A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối ).
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong văn bản.
3. Thái độ:
- Thấy được sự quan trọng của liên kết các đoạn trong văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ và câu chủ đề là gì? Các câu trong đoạn có nhiệm vụ gì?
3. Bài mới :
Một văn bản gồm nhiều đoạn văn. Khi di chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng. Liên kết đoạn tạo sự liền mạch, thông suốt cho văn bản và giúp người đọc dễ theo dõi, thấy được sự mạch lạc, chặt chẽ giữa các đoạn, các ý trong văn bản, bài học này các em sẽ rõ.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 5 Tiết 17 Liên kết các đoạn văn trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn: 14/09/2013
Tiết PPCT: 17 Ngày dạy : 16/09/2013
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối ).
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong văn bản.
3. Thái độ:
- Thấy được sự quan trọng của liên kết các đoạn trong văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ và câu chủ đề là gì? Các câu trong đoạn có nhiệm vụ gì?
3. Bài mới :
Một văn bản gồm nhiều đoạn văn. Khi di chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng. Liên kết đoạn tạo sự liền mạch, thông suốt cho văn bản và giúp người đọc dễ theo dõi, thấy được sự mạch lạc, chặt chẽ giữa các đoạn, các ý trong văn bản, bài học này các em sẽ rõ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
* Hs đọc 2 văn bản ở mục I. 1,2 /SGK
? Hai đoạn văn ở mục I . 1 có mối liên hệ gì không ? Tại sao ?
HS: Đoạn 1 tả cảnh sân trường làng Mĩ Lí trong ngày tựu trường. Còn đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật “ tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đấy. Hai đoạn văn này tuy cùng viết về về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau.
* Nhận xét hai đoạn văn ở mục I.2 ?
? Cụm từ “trước đó mấy hôm” được viết thêm vào đầu đo văn có tác dụng gì ?
? Cụm từ “trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của nó trong vb ?
HS: Trả lời
* HS đọc mục II .1 sgk
? Xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 vd a, b, d ?
HS: a. Bắt đầu là…Sau khâu tìm hiểu là…;
b. Nhưng,
c. Từ “đó” là chỉ từ. Trước đó là ngày mà nhân vật “tôi” đi qua làng Hòa An bẫy quyên.
d. Nói tóm lại
? Các từ liên kết đoạn đó thường đứng ở vị trí nào ?
( được đặt đầu đoạn văn)
? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng vd ?
HS: a. quan hệ liệt kê ; b. quan hệ tương phản, đối lập ; d. quan hệ tổng kết , khái quát
? Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn cho mỗi vd ?
HS: a. Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra
b. Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, thế mà
c. Đại từ: này, nọ, ấy, đó, kia…
d. Tóm lại, nói tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách tổng quát thì, nói cho cùng, có thể nói ..
? Xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn ?
HS: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
? Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết ?
HS: Khép lại ý ở cụm từ “bố đóng sách cho mà đi học”, chuyển sang ý đoạn dưới
GV: Chốt ý sử dụng các phương tiện liên kết?
(HS đọc ghi nhớ)
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
BT1
- Gv: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
- Hs: Làm việc độc lập
BT2: Hs nêu yêu cầu bài tập 2 ? (HSTLN – 3 phút – 4 nhóm)
Bài 3: Gv làm mẫu đoạn văn
Cái đoạn chị Dậu đánh cai lệ là một đoạn tuyệt khéo. Khéo vì nước đã quá tức ắt phải vỡ bờ, sự đè nén áp bức đã vượt quá sức chịu đựng, vượt quá giới hạn cho phép; khéo vì phần thắng thuộc về người đàn bà lực điền còn hai gã đàn ông lại nằm chỏng quèo dưới đất. Khéo vì nó rất phù hợp với lòng mong đợi của mọi người.
Tóm lại, đó là một sự tuyệt khéo trên nhiều phương diện mà không phải cây bút nào cũng tạo dựng được
-> Từ ngữ liên kết: Tóm lại, đó
GV hướng dẫn, HS làm, GV sửa
Bài 4: Xác định nội dung của đoạn văn, tìm từ có tác dụng liên kết để nối, làm cho đoạn văn liên mạch:
Hs làm bài tập ở đoạn văn b SGK/35
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xem lại văn bản Trong lòng mẹ. Tìm các từ ngữ, câu dùng để liên kết và phân tích tác dụng của nó.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
* Vd: Hai đoạn văn SGK/50
- Hai đoạn văn ở mục 1: không có sự gắn bó với nhau.
- Hai đoạn văn ở mục 2:
+ Cụm từ “trước đó mấy hôm” làm cho hai đoạn văn liên kết về thời gian: quá khứ - hiện tại
* Tác dụng :
Thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng với nhau
2. Phương tiện liên kết các đoạn văn
a. Dùng từ ngữ :
- Từ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra…
- Từ đối lập: Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà
- Từ khái quát: Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách tổng quát thì, nói cho cùng…
- Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ: và, đó, này, kia...
b. Dùng câu :
- Câu liên kết: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
-> Khép lại ý ở cụm từ “bố đóng sách cho mà đi học” , chuyển sang ý đoạn dưới
* Ghi nhớ : SGK/ 53
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1 : Từ ngữ có tác dụng liên kết
Câu a: Nói như vậy: mang ý nghĩa tổng kết.
Câu b: Thế mà: tương phản;
Câu c: cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1): nối tiếp, liệt kê.
Tuy nhiên: nối đoạn 3 với đoạn 2: tương phản.
Bài 2 : Điền vào chổ trống
Đoạn a: Từ đó;
Đoạn b: Nói tóm lại;
Đoạn b: Tuy nhiên;
Đoạn d: Thật khó trả lời
Bài 3: Viết đoạn văn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan “Cái đoạn chị Dậu đánh cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”
Bài 4:
- Nội dung đoạn văn: Chất diệp lục tạo nên màu xanh của lá cây
- Từ liên kết: sở dĩ, như vậy
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu dùng để liên kết các đoạn văn trong một văn bản theo yêu cầu.
* Bài mới: Soạn bài “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............
Tuần: 5 Ngày soạn: 14/09/2013
Tiết PPCT: 18 Ngày dạy : 16/09/2013
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp
3. Thái độ: Nhận biết đúng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội để dùng cho đúng lúc.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Công dụng của nó ra sao?
? Đặt câu với từ tượng thanh: rì rào và từ tượng hình: lấm tấm
3. Bài mới : GTB
Mỗi địa phương, mỗi miền trên đất nước ta lại có những cách dùng từ ngữ khác nhau tạo ra hệ thông từ ngữ địa phương rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó mỗi tầng lớp xã hội lại cũng có một số từ ngữ của riêng tầng lớp đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG
* Yêu cầu HS đọc ví dụ sgk tr 56.
? Hai từ “bắp” và “bẹ” đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ ngữ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân?
GV: Từ toàn dân là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
? Thế nào là từ ngữ địa phương? HS đọc ghi nhớ sgk tr 56.
* Yêu cầu HS đọc ví dụ 2a tr 57.
GV: Tại sao trong đoạn văn, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ
cha được gọi là cậu?
GV: Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2.
GV: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
HS: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội không nên lạm dụng, lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến tác hại.
Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 tr 57, 58.
GV: Tại sao trong các đoạn văn, thơ tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN TÂP
Bài 1: GV tổ chức thi giữa các nhóm.
Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng?
Ø HS trình bày kết quả.
Bài 2: GV hướng dẫn HS
Ngoài ra, trong văn : Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, tác giả sử dụng từ địa phương Nam Bộ: má, ba, lui cui, dùm, vung, nói trỏng… đậm dấu ấn địa phương
Bài 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương trường hợp nào không nên?
HS thảo luận theo cặp – 2 phút các trường hợp và trả lời. Các nhóm nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- GV hướng dẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà
- Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương trong một số bài tập làm văn của bản thân và bạn.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Từ ngữ địa phương.
a- Phân tích ví dụ
- Bẹ, bắp: từ địa phương vì chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.
- Ngô: được dùng phổ biến trong toàn dân
ð Từ toàn dân.
b- Ghi nhớ 1 sgk tr 56.
2- Biệt ngữ xã hội.
a- Phân tích ví dụ.
- Mẹ: dùng trong lời kể mà đối tượng là độc giả.
- Mợ: dùng trong câu đáp của bé Hồng với người cô vì hai người cùng tầng lớp xã hội.
- Ngỗng: điểm 2,
- Trúng tủ: trúng cái phần đã học thuộc lòng.
ð Tầng lớp HS, SV thường dùng.
b- Ghi nhớ 2 sgk tr 56.
3- Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Tránh lạm dụng
- Thường dùng trong ngôn ngữ nói trong giao tiếp với người cùng địa phương hoặc cùng tầng lớp xã hội với mình.
- Trong thơ, văn: sử dụng 2 lớp từ này để thể hiện nét riêng biệt về ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
II. LUYỆN TÂP:
Bài 1/59: Từ địa phương và từ toàn dân tương ứng:
Từ địa phương Từ toàn dân
- chộ thấy
- ngái xa
- trấy qủa
- đọi bát
- rú rừng, núi
- hùm,cọp, khái hổ
- eng ăn
- mô, rứa đâu, thế nào?
- nác nước
- cươi sân
Bài 2: Tác dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong đoạn văn cụ thể:
Trời mô xanh bằng trời Can Lộc
Nước mô xanh bằng dòng nước sông La
-> Mô: đâu – tiếng địa phương Hà Tĩnh
Mọc giữa dòng sông xanh
....Hót chi mà vang trời.
-> Chi – gì : tiếng địa phương xứ Huế
Bài 3/59: Xác định tình huống không nên sử dụng từ ngữ địa phương:
- Trường hợp a: dùng từ ngữ địa phương.
- Trường hợp b, c, d, e không nên dùng từ ngữ địa phương.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Sưu tầm một số câu ca dao, hò, vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
* Bài mới : Soạn bài: “Tóm tắt văn bản tự sự”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 5 Ngày soạn: 14/09/2013
Tiết PPCT: 19 Ngày dạy : 19/09/2013
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
3. Thái độ:
- Có cái nhìn khái quát về một tác phẩm văn học.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
2. Kiểm tra bài cũ: - Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản?
- Nêu các phương tiện dùng để liên kết đoạn?
3. Bài mới: GTB
Xã hội ngày càng phát triển, lượng thông tin được cập nhật ngày một nhiều. Chúng ta cần phải có cách ghi nhớ vắn tắt các sự kiện nội dung chính để bổ sung tri thức. Muốn làm được điều này chúng ta phải có kĩ năng tóm tắt. Vậy tóm tắt là gì ? Cách tóm tắt như thế nào? Thì bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
* Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
? Từ gợi ý trên, theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A: Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
B: Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
C: Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
D: Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
HS trả lời. GV nhận xét.
* GV yêu cầu HS đọc văn bản tóm tắt trang 60.
? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó? Văn bản tóm tắt có nêu được nội dung chính của văn bản không?
HS: văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Dựa vào các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu. Văn bản đã nêu được nội dung chính của truyện.
Câu hỏi thảo luận nhóm – 3 phút – 4 nhóm:
? Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy? (độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc . . .?)
HS trao đổi, trả lời: Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn, số lượng và nhân vật cũng ít hơn. Văn bản tóm tắt không trích nguyên văn từ tác phẩm mà là lời của người viết tóm tắt.
? Qua đó, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?
HS trình bày.
? Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
HS trả lời. Nhận xét, sửa chữa, tổng kết.
GV chốt ý: Khi tóm tắt cần nêu đầy đủ các nội dung chính, nhân vật quan trọng, bỏ bớt các câu thừa, các nhân vật, sự việc và chi tiết thừa của truyện.
HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
HS sẽ tham khảo cách tóm văn bản “ Trong lòng mẹ, Lão Hạc” trong từ điển văn học
- Đọc lại truyện Lão Hạc, viết bài tóm tắt để hôm sau tóm tắt bằng lời trước lớp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
a. Phân tích ví dụ.
- Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn ngọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
b. Ghi nhớ 1: SGK/61.
2.Cách tóm tắt văn bản tự sự.
2.1/Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
a- Phân tích văn bản:
- Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Dựa vào các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu. Văn bản đã nêu được nội dung chính của truyện.
b- Ghi nhớ 2: SGK/61.
2.2/Các bước tóm tắt văn bản.
a- Phân tích ví dụ:
Các bước:
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các nhân vật quan trọng, những nhân vật tiêu biểu.
- Sắp xếp các nội dung chính tả theo trình tự hợp lý.
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
b-Ghi nhớ mục 3 Sgk/61.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tìm đọc phần tóm tắt văn bản tự sự đã học trong từ điển văn học.
* Bài mới : Soạn bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 5 Ngày soạn: 14/09/2013
Tiết PPCT: 20 Ngày dạy : 19/09/2013
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Thực hành việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Phân biệt được văn bản tự sự có thể tóm tắt và không thể tóm tắt.
- Ôn lại kiến thức về kiểu vă bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
3. Thái độ:
- Có cái nhìn khái quát về một tác phẩm. Thấy được ưu, khuyết điểm bài viết của bản thân.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Tóm tắt văn bản tự sự phải như thế nào? Muốn tóm tắt văn bản tự sự ta phải làm gì?
3. Bài mới :
Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu cách tóm tắt một văn bản tự sự. Tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học để tóm tắt một văn bản cụ thể với mục đích nâng cao kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV yêu cầu hs nhắc lại yêu cầu và các bước tóm tắt văn bản tự sự
HS: trả lời.
GV yêu cấy HS thảo luận 2 phút: Sắp xếp các sự việc đã cho theo trình tự hợp lí?
HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét.
GV: Chốt ý yêu cầu HS tóm tắt ngắn gọn khoảng 10 dòng.
HS: Luyện tập tóm tắt cá nhân, tóm tắt trước lớp.
GV: Nhận xét ghi điểm và tóm tắt lại:
Truyện ngắn Lão Hạc kể về Lão Hạc - một người nông dân nghèo trước CMT8 .Vợ lão mất sớm, con trai lão không đủ tiền cưới vợ, phẫn chí bỏ làng đi phu đồn điền cao su. Lão Hạc luôn dằn vặt vì không làm tròn bổn phận người cha. Lão chỉ có con chó Vàng làm bạn và ba sào vườn. Nhưng sau trận ốm vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con lão quyết định bán cậu Vàng. Lão mang số tiền bán chó và dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi giúp mảnh vườn. Lão sống lay lắt nhưng lại từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó. Nghe Binh Tư kể lại việc xin bả chó, ông giáo bị sốc vì thất vọng. Nhưng khi nhìn thấy cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo mới hiểu ra. Cả làng không ai biết vì sao lão Hạc chết, chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu.
GV:Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2
? Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?HS: trả lời.
? Các em hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng tóm tắt đoạn trích.
HS: Tóm tắt trình bày.
GV: Nhận xét, tóm tắt lại
? Tại sao nói các Vb Tôi đi học của Thanh Tịnh và trong Lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt ? Nếu muốn tóm tắt thì phải làm gì ?
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Nhận xét, chốt ý.
B. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
Hoạt động 1: Nhắc lại đề
GV ghi đề bài lên bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề, tìm ý
? Để bài yêu cầu các em làm gì?
HS: Kể lại kĩ niệm ngày đầu tiên đi học
GV : Để bài yêu cầu các em kể về những kĩ niệm ngày đầu tiên các em bước vào lớp 1, những cảm xúc mà các em không thể nào quên được trong suốt cả cuộc đời.
Hoạt động 3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
GV yêu cầu hs nêu dàn ý bài văn cả ba phần
HS nêu
GV chốt
+ Mở bài : Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình
+ Thân bài:
a/ Trước ngày khai giảng:
- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.
b/ Trên đường đến trường:
- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.
- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.
- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.
- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.
+ Kết bài:
Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.
Hoạt động 4: Nhận xét ưu khuyết điểm
GV: Nêu những ưu điểm của HS trong bài viết ở nhiều phương diện. Có dẫn chứng cụ thể (một số bài viết khá, tốt...)
GV: Chỉ ra những nhược điểm: Nội dung bài tự sự, cách sắp xếp các ý như thế nào?
GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu với vấn đề thuyết minh
Hoạt động 5. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
GV thống kê những lỗi của HS .
Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi
HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở
GV: Lựa bài khá nhất của bạn Hành, Tú Anh, đọc trước lớp để các em khác học
GV trả bài, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm.
Ghi điểm
Hoạt động 6. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
Hoạt động 7. Đọc bài mẫu
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV hướng dẫn Hs một số nội dung về nhà
A. LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1.Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao:
a, Bản tóm tắt nêu tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật chính, nhưng trình tự còn lộn xộn cần sắp xếp lại: b, a, d, c, g, e, i, h, k.
b, Tóm tắt văn bản ngắn gọn:
2. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố:
a, Nhân vật chính: Chị Dậu
b, Sự việc tiêu biểu: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu
c, Tóm tắt văn bản.
Bài tập 3 :
- Tôi đi học và Trong lòng mẹ là hai tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc nên rất khó tóm tắt
- Nếu muốn tóm tắt hai văn bản này thì chúng ta phải viết lại truyện .
B. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
I. Đề bài: Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
II. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Làm bài văn kể chuyện có yếu tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Kể về những kĩ niệm của ngày đi học đầu tiên khi vào lớp 1
III. Dàn ý
+ Mở bài : Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình
+ Thân bài:
a/ Trước ngày khai giảng:
- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.
b/ Trên đường đến trường:
- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.
- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.
- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.
- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.
+ Kết bài:
Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.
IV. Nhận xét ưu khuyết điểm
a.Ưu điểm:
- Đáp ứng yêu cầu của bài văn tự sự.
- Chọn được người sống mãi trong lòng với những kỉ niệm đáng nhớ
- Lời kể xen biểu cảm chân thật
b. Hạn chế:
- Sai lỗi chính tả nhiều
- Không đảm bảo bố cục ba phần
- Câu dài không chấm câu, ngắt câu không đúng chỗ
- Bài viết sơ sài, ý lộn xộn
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể:
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
- Hoàn thành bài viết vào vở
* Bài mới: Soạn bài: “Cô bé bán diêm”.
* Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể:
a. Về kiến thức
- Trình bày không đúng hình thức bài văn, thiếu mở bài và kết bài.
- Nội dung các phần không phù hợp
- Không thống nhất ngôi kể, đối tượng được kể.
b. Về cách diễn đạt
- Dùng từ: Không chính xác, không rõ nghĩa
- Lời văn: Lủng củng, rời rạc
- Chữ viết:
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa lại
Ko
Cảm giác ê sợ
Giận mình
Sợ hải
Dụt rẹt
Ngôi trưởng sinh sản và oa nghiêm
Rất rinh
Rắp rếp
Bàng học
Xương mù
Chung quang
Viết tắt
Sai lỗi diễn đạt
Sai chính tả
Sai dấu
Sai chính tả
Sai chính tả
Sai chính tả
Sai chính tả
Sai chính tả
Sai chính tả
Sai chính tả
Không
Cảm giác e ngại
Giật mình
Sợ hãi
Rụt rè
Ngôi trường xinh xắn và oai nghiêm.
Rất xinh
Sắp xếp
Bàn học
Sương mù
Xung quanh
* BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
8A1
8A2
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………….………..…………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Giao an van 8 tuan 5(1).doc