết long thương chồng con, dịu dàng, tình cảm
- Cực kì nghèo khổ, cuộc sống không có lối thoát, giàu tình cảm, sức chịu đựng dẻo dai
* Nghệ thuật tương phản
- Hình ảnh tần tảo, dịu hiền, tình cảm gia đình làng xóm ân cần, ấm ấp đối lập không khí căng thẳng đe doạ của tiếng trống, tù và, thúc thuế ở đầu làng
=> Nổi bậyt tình cảnh khốn quẫn của người nhân dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn, phong cách tôt đẹp của chị Dậu
2, Chị Dậu đương đàu với cai lệ và người nhà Lý trưởng
a, Cai lệ :
- Giai cấp thống trị
- Nghề :
+ Đánh trói người với một sự thành thạo và say mê
+ Đánh, bắt những người thiếu thuế
+ Bắt, trói anh Dậu theo lệnh quan
- Hắn sẵn sang gây tội ác mà không trùn tay, vì hắn đại diện nhân danh phép nước để hoạt động
=> Là hiện thân của cái nhà nước bất nhân lúc bấy giờ
- Ngôn ngữ : Quat, hét, chửi, mắng
- Cử chỉ, hành động : Sầm sập tiến vào, trợn mắt, giật phắt, tát, đanh, sấn đến, nhảy vào
- Thái độ :
+ Bỏ ngoài tai lời van xin
+ Không mảy may động long
+ Bát trói anh Dậu (dù đau ốm)
=> Kết hợp chi tiết điển hình về lời nói, hành động, thái độ,
=> Khắc hoạ nhân vật cai lệ : hống hách, thô bạo, không còn tính người
=> Một xã hội bất công, không còn nhân tính, có thể gieo hoạ xuống người dân lương thiện bất cứ lúc nào, một xã hội tồn tại trên cơ sở của lý lẽ hành động bạo ngược
b, Chị Dậu:
- Giai cấp bị trị
- Lời nói : Ông - cháu, ông – tôi, mày – bà
- Cử chỉ hành động : Xám mặt, nghiến răng, túm cổ, ấn dúi, giằng co, vật nhau, túm tóc lăng
- Diễn biến tâm lý : Nhẫn nhục (van xin tha thiết), địa vị của kẻ thấp cổ bé họng => cự lại bằng lý (chồng tôi đau yếu…) - tức quá – địa vị của kẻ ngang hàng => cự lại bằng lực : ngùn ngụt căm thù, hành động quyết liệt, mạnh mẽ, cứng cỏi, dữ dội
- Địa vị “đứng trên đầu thù”, thái đọ ngang tang sẵn sang đè bẹp đối phương
=> Kết hợp chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói, hành động, kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm, phép tương phản : tính cách chị Dậu đối lập tính cách cai lệ
=> Tạo được nhân vật chị Dậu giống thật, chân thực, sinh đông, có sức trìu cảm
- Cai lệ, người nhà Lý trưởng với vũ khí đầy mình nhanh chóng bị thất bại thảm hại trước người đàn bà lực điền - người mẹ con mọn đã mang lại sự hả hê cho người đọc sau bao đau thương, tủi cực mà gia đình chị phải gánh chịu. Bộc lộ bản chất của kẻ bị trị : chỉ quen bắt nạt, đe doạ, áp bức người nhút nhát, cam chịu, còn thực lực yếu ớt, hèn kém
- Vì :
+ Sức mạnh của long căm hờn, mà cái gốc là long yêu thương(sức mạnh của long yêu thương) – yêu chồng hơn cả bản thân mình - bản chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
+ Chứng minh quy luật của xã hội : Có áp bức, có đấu tranh, con giun xéo lắm cũng quằn, tức nước thì vỡ bờ
* Chị Dậu : Mộc mạc, hiện dịu, giàu tình yêu thương, biết nhẫn nhục chịu đựng, có một sức sống mạnh mẽ, tiềm tang tinh thần phản kháng áp bức mãnh liệt, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất
III. Tổng kết : (Ghi nhớ)
? Qua bài này, em nhận thức them được những điều gì về xã hội, nông thong Việt Nam trước cách mạng tháng 8, về nông dân, đặc bịêt là người phụ nữ nông dân Việt Nam từ hình ảnh chị Dậu
? Về nghệ thuật kể truyện và miêu tả nhân vật, đoạn trích có những đặc điểm gì đặc sắc?
H/s dựa vào ghi nhớ để trả lời
H/s đọc ghi nhớ
IV.Hướng dẫn luyện tập
Nhóm 1 : câu 4
Nhóm 2 : Câu 5
Nhóm 3 : Câu 6
E. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài :
Soạn bài tiếp theo
Đọc diễn cảm đoạn trích
Chuẩn bị ôn tập cho tốt để viết bài tập làm văn 2 tiết
---------------------------------------------------
Ngày soạn: 26/ 8/2013
TUẦN 3: TIẾT 10
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu.
1. Kiến thức
Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Tư tưởng:
Giaos dục ý thức viết đoạn văn mạch lạc, thống nhất, đủ sức làm sáng tỏ một vấn đề.
B. Chuẩn bị:
- GV: xem lại cách trình bày nội dung đoạn văn ở sách TiếngViệt 9(cũ) .
- HS: đọc trước bài ở nhà, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề, giảng….
D.TiÕn tr×nh lªn líp:
1. æn ®Þnh tæ chøc.
2. KiÓm tra:
? Thế nào là bố cục văn bản? VB gồm mấy phần? NV từng phần?
? Cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài của văn bản ?
Giải bài tập 3sgk trang 27
3. Bµi míi:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
HS: đọc văn bản .
? Văn bản trên gồm mấy ý.
HS: - VB gồm 2 ý
? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
HS: - Mỗi ý được viết thành một đoạn văn
? Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết đoạn văn?
HS: Viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng.
? Vậy theo em đoạn văn là gì.
HS: khái quát:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản .
- Về hình thức: viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng .
- Về nd: thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
HS: đọc ghi nhớ .
- Đoạn văn là đơn vị trên câu , có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản
Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn 1
? Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong văn bản?
HS: Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là Ngô Tất Tố. Các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này. Từ này được lặp lại, có lúc được thay thế là ông.
GV: Từ ngữ có td như vậy gọi là từ ngữ chủ đề.
? Vậy từ ngữ chủ đề là gì?
HS: Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến.
GV: Gọi học sinh đọc đoạn văn hai.
? Tìm câu then chốt của đoạn văn?
HS: Câu: ''Tắt đèn'' là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố là câu chủ đề.
? Tại sao em biết đó là câu then chốt của đoạn văn.
+ Vì nó mang ý khái quát của cả đoạn. (về nội dung)
+ Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ 2 thành phần chính(về hình thức)
? Từ tìm hiểu trên em thấy câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
HS: Câu chủ đề định hướng nội dung cho cả đoạn văn ...
? Các câu khác có mối quan hệ như thế nào đối với câu chủ đề.
HS: Các câu khác trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa với câu chủ đề (quan hệ chính - phụ)
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Y/c HS xem lại các đoạn văn mục I,II SGK
? Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạn văn nào không có câu chủ đề?
HS: Thảo luận nhóm,TL:
- Đoạn 1 (mụcI) không có câu chủ đề
- Đọan văn 2 (mụcI) có câu chủ đề
- Đoạn văn 3 (mụcII) có câu chủ đề
? Vị trí của câu chủ đề trong mỗi đoạn.
- Đoạn 2 câu chủ đề nằm ở đầu đoạn
- Đoạn 3 câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
- Đoạn 1: Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau.
? Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn.
- Đ2: ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu tiếp theo cụ thể hoá ý chính (chính - phụ)
- Đ3: ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn, các câu trước nó nêu ý cụ thể. câu chủ đề chốt lại (phụ - chính).
GV: viên chốt lại:
+ Đoạn 1 trình bày theo cách song hành
+ Đoạn 2 trình bày theo cách diễn dịch
+ Đoạn 3 trình bày theo cách quy nạp.
* Các câu trong đoạn văn triển khai và làm sáng tỏ chủ đề bằng cách song hành, diễn dịch, quy nạp.
? Hãy nêu các cách trình bày ND đoạn văn?
? Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt băng mấy đoạn văn .
? Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong 3 đoạn văn.
H: đọc bài tập 2, làm việc nhóm.
Cho câu chủ đề :'' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta''. Hãy viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn đó thành đoạn văn quy nạp.
G: hướng dẫn học sinh
I. Thế nào là đoạn văn:
1. Ví dụ: VB
VD. .(sgk)
Văn bản “ Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tắt đèn”- SGK/34.
2. Nhận xét.
- Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.
- Dấu hiệu nhận biết:
Viết hoa, lùi đầu dòng, chấm xuống dòng.
3. Kết luận.
Đoạn văn: Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Hình thức: Viết hoa, lùi đầu dòng, hết đoạn có dấu chấm xuống dòng.
- Nội dung: Biểu đạt ý hoàn chỉnh
*Ghi nhớ ( ý1 SGK/36)
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn .
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề
của đoạn văn .
a. Ví dụ
- Đ1: Từ ngữ chủ đề: Ngô Tất Tố.
(Các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này).
- Đ2: Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
Vì: + Nội dung: Là câu chứa đựng ý khái quát của đ/văn
+ Hình thức: Lời văn ngắn gọn, thường có 2 t/ phần chính.
+ Vị trí: Đứng đầu đoạn văn(hoặc cuối đoạn).
=> Kết luận:
- Từ ngữ chủ đề: Được dùng làm đề mục hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần để duy trì đối tượng nói đến trong đoạn văn.
- Câu chủ đề: Có vai trò định hướng về nội dung cho cả đoạn văn.
*Ghi nhớ: (ý 2 - Tr 36)
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a. ví dụ:
Các đoạn văn (mục I, II - SGK )
b. Nhận xét:
+ Đoạn 1:
- Không có câu chủ đề ( Yếu tố duy trì đối tượng ở ộan văn: Các từ ngữ chủ đề: Ngô Tất Tố , ông, nhà văn).
- Các ý trình bày trong các câu bình đẳng nhau về nghĩa-> Cách trình bày ý theo kiểu song hành(Đ/v song hành)
+ Đoạn 2:
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn, mang ý chính của đoạn
- Các câu tiếp theo triển khai ý chính( Cụ thể hoá cho ý chính)
-> Cách trình bày ý theo kiểu diễn dịch.
+ Đoạn 3: Câu chủ đề mang ý chính nằm ở cuối đoạn, các câu trước cụ thể hoá cho ý chính.
-> Trình bày theo kiểu quy nạp
- Đoạn văn có thể có hoặc không có câu chủ đề.
- Câu chủ đề có thể nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Ghi nhớ:
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
- văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn
mối đoạn văn trình bày 1 ý, những đoạn văn tạo thành 1 văn bản
2. Bài tập 2
+ Đoạn a: diễn dịch Các cách
+ Đoạn b: song hành trình bày
+ Đoạn c:song hành nội dung đv
3. Bài tập 3
- Câu chủ đề
- Các câu khai triển:
Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Câu 2: Chiến thắng của N.Quyền
Câu 3: Chiến thắng của nhà Trần
Câu 4: Chiến thắng của Lê Lợi
Câu5: K/c chống P thành công.
Câu 6: K/c chống Mĩ cứu nước toàn thắng
đổi sang quy nạp: trước câu chủ đề thường có các từ: vì vậy, cho lên, do đó, tóm lại...
E. Củng cố - Dặn dò:
? Khái niệm đoạn văn.
? Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. ? Cách trình bày nội dung đoạn văn .
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 4 SGK / Tr 37
- Chuẩn bị Vb: Lão Hạc
-----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 26/ 8/2013
TUẦN 3: TIẾT 11,12
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn tập lại kiểu bài từ sừ đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài miêu tả và biểu cảm đã học.
2. Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng viết đoạn văn, trên cơ sở đó biết cách tạo lập văn bản.
3. Tư tưởng:
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác của học sinh.
B. Chuẩn bị:
+ Thầy: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
+ Trò: Vở viết TLV.
C. Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài viết:
A. Đề bài
Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên em đi học.
B. Đáp án chi tiết và điểm từng phần.
1. Mở bài: ( 2 điểm)
- Giới thiệu được cảm xúc chủ đạo khi nhớ về những kỉ niệm ngày khai trường( Cảm xúc nào khơi nguồn nỗi nhớ? Em có cảm xúc gì khi nhớ về ngày khai trường?)
2. Thân bài: ( 6 điểm)
- Xác định ngôi kể: có thể chọn ngôi thứ nhất hoặc thứ 3 (nên chọn ngôi thứ nhất vì đó là những kỉ niệm của bản thân)
- Xác định trình tự kể: - Theo thời gian.
- Theo không gian.
- Theo diễn biến của sự việc.
- Theo diễn biến của tâm trạng.
( Có thể kết hợp các biện pháp kể bằng thủ pháp đồng hiện).
- Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần), dự định phân đoạn ( số lượng đ/v cho mỗi phần) và cách trình bày các đ/v
- Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản ( Nên chú trọng bước lập đề cương)
* Chú ý: Nên tập trung khắc hoạ đậm nét những kỉ niệm đáng nhớ (khung cảnh? Con người?, sự thay đổi tâm trạng, cảnh vật…)
3. Kết bài: ( 2 điểm)
Khẳng định những kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên mãi mãi in đậm trong tâm trí.
Cách cho điểm:
- Điểm 9-10: Bài viết kết hợp được các yếu tố: kể, tả, biểu cảm-> Nêu bật cảm xúc, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên của mình và k/đ: nó vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí
Bài viết gây xúc cảm đ/v người đọc
Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả
- Điểm 7-8: Bài viết đúng y/c đề, bước đầu có cảm xúc chân thực
Làm cho người đọc có ấn tượng
rình bày sáng sủa,sạch sẽ
- Điểm 5 - 6: Bài viết đúng y/c đề song còn sơ sài, chưa có những cảm xúc sâu sắc
Còn sai chính tả, trình bày chưa đẹp
- Điểm 3- 4: Bài viết quá sơ sài, lạc đề, cảm xúc nghèo nàn, trình bày cẩu thả
- Điểm 0 -1-2: Các bài còn lại
D. Hết giờ giáo viên thu bài nhận xét giờ làm bài
E. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc và soạn văn bản: “Lão Hạc”
- Xem lại phần TLV đã học.
----------------------------------------------------
Ngày… tháng… năm 2013
Nhận xét của tổ chuyên môn
Tổ trưởng
Phạm Thị Hường
File đính kèm:
- GA VAN 8 - TUAN 3 - CKTKN.doc