Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 6 Tiết 21 Bài 6 Cô bé bán diêm

1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

 _ HS biết về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen. Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

 _ HS hiểu lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

 1.2. Kỹ năng:

 _ HS thực hiện được: Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

 _ HS thực hiện thành thạo: Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

 + Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau)

 1.3. Thái độ:

 _ Thói quen: Đọc, tập tóm tắt văn bản ở nhà.

 _ Tự nhận thức: Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.

2. Nội dung bài học:

 Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

 Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác giả.

3. Chuẩn bị:

 3.1Giáo viên: Tìm hiểu về An-đéc-xen và tập truyện An-đéc-xen. Tranh “Cô bé bán diêm”

 3.2 Học sinh: Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi trong VBT

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 8A1: 8A2: 8A3:

 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)

 4.2. Kiểm tra miệng:

Câu 1: Em hãy tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc. Nêu suy nghĩ bản thân về cái chết của lão Hạc?(10đ)

Trả lời: a. _ HS tóm tắt đúng, ngắn gọn. (6 điểm)

b. (4đ)_ Bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắt, thương con và giàu lòng tự trọng.

_ Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng.

Câu 2: Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? (8đ)

Trả lời: _ Vì lão không muốn ăn vào tiền dành dụm cho con.

_ Không muốn làm phiền hàng xóm vốn cũng nghèo.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3655 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 6 Tiết 21 Bài 6 Cô bé bán diêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đéc-xen) Tuần: 6 Tiết: 21 Bài: 6 Ngày dạy:…… 1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: _ HS biết về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen. Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm. _ HS hiểu lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. 1.2. Kỹ năng: _ HS thực hiện được: Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện. _ HS thực hiện thành thạo: Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm. + Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) 1.3. Thái độ: _ Thói quen: Đọc, tập tóm tắt văn bản ở nhà. _ Tự nhận thức: Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. 2. Nội dung bài học: Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác giả. 3. Chuẩn bị: 3.1Giáo viên: Tìm hiểu về An-đéc-xen và tập truyện An-đéc-xen. Tranh “Cô bé bán diêm” 3.2 Học sinh: Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi trong VBT 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Em hãy tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc. Nêu suy nghĩ bản thân về cái chết của lão Hạc?(10đ) Trả lời: a. _ HS tóm tắt đúng, ngắn gọn. (6 điểm) b. (4đ)_ Bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắt, thương con và giàu lòng tự trọng. _ Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng. Câu 2: Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? (8đ) Trả lời: _ Vì lão không muốn ăn vào tiền dành dụm cho con. _ Không muốn làm phiền hàng xóm vốn cũng nghèo. _ Không muốn dấn thân vào việc xấu. _ Chết là sự giải thoát cho lão và cho tương lai của đứa con. Câu 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Tác giả? Thể loại? (2đ) _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 4.3.Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (10’) * Qua phần chú thích em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm? _ Chú thích * (SGK/67). * GV hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc, nhận xét. * Em hãy tóm tắt tác phẩm? _ HS tóm tắt, GV cùng nhận xét. * GV yêu cầu học sinh giải thích một số nghĩa từ khó trong sách. HĐ2: (25’) * Phần đầu văn bản cho thấy hoàn cảnh cô bé như thế nào? _ Nhà nghèo, mẹ và bà nội đã chết, cha luôn đánh đập, mắng chửi. _ Phải đi bán diêm kiếm sống. * Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cô bé? _ Đói rét, thiếu thốn tình thương => Bất hạnh. * Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tác giả khắc hoạ bằng biện pháp nghệ thuật gì? _ Nghệ thuật đối lập - tương phản. * Biện pháp ấy được thể hiện như thế nào?(GV hướng dẫn HS phân tích tranh trong SGK) _ Trời rét, tuyết rơi >< cô bé đầu trần, chân đất. _ Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn >< ngoài đường tối đen. _ Trong phố sực nức mùi ngỗng quay >< em bé bụng đói. _ Ngôi nhà xinh xắn xưa kia >< cái xó tối tăm bây giờ. _ Bà còn sống có tình yêu thương >< nay suốt ngày bị mắng chửi. * Tác dụng của các hình ảnh tương phản ấy? _ Nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp và đáng thương của em bé (cả vật chất lẫn tinh thần) => Thông qua biện pháp nghệ thuật tác giả muốn tố cáo hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ và tố cáo những người cha vô trách nhiệm. * GDKN: Cảm xúc và hành động của em trước một người bạn có hoàn cảnh như thế? _ HS tự bộc lộ. GV liên hệ giáo dục HS. Hết tiết 1: HĐ 2: (tt) 35’ * Trong nỗi cô đơn, đói rét giữa đêm giao thừa giá rét em bé đã làm gì? _ Tìm nguồn sáng và chút hơi ấm qua những que diêm. * Trong truyện bao nhiêu lần cô bé quẹt diêm? _ 5 lần cô bé quẹt diêm. * Những hình ảnh kì diệu nào xuất hiện sau mỗi lần em bé quẹt diêm? Theo em vì sao nó lại xuất hiện? _ Lần 1: Lò sưởi => Vì em bé đang rét cóng. _ Lần 2: Bàn ăn sang trọng, thức ăn ngon lành => em đang đói. _ Lần 3: Cây thông Nô - en => mơ ước được vui chơi như mọi người trong đêm giáng sinh. _ Lần 4: Hình ảnh người bà đã mất xuất hiện => em rất yêu thương bà. _ Lần 5: Quẹt liên tục cho đến hết bao diêm => em muốn níu giữ bà và đi theo bà. * Cái biến hoá mơ ước luôn đối lập với cái bất biến - cái thực nghiệt ngã có tác dụng gì? _ Tố cáo một xã hội nghiệt ngã vô tình, thờ ơ trước mạng sống của con người nhất là trẻ em. * Thái độ của tác giả? _ Yêu thương, thấu hiểu nỗi lòng con trẻ. => Lòng nhân ái, yêu thương sâu sắc. * GV gọi HS đọc đoạn “Sáng hôm sau……hết bài” * Thái độ, tình cảm của mọi người trước cái chết của em bé? _ Mọi người quá lạnh lùng thờ ơ với em bé cả lúc sống và lúc chết. * Điều đó phản ảnh vấn đề gì trong xã hội? _ Cả một xã hội vô tình, lạnh lùng trước cái chết của một em bé mồ côi, nghèo khổ. Cả cha em cũng nghiệt ngã vô tình với con cái. * Nghệ thuật ở đoạn cuối? _ Đối lập, tương phản (mọi người ấm áp, vui vẻ ><cô bé chết rét.) * Tình cảm và thái độ của tác giả đối với em bé qua đoạn kết như thế nào? _ Trong cái nhìn của tác giả cái chết thê thảm của em trở thành sự bay bổng như một tiểu thiên thần. Ngòi bút nhân ái và lãng mạn của nhà văn đã làm cho câu chuyện cảm động đau thương vẫn nhẹ nhàng. * GV gọi HS đọc ghi nhớ * (8A1) Theo em kết thúc câu chuyện “Cô bé bán diêm” có hậu hay không? _ Kết thúc có hậu nhưng nghiệt ngã. + Có hậu: qua những chi tiết miêu tả lúc em cùng bà bay về trời và nét mặt của em trong sáng mồng một. + Nghiệt ngã: Cuối cùng em chết. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 1. Tác giả, tác phẩm: _ An-đéc-xen(1805-1875), là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. 2. Đọc, chú thích: II. Phân tích: 1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa: _ Nhà nghèo, mẹ và bà nội đã chết, cha luôn đánh đập, mắng chửi. _ Phải đi bán diêm kiếm sống. => Thật đáng thương. _ Nghệ thuật đối lập - tương phản. => Nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp và đáng thương của em bé 2. Lòng cảm thương của tác giả: _ Các mộng tưởng lần lượt diễn ra theo thứ tự hợp lý: lò sưởi => bàn ăn => cây thông Nô-en =>người bà. => Thực tế đau khổ, mộng tưởng tươi đẹp xen kẽ với nhau _ Lòng nhân ái, yêu thương sâu sắc của tác giả đối với trẻ em. _ Em bé đã chết giữa sự vô tâm của mọi người. _ Đôi môi đang mĩm cười, đôi má ửng hồng. _ Cảnh hai bà cháu bay lên trời. => Sự cảm thông, tình yêu thương của tác giả đối với em bé * Ghi nhớ (SGK/68) 4.4 Tổng kết: Câu 1: Tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm” _ HS tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ. Câu 2: * Thảo luận bàn: Nguyên cái chết của em bé bán diêm? _ HS thảo luận, đại diện trình bày, GV cùng HS nhận xét. (Vì giá rét đêm giao thừa, vì lòng người lạnh lùng) (GV liên hệ giáo dục HS) 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với tiết học này: _ Đọc, kể tóm tắt văn bản. _ Học nội dung phân tích. _ Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong “Cô bé bán diêm”. _Từ truyện này, chúng ta thấy trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em như thế nào? 2. Đối với tiết học sau: Chuẩn bị: “Đánh nhau với cối xay gió” + Đọc đoạn trích, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi trong VBT + Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. 5. Phụ lục: Tuần: 6 Tiết: 23 Ngày dạy:…… TRỢ TỪ, THÁN TỪ 1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: HS hiểu khái niệm trợ từ và thán từ. HS biết đặc điểm và cách sử dụng trợ từ và thán từ. 1.2. Kỹ năng: HS thực hiện thành thạo: nhận biết trợ từ, thán từ HS thực hiện được: dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể. 1. 3. Thái độ: Thói quen: Ra quyết định: HS có thói quen sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tính cách: Yêu thích môn Ngữ văn. 2. Nội dung học tập: Khái niệm, đặc điểm và cách sử dụng trợ từ và thán từ. 3. Chuẩn bị: 3.1.Giáo viên: Tìm ví dụ minh hoạ, bảng phụ ghi ví dụ. 3.2.Học sinh: Đọc ví dụ trong SGK, trả lời câu hỏi, tìm ví dụ minh hoạ. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thế nào là từ địa phương? Cho 5 ví dụ (5đ) Trả lời: Từ địa phương là từ chỉ dùng trong 1 địa phương hay một phạn vi nhất định. _ HS cho ví dụ Câu hỏi 2: Thế nào là biệt ngữ xã hội? Tìm 5 biệt ngữ của tầng lớp học sinh. (5đ) Trả lời: Biệt ngữ xã hội là từ chỉ được dùng trong 1 tầng lớp nhất định. _ HS tự tìm. GV kiểm tra VBT của học sinh. 4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (10’) Giáo viên treo bảng phụ, gọi HS đọc. * Trong ba ví dụ trên có gì khác nhau về hình thức? _ Câu 2 có thêm từ “những”, câu 3 có thêm từ “có”. * Cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa ba câu trong ví dụ? _ Câu 1: Thông báo khách quan (thông tin sự kiện). _ Câu 2,3: Thể hiện sự đánh giá của người nói đối với đối tượng. + Câu2: Nhấn mạnh ý ăn nhiều. + Câu3: Nhấn mạnh ý ăn ít. * Tác dụng của 2 từ: “những, có” đối với sự việc đã nói tới ở trong câu? _ Bày tỏ thái độ, sự đánh giá đối với sư việc được nói tới trong câu. + Những: Đi kèm với những từ ngữ đi sau nó có hàm ý hơi nhiều. + Có: Hàm ý hơi ít. * Thế nào là trợ từ? Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. Ví dụ: Em có quyền tự hào về tôi và cả em nữa. (Võ Huy Tâm) _ Bà đồ Uẩn đặt lên chiếu một mâm đầy những thịt cá. HĐ 2: (10’) Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ ở mục II.1 * Từ “này” có tác dụng gì? _ Gây sự chú ý. * Từ “A” biểu thị thái độ gì? _ Thái độ tức giận (Có khi là thái độ vui mừng – A! Mẹ đã về!). * Từ “vâng” biểu thị thái độ gì? _ Thái độ lễ phép. * Gọi học sinh đọc phần 2. * Em có nhận xét gì về cách dùng từ (này, a, vâng) bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng dưới đây? (Thảo luận cặp) - Có thể độc lập tạo thành câu. - Có thể làm thành phần biệt lập của câu. Ví dụ: - A! Mẹ mua cho con đồ đẹp! - Này! Nhìn kìa! - Vâng! Con lên ngay đây. * Vậy thán từ là gì? _ Thán từ là những từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp. * Có mấy loại thán từ? _ Có hai loại thán từ: + Thán từ bộc lộ tình cảm và cảm xúc. + Thán từ gọi đáp. * Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ3: (15’) Bài tập 1: Những câu có trợ từ: + a. + c. + g. + i. Bài tập 2: a. Lấy: Không có một lá thư, một lời nhắn gửi... b. Nguyên: Chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao. _ Đến: Nghĩa là quá vô lí. c. Cả: Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường. d. Cứ: Nhấn mạnh một việc lập lại nhàm chán. Bài tập 3: _ Các thán từ: này, à, ấy, vâng, chao ôi, hỡi ôi. Bài tập 4: _ Kìa: Tỏ ý đắc chí. _ Ha ha: Khoái chí. _ Ai ái: Tỏ ý van xin. _ Than ôi: Tỏ ý nuối tiếc. I. Trợ từ: * Ghi nhớ (SGK/69) II. Thán từ: * Ghi nhớ (SGK/70) III. Luyện tập: Bài tập 1: tìm trợ từ trong các câu đã cho. Bài tập 2: Giải thích nghĩa các trợ từ. Bài tập 3:Chỉ ra các thán từ trong đoạn trích Bài tập 4: Các thán từ biểu thị cảm xúc gì 4.4.Tổng kết: Câu hỏi 1: Thế nào là trợ từ? Trả lời: _ Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Câu hỏi 2: Thán từ là gì? Trả lời: _ Thán từ là những từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với tiết học này: _ Học ghi nhớ 1, 2/69, 70 _ Làm bài tập 5,6/72 2. Đối với tiết học sau: _ Chuẩn bị: Tình thái từ _ Đọc ví dụ trong SGK/80,81, trả lời câu hỏi, tìm ví dụ minh hoạ. _ Xem trước bài tập. 5. Phụ lục: Tuần: 6 Tiết: 24 Ngày dạy:…… MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: HS biết được vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự. Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. HS hiểu được sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. 1.2. Kỹ năng: HS thực hiện được việc kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự. HS thực hiện thành thạo: nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự. 1.3. Thái độ: Ra quyết định: HS có thói quen sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả văn tự sự. Tính cách: HS yêu thích môn Ngữ Văn. 2. Nội dung học tập: Sự kết hợp kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. Luyện tập sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự. 3. Chuẩn bị: 3.1.Giáo viên: Chuẩn bị thêm một số đoạn văn mẫu (Sách Tư liệu Ngữ Văn 8/67) Tìm đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm 3.2.Học sinh: Đọc ví dụ trong SGK/73, trả lời câu hỏi, trả lời câu hỏi trong VBT 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: GV gọi 2 HS làm bài tập 2/62: Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ngắn gọn (khoảng 10 dòng). (9 điểm) _ HS tự làm, GV cùng HS nhận xét. Câu 2: Hôm nay, ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho tiết học này? (1 đ) Trả lời: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. GV kết hợp kiểm tra VBT của HS. 4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (15’) * Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn ở mục I * Xác định các yếu tố tự sự (sự việc lớn và sự việc nhỏ) trong đoạn văn? _ Sự việc lớn: Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa nhân vật Tôi với người mẹ lâu ngày xa cách. _ Sự việc nhỏ: Mẹ tôi vẫy tôi… * Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn ? _ Các yếu tố miêu tả: Xe chạy chầm chậm, tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi không còm cõi… b. Các yếu tố biểu cảm: - Hay tại sự sung sướng … thuở còn sung túc. - Tôi thấy những cảm giác … lạ thường. - Phải bé lại ..... êm dịu vô cùng. * Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm này có đứng riêng hay đan xen vào nhau? _ Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào nhau một cách hài hoà => Mạch văn nhất quán. * Ta thử bỏ hết các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự thì ta thấy việc kể chuyện sẽ như thế nào? Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào? _ Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho sự việc kể chuyện sinh động, ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc hơn . * Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn tự sự? _ Không có chuyện, bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng hành động chính tạo nên. Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ2: (20’) Bài tập1: GV chọn văn bản “Tôi đi học”, yêu cầu HS tìm _ HS tìm, GV cùng HS nhận xét Ví dụ: “Sau một hồi trống thúc vang dội … … bước rộn ràng trong các lớp.” * Miêu tả: Sau một hồi trống thúc.... sắp hàng .... đi vào lớp, … cứ dềnh dàng, co lên một chân ... duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. * Biểu cảm: Vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. * GV hướng dẫn HS về nhà tìm tiếp ở văn bản “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc” Bài tập2: (Thảo luận cặp) GV đọc đoạn văn tham khảo (Sách Tư liệu Ngữ Văn8/70) và hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn. _ HS trình bày, GV cùng HS nhận xét. I. Sự kết hợp kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự: _ Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho sự việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn * Ghi nhớ (SGK/74) II. Luyện tập: Bài tập1: Tìm một số đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học. Bài tập2: Viết đoạn văn ngắn kể về những giây phút đầu tiên khi gặp người thân sau một thời gian xa cách. 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn tự sự? Trả lời: _ Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho sự việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với tiết học này: _ Nắm được vai trò và tác dụng của hai yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. _ Học ghi nhớ (SGK/74). Đọc phần đọc thêm _ Làm tiếp bài tập 1.2/74 2. Đối với tiết học sau: _ Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm dựa vào các tình huống trong SGK/83. + Soạn bài trong VBT. 5. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docTuan 6 NVan 8.doc