Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 33

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1. Kiến thức:

 _ Các kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.

 _ Các kiểu hành động nói.

 _ Lựa chọn trật tự từ trong câu.

 2. Kỹ năng:

 _ Biết vận dụng lý thuyết để làm bài tập.

 3. Thái độ:

 _ HS có ý thức sử dụng từ ngữ, câu văn trong giao tiếp cho phù hợp. Giáo dục hs ý thức học bài, ôn tập chuẩn bị thi HKII.

II. Trọng tâm:

 _ Luyện tập.

III. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Làm đề cương ôn tập theo câu hỏi.

 Phiếu học tập ghi bài tập.

 Học sinh: Làm bài tập vào VBT.

IV. Tiến trình:

 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 8A1: 8A2: 8A3:

 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)

 2. Kiểm tra miệng:

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ)

 _ HS trả lời, GV dẫn vào bài.

 3. Bài mới:

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 Tiết: 125, 126 Bài:31 ND: …… ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ Các kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật. _ Các kiểu hành động nói. _ Lựa chọn trật tự từ trong câu. 2. Kỹ năng: _ Biết vận dụng lý thuyết để làm bài tập. 3. Thái độ: _ HS có ý thức sử dụng từ ngữ, câu văn trong giao tiếp cho phù hợp. Giáo dục hs ý thức học bài, ôn tập chuẩn bị thi HKII. II. Trọng tâm: _ Luyện tập. III. Chuẩn bị: Giáo viên: Làm đề cương ôn tập theo câu hỏi. Phiếu học tập ghi bài tập. Học sinh: Làm bài tập vào VBT. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ) _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1 * GV cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy về các kiểu câu. 1. Bài tập 1: Xác định kiểu câu: Câu 1: câu trần thuật ghép có vế 1 là dạng câu phủ định. Câi 2: là câu trần thuật đơn. Câu 3: là câu trần thuật ghép vế sau có 1 nội dung phủ định (không nỡ giận). 2. Bài tập2: Gọi HS lên bảng đặt câu, GV cùng nhận xét. Ví dụ: Những nỗi lo lắng, buồn rầu, ích kỉ có thể che lấp các bản tính tốt của người ta không? 3.Bài tập 3: Gọi HS lên bảng đặt câu, GV cùng nhận xét. VD: Chao ôi buồn! Ôi! buồn quá. 4. Bài tập 4: HS thảo luận nhóm a. - Câu trần thuật: 1, 3, 6. - Câu cầu khiến: 4. - Câu nghi vấn: 2, 5, 7. b. – Câu nghi vấn 7 dùng để hỏi. c. Các câu 2, 5 không được dùng để hỏi. +Câu 2: được dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên về việc lão Hạc nói về những chuyện chưa thể xảy ra trước mắt. +Câu 5: được dùng để giải thích cho đề nghị nêu ở câu 4. HĐ2 * GV cho học sinh vẽ sơ đồ về hành động nói. Bài tập 1: Kẻ bảng vào phiếu học tập. Thảo luận theo nhóm. Các nhóm báo cáo kết quả đối chiếu. Câu 1: hđ kể. Câu 2: bộc lộ cảm xúc. Câu 3: hđ nhận định. Câu 4: hđ đề nghị. Câu 5: là câu giải thích thêm ý câu câu 4 (thuộc kiểu trình bày). Câu 6: phủ định bác bỏ. Câu 7: hđ hỏi. Bài tập 2: Kẻ bảng vào phiếu học tập. Thảo luận theo nhóm. Các nhóm báo cáo kết quả đối chiếu. I. Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định: 1. Bài tập 1: Xác định kiểu câu: 2. Bài tập2: Đặt một câu nghi vấn. 3.Bài tập 3: Đặt một câu cảm thán. 4. Bài tập 4: II. Hành động nói: Bài tập 1: Xác định hành động nói của các câu đã cho Bài tập 2: STT Kiểu câu Hành động nói được thực hiện Cách dùng 1 Trần thuật Kể Trực tiếp 2 Cảm thán Bộc lộ cảm xúc Trực tiếp 3 Trần thuật Nhận định Trực tiếp 4 Cầu khiến Đề nghị Trực tiếp 5 Trần thuật Giải thích Trực tiếp 6 Phủ định Bác bỏ Trực tiếp 7 Nghi vấn Hỏi Trực tiếp Bài tập 3: GV hướng dẫn HS về nhà làm. HĐ 3: * GV ôn tập kiến thức lựa chọn trật tự từ trong câu: Bài tập1: - Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được sắp xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện. Thoạt nhiên là tâm trạng kinh ngạc, sau đó là mừng rỡ, cuối là hành động vào tâu vua. => Thể hiện thứ tự nhất định của sự việc Bài tập2: a.Nối kết câu. b.Nhấn mạnh (làm nổi bật) đề tài của câu nói. Bài tập3: - Câu a: mang tính nhạc rõ hơn vì câu a từ man mác đặt trước khúc nhạc đồng quê. Nó không chỉ tạo sự luân phiên bằng trắc trầm bổng: man (B) mác (T) khúc (T) nhạc (T) mà nó còn kết vần liền man và mác sau đó là vần mác và khúc nhạc. * Hết tiết 1: HĐ4: * Vai xã hội là gì? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? * Lượt lời là gì? Bài tập: Em hãy viết một đoạn hội thoại ngắn (7-10 dòng). Xác định vai xã hội và lượt lời trong đoạn văn trên. _ HS viết, gv gọi học sinh lên bảng và trình bày, gv cùng nhận xét. HĐ 5: * Gọi HS đọc và làm bài tập/138 a. Câu cầu khiến b. Câu trần thuật c. Câu nghi vấn d. Câu nghi vấn e. Câu cầu khiến g. Câu cảm thán h. Câu trần thuật. * Gọi HS đọc và làm bài tập 1/138 Xác định hành động nói: a. Bộc lộ cảm xúc. b. Phủ định. c. Khuyên bảo d. Đe doạ e. Khẳng định * Bài tập 2/ 139 Viết lại câu b,d ở bài tập 1 dưới hình thức khác. Ví dụ: b. … Chứ cháu không dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu. d. Nếu không có …, chứ không phải chưởi mắng thôi. * Gọi HS đọc và làm bài tập 1/ 139 _ Có nhiều cách chuyển vị trí của từ “rón rén”(6 cách) a. Đứng đầu câu: Rón rén, chị Dậu … b. Đứng cuối câu: Chị Dậu dưng một …, rón rén. c. Đứng trước động từ trung tâm của CN2: Chị Dậu bưng …, rón rén đến chỗ chồng nằm. d. Chị Dậu bưng một cách rón rén bát cháo … e. Chị Dậu bưng bát cháo … một cách rón rén. Bài tập 2: Vị trí của từ “hoảng quá” a. Hoảng quá, anh Dậu … b. Anh Dậu hoảng quá … c. Anh Dậu vội để …, hoảng quá, không nói được câu gì. d. Anh Dậu … , hoảng quá. III. Lựa chọn trật tự từ trong câu: Bài tập1: Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ của các bộ phận câu in đậm Bài tập2: Tác dụng của trật tự từ: Bài tập3: IV. Hội thoại: Bài tập: V. Luyện tập: 1. Kiểu câu: 2. Hành động nói: 3. Lựa chọn trật tự từ trong câu: 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: GV nhắc lại kiến thức đã ôn tập. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. - Ôn lại kiến thức về Tiếng Việt kì II. - Làm các bài tập còn lại. - Đọc, tìm hiểu hệ thống bài tập trong tiết ôn tập và kiểm tra (138) 2. Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết - Ôn lại kiến thức về Tiếng Việt kì II. V. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sử dụng đồ dùng dạy học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… _________________________________________________________________________ Tuần: 33 Tiết: 127 Bài:32 ND: …… TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: - Củng cố về các văn bản đã học. - Rút ra ưu- nhược điểm của bài làm. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tự nhận xét và chữa bài. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức sửa chữa các lỗi sai khi mắc phải. II. Trọng tâm: _ Phát hiện và sửa lỗi bài làm của mình. III. Chuẩn bị: Giáo viên: Chấm bài kiểm tra, điểm, các lỗi cần sửa. Học sinh: Ôn tập kiến thức văn học. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ 1: Gọi học sinh nhắc lại đề bài Kiểm tra việc tự chữa bài ở nhà của học sinh GV nhận xét bài làm của học sinh: HĐ 2: a. Ưu điểm: - Nhiều em cú ý thức học bài, nắm được bài và trả lời tương đối tốt các câu hỏi trong đề KT - Viết được đoạn văn nghị luận theo chủ đề. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng b. Nhược điểm: - Một số em chưa chịu ôn bài, không nắm được kiến thức dẫn đến bài sai, hoặc trả lời không cụ thể, chi tiết - Trình bày chưa rõ ràng, chữ viết ẩu, diễn đạt lủng củng, dấu câu dùng chưa chính xác... HĐ 3 GV phát bài và công bố điểm. Lớp Trên Trung bình Dưới Trung bình 8A1 8A2 8A3 HĐ 4 * GV gọi HS lên bảng ghi lại (trả lời) câu hỏi, GV nhận xét dựa vào đáp án tiết 113 * GV gọi HS lên bảng sửa các câu hỏi viết đoạn văn. HĐ 5 _ Học bài, xem kại các bài đã học. _ Thường xuyên kiểm tra các em học sinh có kết quả thấp. _ Khuyến khích, động viên các em học yếu học bài, ôn bài, chuẩn bị thi HKII. 1. Đề bài 2. Nhận xét 3. Phát bài và công bố điểm: 4. Chữa lỗi 5. Hướng khắc phục: 4.Câu hỏi và bài tập củng cố: GV nhắc lại các lỗi học sinh cần tránh ở bài kiểm tra sau, nhất là bài thi HKII 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. Xem lại bài làm, sửa lỗi. 2. Chuẩn bị: Tổng kết phần Văn (tt) - Trả lời câu hỏi SGK/144, 148 V. Rút kinh nghiệm: Nội dung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phương pháp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sử dụng đồ dùng dạy học: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… _________________________________________________________________________ Tuần: 30 Tiết: 128 Bài:31 ND: …… KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Kiến thức: _ Củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKII. 2. Kỹ năng: _ Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. _ Rèn luyện kỹ năng khái quát, phân tích, thực hành, viết đoạn văn. 3. Thái độ: _ Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra. II. Ma trận đề: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1: - Câu chia theo mục đích nói. - Nhận biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. - Nhận biết kiểu câu chia theo mục đích nói. - Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. Số câu Số điểm (tỉ lệ %) Số câu: 2 Số điểm 4.0 40 % Số câu: 1 Số điểm 2.0 20% Số câu: 3 Số điểm: 6 60% Chủ đề 2: Hành động nói - Xác định hành động nói - Đặt câu theo yêu cầu. Số câu Số điểm (tỉ lệ %) Số câu: 2 Số điểm 3.0 30% Số câu: 2 Số điểm 3 30% Chủ đề 3: Trật tự từ trong câu - Biết mục đích của trật tự từ trong câu Số câu Số điểm (tỉ lệ %) Số câu: 1 Số điểm 1.0 10% Số câu: 1 Số điểm 1 10% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ% Số câu: 3 Số điểm 5.0 50% Số câu: 2 Số điểm 3.0 30% Số câu: 1 Số điểm: 2.0 20 % Số câu: 6 Số điểm 10 100% III. Đề kiểm tra : 1. Vẽ sơ đồ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. (2 điểm) 2. Em hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? (1 điểm) 3. (2điểm) Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau: a. - U nó không được làm như thế! (Ngô Tất Tố) b. - Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố) c. - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài) d. - Này, em không để chúng nó yên được được à? (Tạ Duy Anh) 4. Xác định hành động nói được thực hiện trong các câu sau: (1 điểm) a. Bạn nên học bài và làm bài ở nhà! b. U nó không được làm như thế! c. Bao giờ anh mới nghỉ hè? d. Trời, sao tôi khổ thế này? 5. Sử dụng cách dùng gián tiếp để diễn đạt các hành động sau: (2 điểm) a. Muốn nhờ người khác giúp mình. b. Kêu gọi các bạn trong lớp học tập. 6. Viết đoạn văn ngắn hứa với bố mẹ tích cực học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong học kỳ II, có dùng câu cảm thán, gạch dưới câu đó. (2 điểm) IV. Đáp án: 1. Sơ đồ: 2. + Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,…). (0.25 đ) + Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. (0.25đ) +Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. (0.25đ) + Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. (0.25đ) 3. a. Câu cầu khiến (0.5đ) b. Câu trần thuật (0.5đ) c. Câu nghi vấn. (0.5đ) d. Câu nghi vấn. (0.5đ) 4. a. Khuyên bảo. (0.25đ) b. Yêu cầu. (0.25đ) c. Hỏi. (0.25đ) d. Bộc lộ cảm xúc. (0.25đ) 5. (2 đ) HS đặt câu đúng theo yêu cầu 1 câu 1 điểm. 6. HS viết đúng yêu cầu, đúng nội dung, có dùng câu cảm thán, gạch dưới câu đó. (2đ) V. Kết quả: 1. Thống kê chất lượng: Lớp TSHS Giỏi TL Khá TL TB TL Yếu TL Kém TL TrTB TL 8A1 8A2 8A3 Cộng 2.Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra: Ưu điểm: Khuyết điểm: Giải pháp khắc phục: _________________________________________________________________________ Lớp: …………….. KIỂM TRA Tên: …………………………… Điểm Lời phê của cô ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. Bài làm: 1. Vẽ sơ đồ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. (2 điểm) 2. Em hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? (1 điểm) 3. (2điểm) Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau: a. - U nó không được làm như thế! (Ngô Tất Tố) …………………………………………………………………………………………………………… b. - Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố) …………………………………………………………………………………………………………. c. - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài) ………………………………………………………………………………………………………… d. - Này, em không để chúng nó yên được được à? (Tạ Duy Anh) ………………………………………………………………………………………………………… 4. Xác định hành động nói được thực hiện trong các câu sau: (1 điểm) a. Bạn nên học bài và làm bài ở nhà! ……………………………………………………… b. U nó không được làm như thế! ………………………………………………………… c. Bao giờ anh mới nghỉ hè? …………………………………………………………… d. Trời, sao tôi khổ thế này? ………………………………………………………………… 5. Sử dụng cách dùng gián tiếp để diễn đạt các hành động sau: (2 điểm) a. Muốn nhờ người khác giúp mình. ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. b. Kêu gọi các bạn trong lớp học tập. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 6. Viết đoạn văn ngắn hứa với bố mẹ tích cực học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong học kỳ II, có dùng câu cảm thán, gạch dưới câu đó. (2 điểm) Lớp: …………….. KIỂM TRA Tên: …………………………… Điểm Lời phê của cô ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. Bài làm: 1. Vẽ sơ đồ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. (2 điểm) 2. Em hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? (1 điểm) 3. (2điểm) Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau: a. - U nó không được làm như thế! (Ngô Tất Tố) …………………………………………………………………………………………………………… b. - Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố) …………………………………………………………………………………………………………. c. - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài) ………………………………………………………………………………………………………… d. - Này, em không để chúng nó yên được được à? (Tạ Duy Anh) ………………………………………………………………………………………………………… 4. Xác định hành động nói được thực hiện trong các câu sau: (1 điểm) a. Bạn nên học bài và làm bài ở nhà! ……………………………………………………… b. U nó không được làm như thế! ………………………………………………………… c. Bao giờ anh mới nghỉ hè? …………………………………………………………… d. Trời, sao tôi khổ thế này? ………………………………………………………………… 5. a. Đặt một câu cầu khiến dùng để khuyên bảo. (1 điểm) ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. b. Đặt một câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc trước nỗi bất hạnh của một người bạn. (1điểm) ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 6. Viết đoạn văn ngắn hứa với bố mẹ tích cực học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong học kỳ II, có dùng câu nghi vấn, gạch dưới câu đó. (2 điểm) Lớp: …………….. KIỂM TRA Tên: …………………………… Điểm Lời phê của cô ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………. Bài làm: 1. Vẽ sơ đồ đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn. (2 điểm) 2. Em hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? (1 điểm) 3. (2điểm) Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau: a. - U nó không được làm như thế! (Ngô Tất Tố) …………………………………………………………………………………………………………… b. - Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố) …………………………………………………………………………………………………………. c. - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài) ………………………………………………………………………………………………………… d. - Này, em không để chúng nó yên được được à? (Tạ Duy Anh) ………………………………………………………………………………………………………… 4. Xác định hành động nói được thực hiện trong các câu sau: (1 điểm) a. Mày có ăn cơm không thì bảo! ……………………………………………………… b. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ! ………………………………………………………… c. Bao giờ anh mới nghỉ hè? …………………………………………………………… d. Hè này con sẽ về thăm ba mẹ. ……………………………………………………………… 5. a. Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. (1 điểm) ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. b. Đặt một câu phủ định để bác bỏ ý kiến của một người bạn. (1điểm) ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 6. Viết đoạn văn ngắn hứa với bố mẹ tích cực học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong học kỳ II, có dùng câu cầu khiến, gạch dưới câu đó. (2 điểm)

File đính kèm:

  • docTuan 33.doc
Giáo án liên quan