Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 30

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1. Kiến thức:

 _ Củng cố kiến thức Văn học đã học ở HKII.

 2. Kỹ năng:

 _ Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.

 _ Rèn luyện kỹ năng khái quát, phân tích, thực hành, viết đoạn văn.

 3. Thái độ:

 _ Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra.

II. Ma trận đề:

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Tiết: 113 Bài:28 ND: …… KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ Củng cố kiến thức Văn học đã học ở HKII. 2. Kỹ năng: _ Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. _ Rèn luyện kỹ năng khái quát, phân tích, thực hành, viết đoạn văn. 3. Thái độ: _ Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra. II. Ma trận đề: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1: - Thơ _ Thuộc văn bản _ Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản - Hiểu về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú. Số câu Số điểm (tỉ lệ %) Số câu: 1 Số điểm 3.0 30 % Số câu: 1 Số điểm 1.0 10 % Số câu:2 Số điểm: 4 40% Chủ đề 2: - Văn bản nghị luận _ Vẽ sơ đồ trình tự lập luận _ Trình bày suy nghĩ _Viết đoạn văn trình bày luận điểm Số câu Số điểm (tỉ lệ %) Số câu: 1 Số điểm 2.0 20% Số câu: 1 Số điểm 2.0 20% Số câu: 1 Số điểm 2.0 20% Số câu: 3 Số điểm 6 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ% Số câu: 2 Số điểm 5.0 50% Số câu: 2 Số điểm 3.0 30% Số câu: 1 Số điểm: 2.0 20 % Số câu:5 Số điểm 10 100% III. Đề kiểm tra: 1. Chép chính xác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Nguyễn Ái Quốc). Nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ? (3 điểm) 2. Hãy vẽ sơ đồ khái quát quá trình lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học”? (2 điểm) 3. Vì sao nói sự ra đời của “Chiếu dời đô” phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc đại Việt? (2 điểm) 4. Qua bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú, từ đó liên tưởng tâm sự gì của con người Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX? (1 điểm) 5. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Hịch tướng sĩ” là áng thiên cổ hùng văn bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”. (2 điểm) IV. Đáp án: 1. HS viết ñuùng(1ñ) Nội dung: _ Tinh thaàn laïc quan, phong thaùi ung dung cuûa Baùc Hoà trong cuoäc soáng caùch maïng ñaày gian khoå ôû Paùc Boù. Vôùi ngöôøi laøm caùch maïng, soáng hoøa hôïp vôùi thieân nhieân laø moät nieàm vui lôùn. (1ñ) Nghệ thuật: _ Baøi thô töù tuyeät bình dò, gioïng ñieäu hoùm hænh. (1ñ) 2. (Học đi đôi với hành Học rộng biết tóm lược cơ bản Học tuần tự từ thấp đến cao Học không biết đến “Tam cương ngũ thường” Học hòng cầu danh lợi Lối học hình thức Phê phán những lệch lạc, sai trái. Khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn. Mục đích chân chính của việc học. 2đ) Tác dụng của việc học chân chính. 3._ Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chứng tỏ triều đình nhà Lý đã đủ sức chấm dứt nạn ngoại xâm, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. _ Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường. (1đ) 4._ Cảnh vườn thú (tầm thường, giả dối) và tù túng dưới con mắt hổ cũng chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, căm ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. 5. HS viết đúng yêu cầu, dẫn được luận điểm, trình bày đoạn văn mạch lạc. Các câu còn lại làm sang tỏ vấn đề. (2đ) V. Kết quả: 1. Thống kê chất lượng: Lớp TSHS Giỏi TL Khá TL TB TL Yếu TL Kém TL TrTB TL 8A1 8A2 8A3 Cộng 2.Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra: Ưu điểm: Khuyết điểm: Giải pháp khắc phục: _________________________________________________________________________ Tuần: 30 Tiết: 114 Bài:28 ND: …… LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ HS biết cách sắp xếp trật tự từ trong câu. _ Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. 2. Kỹ năng: _ Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản văn học. _ Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. 3. Thái độ: _ Giáo dục học sinh kĩ năng sống: Ra quyết định lựa chọn trật tự tư 2trong câu phù hợp với mục đích giao tiếp. II. Trọng tâm: _ Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. _ Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. III. Chuẩn bị: Giáo viên: Một số ví dụ minh họa. Phiếu học tập ghi bài tập. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. Làm bài tập vào VBT. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Qua bài học em hiểu thế nào là lượt lời? Khi sử dụng lượt lời cần chú ý điều gì? (8đ) Trả lời: - Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ) _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (Vào bài) * Nêu trật tự bình thường trong hai câu thơ sau: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. => Vào bài. HĐ2: * Gọi HS đọc đoạn trích, sgk/110. * Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? 1. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 2. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. …. (có 6 cách sắp xếp) * Sau khi biến đổi như vậy, em có nhận xét gì? _ Với một câu cho trước, nếu thay đổi trật tự các từ có trong câu, chúng ta có thể có 6 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của nó. * Vì sao tác giả lại chọn trật tự từ như trong đoạn trích? _ Cách viết của tác giả có thể nhằm mục đích sau: nhấn mạnh vị thế xã hội, thái độ hung hãn của cai lệ, tạo liên kết câu, tạo nhịp điệu cho câu văn... + Từ roi tạo liên kết với câu trước. + Từ thét tạo liên kết với câu sau. + Cụm từ gõ đầu roi xuống đất nhấn mạnh vị thế xã hội và thái độ hung hãn của cai lệ. => Trật tự từ là cách sắp xếp từ ngữ trong một câu. HĐ3: * Gọi HS đọc đoạn trích 1, sgk/111. * Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ (in đậm) trong các câu? - giật phắt cái thừng trong tay anh và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu à Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. - xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn à Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. - cai lệ và người nhà lí trưởng à Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật và thứ tự xuất hiện của các nhân vật. - roi song, tay thước và dây thừng à Thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng. *Gọi HS đọc đoạn trích 2, sgk/112. * So sánh cách sắp xếp trật tự từ (in đậm) của nhà văn Thép Mới với những cách sắp xếp khác? _ Cách viết của nhà văn Thép Mới cớ hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo được sự hài hòa về ngữ âm). => Cách sắp xếp trật tự từ có tác dụng: - Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động… - Thể hiện vị thế xã hội của các nhân vật - Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động. - Tạo liên kết câu. - Tạo nhịp điệu cho câu. * Từ các ví dụ trên, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. * Gọi học sinh đọc các câu trong bài tập. GV hướng dẫn học sinh làm bài. Câu a: Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử của dân tộc. Câu b: Đẹp vô cùng đảo lên trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phóng. Hò ô đưa lên phía trước để bắt vần lưng với sông Lô, gợi ra một không gian mênh mang sông nước, đồng thời bắt vần chân ngạt – hát để tạo ra sự hài hòa về ngữ âm cho khổ thơ. Câu c: Lặp từ và cụm từ mật thám, đội con gái để tạo liên kết với câu đứng trước. I. Nhận xét chung: Ghi nhớ (SGK/111) II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ - Tác dụng: + Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm,… + Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; + Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. + Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. Ghi nhớ (SGK/112) III. Luyện tập: * Giải thích lý do sắp xếp trật tự từ: 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: Câu hỏi 1: Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? Trả lời: + Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm,… + Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; + Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. + Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. Xem lại các ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ; hoàn thành các bài tập còn lại. Tập viết một đoạn văn nghị luận, giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong một vài câu văn cụ thể. 2. Chuẩn bị: Lựa chọn trật tự từ trong câu (tt). Làm trước các bài tập (SGK/122). V. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sử dụng đồ dùng dạy học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… _________________________________________________________________________ Tuần: 30 Tiết: 115 Bài:28 ND: …… TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (VĂN NGHỊ LUẬN) I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ HS biết hệ thống kiến thức về văn nghị luận. 2. Kỹ năng: _ Biết cách làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. 3. Thái độ: _ Giáo dục HS ý thức sửa chữa các lỗi sai khi mắc phải. II. Trọng tâm: _ Phát hiện và sửa lỗi bài làm của mình. III. Chuẩn bị: Giáo viên: Chấm bài kiểm tra, điểm, các lỗi cần sửa. Học sinh: Nhớ lại đề bài và lập dàn ý cho đề Tập làm văn đã làm. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: * Đề yêu cầu điều gì? _ Giải thích câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” HĐ2: * GV nhận xét ưu - khuyết điểm: 1. Ưu điểm: HS nắm được yêu cầu và thể loại của đề bài. HS biết giải thích nghĩa của câu tục ngữ. HS có liên hệ thực tế bản thân. 2. Khuyết điểm: * Nội dung: Vài em chưa biết cách giải thích, chủ yếu phát biểu cảm nghĩ của bản thân. Một số em làm kiểu bài chứng minh. * Hình thức: Viết chữ còn cẩu thả, sai lỗi chính tả. Diễn đạt chưa trọn ý, dùng từ chưa đúng nghĩa. HĐ3: GV phát bài và công bố điểm. Lớp Trên Trung bình Dưới Trung bình 8A1 8A2 8A3 Tổng HĐ4: GV gọi 2 HS lên bảng lập dàn bài GV cùng HS nhận xét dựa vào dàn bài ở tiết 103,104 HĐ5: GV gọi HS lên bảng ghi lại các lỗi (chính tả, dấu câu, diễn đạt) và sửa lại. GV kết hợp đọc các đoạn văn sai, cùng sửa lỗi. GV gọi HS đọc bài văn hay cho các bạn cùng học tập kinh nghiệm. HĐ6: _ Tìm đọc nhiều bài tham khảo, rút ra bài học cho bản thân. _ Học cách viết văn nghị luận đúng yêu cầu. _ Thường xuyên kiểm tra các em học sinh có kết quả thấp. _ Trao đổi bài, phát hiện và sửa lỗi. _ Ra đề cho HS tập viết đoạn văn trình bày luận điểm, có kiểm tra sát xuất. I. Đề - tìm hiểu đề: Đề: Tục ngữ ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Em hãy giải thích câu nói trên. Qua đó, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân trong việc chọn bạn mà chơi? II. Nhận xét ưu - khuyết điểm: III. Phát bài và công bố điểm: IV. Lập dàn bài: V. Sửa lỗi và đọc bài văn hay: GV đọc bài văn hay và rút kinh nghiệm cho cả lớp. 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: VI. Hướng khắc phục: 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: Giáo viên nhắc lại các vấn đề cần chú ý khi làm bài văn giải thích. Chú ý HS rút kinh nghiệm cho bài sau. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. - Đọc và phát hiện yếu tố biểu cảm, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận ( qua từ ngữ, câu cảm, giọng điệu) trong văn bản cụ thể - Xác định cảm xúc trước vấn đề nêu ra ở đề bài trên 2. Chuẩn bị: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận. Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK, làm bài tập vào VBT V. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sử dụng đồ dùng dạy học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… _________________________________________________________________________ Tuần: 30 Tiết: 116 Bài:28 ND: …… TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ Hiểu sâu hơn về văn nghị luận , thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận. _ Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng: _ Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận. 3. Thái độ: _ Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Trọng tâm: _ Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào trình bày đoạn văn nghị luận. III. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu sgk, sgv, Thiết kế bài giảng Ngữ văn theo hướng tích hợp. Học sinh: Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS Câu hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: * Gọi HS đọc đoạn văn 1a, sgk/113. * Xác định các yếu tố tự sự trong đoạn văn trên? _ “Vị chúa tỉnh … không quan trọng.” _ Thoạt nhiên, chúng tóm … hoặc xì tiền ra. * Vì sao đoạn trích 1a có nhiều yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự? _ Vì mục đích chính ở đây không phải là kể chuyện bắt lính mà là để vạch trần sự giả dối của bọn cai trị thực dân. * Hãy tước bỏ các yếu tố tự sự để đoạn văn trên trở thành một đoạn văn khác? _ Sau nữa, việc săn bắt thứ vật liệu biết nói đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là chế độ lính tình nguyện đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó được thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước Việt Nam. Hoặc đi lính tình nguyện hoặc phải nộp tiền. * So sánh đoạn văn 1a với đoạn văn đã tước bỏ các yếu tố tự sự? _ Đoạn văn 1a hay hơn, sinh động, rõ ràng hơn. Các luận cứ tạo cho đoạn văn sức thuyết phục, tố cáo mạnh mẽ hơn. ð Như vậy, yếu tố tự sự cũng có vai trò rất quan trọng trong văn nghị luận. * Gọi HS đọc đoạn văn 1b, sgk/114 * Các từ ngữ in đậm là các yếu tố tự sự, miêu tả hay biểu cảm? _ Đó là các yếu tố miêu tả. * Tại sao đoạn văn có nhiều yếu tố miêu tả như vậy mà lại không phải là văn miêu tả? _ Mục đích đoạn văn tái hiện cảnh là để tố cáo sự giả dối, tàn ác của bọn thực dân trong việc bắt lính chứ không phải nhằm miêu tả việc bắt lính làm trọng tâm. * Hãy tước bỏ các yếu tố miêu tả để đoạn văn trở thành một đoạn văn khác. _ Thế mà trong bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn khen thưởng và truy tặng những người đã hi sinh cho Tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi, tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những hành động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh. * So sánh đoạn văn 1b với đoạn văn đã tước bỏ các yếu tố miêu tả? _ Đoạn văn 1b hay hơn, rõ ràng hơn và việc trình bày luận cứ mạch lạc, tạo sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đoạn văn đã lược bỏ các yếu tố miêu tả có sức tố cáo mờ nhạt hơn. * Qua hai đoạn văn vừa tìm hiểu, em thấy yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn nghị luận? * Gọi HS đọc đoạn văn 2, sgk/115. * Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản? 2. Chàng Trăng: Kể chuyện thụ thai, mẹ bỏ lên rừng. Chàng không nói không cười; cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đêm đêm soi dòng thác bạc Pông-gơ-nhi Nàng Han: Liên kết với người Kinh, theo cờ lênh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc, đánh giặc ngoại xâm. Thắng trận, nàng biến thành tiên bay lên trời; trên dãy núi Pu-keo vẫn còn đền thờ, những vũng, ao chi chít - vết chân voi, ngựa của nàng Han và người Kinh Thánh Gióng: Không kể, tả. * Tại sao tác giả không kể, tả lại toàn bộ truyện Chàng Trăng, Nàng Han mà chỉ kể, tả một vài chi tiết như vậy? _ Tác giả chỉ kể, tả một vài chi tiết tương đồng với truyện Thánh Gióng để làm sáng tỏ thêm cho vấn đề truyện Thánh Gióng cũng là một bản anh hùng ca của người Việt cổ. * Tìm những nét tương đồng giữa truyện Chàng Trăng, Nàng Han với truyện Thánh Gióng? Đưa kết quả thảo luận của HS lên bảng, nhận xét, nêu đáp án. Chàng Trăng Thánh Gióng - Kể chuyện thụ thai. - Không nói, không cười. - Cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa. - Biến vào mặt trăng. - Mẹ thụ thai kì lạ. - Không nói, không cười. - Cưỡi ngựa sắt đi giết giặc. - Bay lên trời. Nàng Han Thánh Gióng - Liên kết với người Kinh. - Đánh giặc ngoại xâm. - Thắng trận, bay lên trời. - Còn đền thờ, dấu vết để lại. - Lớn lên do dân làng nuôi dưỡng. - Đánh giặc ngoại xâm. - Thắng trận, bay lên trời. - Còn đền thờ, dấu vết để lại. * Việc tác giả lựa kể những chi tiết tương đồng có tác dụng gì? Chốt lại vấn đề và gọi HS đọc kết luận 2. * Gọi HS đọc ghi nhớ, sgk/116. HĐ2: Luyện tập. * Gọi HS đọc đoạn văn của bài 1, sgk/116. Hướng dẫn HS làm, nhận xét, trình bày đáp án Yếu tố tự sự: Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, chỉ là một xâu những vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ…. Yếu tố miêu tả: Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng, trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây… Đêm nay rất đẹp, rạo rực bao nỗi niềm, cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên… Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ… Tác dụng: Trong đoạn văn nghị này, yếu tố tự sự và miêu tả, đặc biệt là miêu tả rất dồi dào, phong phú. Nhưng đây vẫn hoàn toàn không phải là đoạn văn tả cảnh đêm trăng và tâm trạng người tù trong đêm trăng ấy mà mục đích chủ yếu muốn làm rõ là khắc họa cụ thể hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Vọng nguyệt và tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ. Nó làm cho đoạn bình giảng, phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu cảm xúc, nó gợi thêm sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc. I.Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: Ghi nhớ: - Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục hơn. - Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận làm rõ luận điểm nhưng không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. II. Luyện tập. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả, nêu tác dụng: 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: Câu hỏi 1: Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì? Trả lời: - Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục hơn. Câu hỏi 2: Yêu cầu của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận? Trả lời: - Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận làm rõ luận điểm nhưng không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. Học bài.. Sưu tầm một số đoạn nghị luận cò yếu tố tự sự, miêu tả để phân tích tác dụng. 2. Chuẩn bị: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn. V. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sử dụng đồ dùng dạy học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… _________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc