Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 37 Tiết 139 Chương trình địa phương phần tiếng việt

1. Mục tiêu

 1.1. Kiến thức: Nhằm giúp học sinh nắm vững các nội dung sau :

 - Các kiểu câu :trần thuật , nghi vấn , cầu khiến , cảm thán , phủ định .

 - Các kiểu hành động nói : trình bày , hỏi , điều khiển , hứa hẹn , bộc lộ cảm xúc .

- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

 1.2. Kĩ năng:

- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.

- Lựa chọng trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.

1.3. Thái độ: Có ý thức kết hợp học đi đôi với hnh.

2. Trọng tâm: Ôn tập phần tiếng việt

3. Chuẩn bị

 3.1. Gv : Bảng phụ

 3.2. Hs : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk

4. Tiến trình

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

 4.2. Kiểm tra miệng : Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs

 4.3. Bài mới

 GTB:Trong TV có một lớp từ thường được dùng để người nói tự nói về mình và gọi người nói chuyện với mình , người ta gọi là từ ngữ xưng hô . Từ ngữ xưng hô cua 3chúng ta nếu so sánh với các ngôn ngữ khác thì nó rất phong ohú , đa dạng . Trong những từ xưng hô , có những từ được dùng trong phạm vi rộng nhưng cũng có từ được dùng trong phạm vị hẹp từng địa phương khác nhau . Khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Cần phải cân nhắc để chọn từ ngữ cho phù hợp . Bài học hôm nay sẽ là từ ngữ xưng hô địa phương .

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 37 Tiết 139 Chương trình địa phương phần tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT ND: / /2011 Bài , tiết 139 Tuần 37 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Nhằm giúp học sinh nắm vững các nội dung sau : - Các kiểu câu :trần thuật , nghi vấn , cầu khiến , cảm thán , phủ định . - Các kiểu hành động nói : trình bày , hỏi , điều khiển , hứa hẹn , bộc lộ cảm xúc . - Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau. 1.2. Kĩ năng: - Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau. - Lựa chọng trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn. 1.3. Thái độ: Cĩ ý thức kết hợp học đi đơi với hành. 2. Trọng tâm: Ôn tập phần tiếng việt 3. Chuẩn bị 3.1. Gv : Bảng phụ 3.2. Hs : Chuẩn bị theo yêu cầu sgk 4. Tiến trình 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng : Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs 4.3. Bài mới GTB:Trong TV có một lớp từ thường được dùng để người nói tự nói về mình và gọi người nói chuyện với mình , người ta gọi là từ ngữ xưng hô . Từ ngữ xưng hô cua 3chúng ta nếu so sánh với các ngôn ngữ khác thì nó rất phong ohú , đa dạng . Trong những từ xưng hô , có những từ được dùng trong phạm vi rộng nhưng cũng có từ được dùng trong phạm vị hẹp từng địa phương khác nhau . Khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Cần phải cân nhắc để chọn từ ngữ cho phù hợp . Bài học hôm nay sẽ là từ ngữ xưng hô địa phương . Hoạt động 1 Làm bài tập 1 sgk/145 – Hs đọc đoạn trích a,b . ? Trong hai đoạn trích có những từ xưng hô nào? ¡ Mẹ , thằng , tôi , con . u , mợ . ? Trong những từ này từ nào là từ địa phương , từ nào là từ toàn dân và từ nào thuộc lớp từ khác ? I/ Từ ngữ xưng hô địa phương Bài Tập 1 - Toàn dân : mẹ . thằng , tôi , con - Địa phương : u - Biệt ngữ : mợ Hoạt động 2 Tìm những từ ngữ xưng hô ở địa phương . ? Xưng hô là gì ? ¡ Xưng : người nói tự gọi mình . Hô : người nói gọi người đối thoại , tức người nghe . -> Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tình cảm cuả mối quan hệ . Vì thế khi xưng hô người ta dùng loại từ nào ? ¡ …..Hs trao đổi , thảo luận phát biểu . -> Để xưng và hô người ta thường dùng các đại từ xưng hô ( gọi là đại từ xưng hô chuyên dùng) Và những danh từ xưng hô ( gọi là danh từ xưng hô lâm thời ) . ? Các nhóm hãy thống kê các đại từ xưng hô ở địa phương thường dùng ? - Các nhóm làm việc khoảng 5 phút – Đại diện nhóm lên trình bày – Gv nhận xét . ? Các danh từ lâm thời dùng để xưng hô bao gồm những từ ngữ nào ? - Gv dùng phương pháp như trên . -> Ở mỗi địa phương cách xưng hô có sự khác nhau biểu hiện sự đa dạng tinh tế . VD: Một học sinh có thể xưng hô với thầy cô là :thầy cô /em hoặc con . ? Các em hãy xác định cách xưng hô của mình với ông bà nội ( hoặc ông bà ngoại) với chồng của cô mình . Bài tập 2 a. Từ ngữ xưng hô - Các đại từ xưng hô : + Ngôi thứ I: tui . choa , qua , tao . + Ngôi thứ II: mi , bọn mi . + Ngôi thứ III : hắn , nớ , bọn hắn , quân nớ ,……….. - Các danh từ xưng hô lâm thời : + Chỉ quan hệ thân thuộc : cố, ông ,mệ , thầy , bọ , bu , ba , tía , u , bầm ,mạ , má , eng , ả, vú , đẻ, bác , dì , cô ……….. + Chỉ quan hệ xa: ổng (ông ấy ) bá , bả, ( bà ấy ) cô ấy , ảnh ( anh ấy ) , chỉ ( chị ấy ) b. Cách xưng hô - Ông nội ( ngoại ) / cháu – con - Bà nội – ngoại / cháu – con - Dượng – chú / cháu – con . - Gv nhận xét và yêu cầu Hs tiếp tục về nhà tìm hiểu . - Hs thực hiện bài tập 3 sgk/ 145 ? Từ ngữ xưng hô địa phương có thể được sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào ? Cho ví dụ ? ¡ Từ ngữ xưng hô địa phương chỉ dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp , giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương , không nên dùng trong giao tiếp có tính nghi thức như trong nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng - Ở tiết 31- tuần 8 HKII các em đã tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thiết . Đối chiếu bảng từ đó với từ xưng hô ở BT2 , em có nhận xét gì ? - Hs trả lời – Gv chốt ý - > Chỉ một số ít như : vợ , chồng , con dâu , con rễ ……..là không dùng để xưng hô Bài tập 3 - Hoàn cảnh giao tiếp dùng từ xưng hô địa phương - Dùng trong phạm vi gia đình , người cùng địa phương . VD: Người Nghệ Tĩnh dùng ông , choa , ở phạm vi cùng quê ; còn dùng ở miền Bắc hoặc miền Nam sẽ gây khó hiểu . Bài tập 4 Đối chiếu từ xưng hô với từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt . Hầu hết các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt đều dùng để xưng hô . II/ Luyện tập - Danh từ chỉ quan hệ xã hội : bạn , đồng chí , đồng hương …… - Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp : bộ trưởng , giám đốc , sếp , thầy cô , bác sĩ ... 4.4. Câu hỏi bài tập củng cố Ngoài các đại từ xưng hô và danh từ chỉ quan hệ thân thuộc lâm thời dùng để xưng hô , trong TV còn có những từ ngữ nào được dùng để xưng hô ? - Nhắc lại các từ xưng hô ở địa phương . - Khi dùng từ xưng hô cần lưu ý điều gì ? 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học - Xem lại nội dung các bài tập - Chuẩn bị : Luyện tập làm văn bản thông báo 5. Rút kinh nghiệm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docv8tiet139.doc
Giáo án liên quan