Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tức cảnh Pác Bó

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

- Học sinh cảm nhận từ bài thơ cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác Hồ trong những ngày ở Pác Bó.

- Niềm vui của người CM, niềm vui được hoà hợp với thiên nhiên trong cuộc sống gian khổ.

- Vẻ đẹp thơ tứ tuyệt tiếng việt của Bác, lời thơ bình dị xúc cảm hồn nhiên mà sâu sắc, sự kết hợp hài hoà miêu tả và biểu cảm.

 

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tức cảnh Pác Bó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tức cảnh pác bó Hồ Chủ Tịch A. Mục đích yêu cầu. - Học sinh cảm nhận từ bài thơ cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác Hồ trong những ngày ở Pác Bó. - Niềm vui của người CM, niềm vui được hoà hợp với thiên nhiên trong cuộc sống gian khổ. - Vẻ đẹp thơ tứ tuyệt tiếng việt của Bác, lời thơ bình dị xúc cảm hồn nhiên mà sâu sắc, sự kết hợp hài hoà miêu tả và biểu cảm. B. Tiến trình bài dạy. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “Từ ấy”, phân tích tâm trạng nhà thơ? - Học sinh trả bài. * Giới thiệu bài mới: - Giới thiệu một số hình ảnh vè Bác Hồ và bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” - Học sinh nghe và quan sát. - Qua hình ảnh và giai điệu thiết tha của lời bài hát vừa rồi chắc hẳn các em đều nhận ra đó là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta. Là một vị lãnh tụ tối cao, là danh nhân văn hoá thế giới nhưng đồng thời Bác cũng là một nhà văn nhà thơ lớn. ở lớp 7 các em đã được học bài thơ nổi tiếng của Bác viết hồi đầu kháng chiến chống Pháp đó là bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng”. Hôm nay chúng ta lại gặp lại thơ người ở suối Lê Nin, hang Pác Bó qua bài thơ “Tức cảnh Bác Pó”. - Học sinh nghe. I. Đọc tìm hiểu chú thích 1. Đọc. - Yêu cầu: Giọng đọc vui, hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thoải mái và sảng khoái. Rõ nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. - 3 học sinh đọc. - Em hiểu “sử Đảng” ở đây là gì? - Lịch sử ĐCS Liên Xô được Bác dịch vắn tắt. - “chông chênh”? - Từ láy tượng hình, không vững chắc, dễ nghiêng đổ. 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - 2/ 1941 sau 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã bí mật trở về Pác Bó trực tiếp lãnh đạọ phong trào CM trong nước. Giây phút trở về thiêng liêng ấy đã được nhà thơ Tố Hữu ghi lại: “Ôi sáng xuân nay xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về.....im lặng con chim hót. Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”. - Qua phần chú thích em hiểu gì về cuộc sống của Người ở nơi đây? - Trong lúc cả dân tộc đang sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng thì Bác cũng phải hi sinh rất nhiều: ở hang Pác Bó, làm việc bàn đá. - Học sinh xem hình ảnh Bác Những Năm trở về Pác Bó. II. Tìm hiểu nội dung. 1. Cấu trúc văn bản - Bài thơ có nhan đề “Tức cảnh Pác Bó”, em hãy giải thích nhan đề? - Tức cảnh: Người viết từ một sự việc, một cảnh tượng cụ thể mà có cảm hứng viết nên thơ. - Pác Bó: đúng tên là Cốc Pó- nghĩa là đầu suối. - Sinh thời Bác Hồ có một quan niệm”Ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng trên con đường cứu nước của mình Bác sáng tác thơ ca nhằm tuyên truyền vận động CM. Song cũng có những bài thơ trước vẻ đạp bất ngờ nào đó Người tức cảnh sinh tình mà viết nên thơ như bài “Tức cảnh Pác Bó” - Bài thơ được làm theo thể thơ nào? - Thất ngôn tứ tuyệt tiếng việt. - Đã được học ở lớp 7, em hãy nhắc lại những hiểu biết của em về thể thơ này? - 4 câu mỗi câu 7 chữ - Em đồng ý với nhận xét nào khi nhận xét về phương thức biểu đạt của bài thơ? a. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm b. a. Tự sự và biểu cảm. c. Miêu tả và biểu cảm. - Bài thơ chia làm mấy phần? - 2 phần: - Phần 1: Câu 1, 2, 3 - Phần 2: Câu 4 - Nêu nội dung từng phần? - Phần 1: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác khi ở hang Pác Bó. - Phần 2: Cảm nghĩ của Bác. 2. Đọc và tìm hiểu nội dung. - 2 học sinh đọc. - GV dẫn dắt: a. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác khi ở hang Pác Bó. - Đọc câu thơ đầu và cho biết cấu tạo câu thơ có gì đặc biệt? “Sáng ra bờ suối / tối vào hang” - Dùng phép đối.: - Vế câu - Không gian - Thời gian - GV: Câu thơ có thời gian, không gian và hành động, tất cả đều tạo nên một vế đối rất hoàn hảo. - Tác dụng của phép đối trong câu? - Toát lên cuộc sống sinh hoạt của Bác Hồ hiện lên khá nhịp nhàng và đều đặn. Mọi hoạt động đã trở thành nề nếp, từ sáng đến tối, từ suối đến hang, từ ra đến vào. Đó là một cuộc sống bí mật nhưng vẫn giữ được sự quy củ của người. - Bên cạnh đó câu thơ “Sáng ra bờ suối tối vào hang” còn diễn tả mối quam hệ nào giữa Bác và thiên nhiên? - Mối quan hệ gắn bó, hoà hợp. GV: Dù thiên nhiên ở đây không phải là đẹp, có suối nhưng không phải là “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, cũng chẳng phải là suối mơ hay suối thơ gì cả, và hang chỉ là nơi ẩn náu, chứ không phải là bình minh hay tịch dương tuyệt đẹp như Người vẫn thưởng thức vẫn sống hoà hợp cùng thiên nhiên với một thái độ vô cùng ung dung tự tại. - Câu thơ còn gợi cho hiểu gì về cuộc sống của Bác ở nơi đây? - Đó là một cuộc sống hài hoà thư thái có ý nghĩa của một người CM luôn làm chủ hoàn cảnh. - Nếu có ý kiến đổi câu “Sáng ra bờ suối tối vào hang” thanhg câu “Tối vào hang sáng ra bờ suối” thì ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật có gì thay đổi không, vì sao? - Nghệ thuật: Nó không tạo được sự nhịp nhàng vần luật của thể thơ tứ tuyệt - Nội dung: Câu thơ sáng sủa quá, không phù hợp với tình hình lịch sử và tâm hồn Bác lúc ấy. Câu thơ mở về phía suối phía cảnh đẹp, phía thưởng thức hơn. Tình hình l/s lúc bấy giờ Bác Hồ đang phải hoạt động bí mật là chính vì thế câu thơ vẫn phải khép lại từ phía hang. - Nếu lại thay bằng “Sáng, tối, ra vào suối với hang”? - ý thơ lại có vẻ xô bồ lộn xộn quá không phù hợp với cách sống quy củ của Người. - Câu thơ “Sáng ra bờ suối tối vào hang” là một sự sắp xếp chặt chẽ không thể thay đổi, nó thể hiện lối sống sư hoà hợp với thiên nhiên của một con người luôn làm chủ hoàn cảnh như Bác. - Học sinh xem suối Lê Nin, hang Pác Bó. - Em có cảm xúc suy nghĩ gì khi gặp lại chứng tích lịch sử trên? - Đây là mảnh đất đã từng diễn ra hoạt động “Sáng ra bờ suối tối vào hang” của Người. - Bác Võ Nguyên Giáp kể lại rằng: Có hôm trời mưa to rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn lớn nằm khoang tròn ngay cạnh Người. Bác bị sốt rét liên tục nhưng Người vẫn rất vui vì đó chính là mảnh đất tổ quốc nơi đã từng giữ bí mật sự an toàn cho Người những năm đầu trở về nước. - Đấy là cuộc sống tinh thần của người, vậy đời sống vật chất của Bác diễn ra như thế nào, chúng ta tìm hiểu câu thơ thứ 2 của văn bản. - Học sinh đọc câu thơ 2. - Câu thơ đề cập đến việc gì trong sinh hoạt của Bác? - Vấn đè ăn uống hàng ngày. - Hãy giải nghĩa từ “cháo bẹ rau măng”? - Cháo ngô - Rau măng rừng Những thứ luôn sẵn có trong bữa ăn hàng ngày của Bác. - Em có suy nghĩ gì về những thực đơn chính này? - Những món ăn ít chất dinh dưỡng, đơn sơ giản dị tới mức độ khó ăn. - Nhưng với Bác cháo bẹ rau măng không chỉ là món ăn mà nó còn thể hiện tình cảm của Bác với con người và thiên nhiên ở Pác Bó. Em hiểu ý trên như thế nào? - “Cháo bẹ rau măng” những thjứ đơn sơ giản dị nhưng lại chứa chan tình cảm bởi đó là những thứ do thiên nhiên ban tặng và con người cung cấp, đồng thời còn thể hiện lối sống gần gũi với thiên nhiên với nhân dân lao động nghèo khổ của Người. - Chính vì vậy hưởng thụ “cháo bẹ rau măng” với Người còn là một niềm vui “cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Em hiểu từ “sẵn sàng” như thế nào trong 3 cách sau đây? a. Lúc nào cũng có cũng sẵn sàng không thiếu (cháo bẹ rau măng) b. Tuy hoàn cảnh vật chất tiếu thốn gian khổ nhưng tinh thần của Bác lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận khắc phục và vượt qua. c. Kết hợp cả 2 cách hiểu trên. - Học sinh chọn theo cách hiểu của mình. - Hiểu theo cách a là vừa hiện thực vừa thấp thoáng nụ cười rất vui rất trẻ của Bác Hồ. Cách b chỉ đơn thuần là tình cảm có phần cứng nhắc lên gân không phù hợp với tâm hồn của Bác. Cách c dung hoà cả 2 cách hiểu nhưng lại ra chung chung. - Hiểu theo ý a phù hợp hơn. Câu thơ tả thực cuộc sống gian khổ thiếu thốn của Bác lúc bấy giờ: “Bắt con ốc khe chặt nõn chuối ngàn Một bát cơm ngô giữa ngày bệnh yếu Bác chia cùng dân tộc buổi lầm than Cháo bẹ rau măng vây lùng bủa quét” - Từ “sẵn sàng vừa tả hiện thực lại vừa đùa vui vượt lên trên hiện thực như thế. Hai câu thơ “Sáng ra....................cháo bẹ rau măng” còn toát lên ở Người một cái thú mà người xưa gọi là thú lâm tuyền. Em có hiểu biết gì về thú lâm tuyền không? - Vui với thiên nhiên nơi rừng núi, vui với cảnh nghèo, cái nghèo nhưng thanh cao trong sạch. - Thơ xưa có nhiều nhà thơ đề cập đến thú lâm tuyền, em có biết đó là những nhà thơ nào không? - Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến. - Bác cũng từng có một mong muốn “Bao giờ đất nước được hoàn toàn độc lập tự do, đồng bào ai cũng có cơm no áo ấm thì riêng phần tôi làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh nước biế để câu cá trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không màng gì đến vòng danh lợi”, chỉ có điều cuộc đời CM chỉ cho phép Người hưởng thú lâm tuyền trong điều kiện gian khổ khi hoạt động bí mật như ở hang Pác Bó. Tại đây Người vẫn không quên nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ đó là gì? - Học sinh đọc câu 3. - Câu thơ diễn tả điều gì trong cuộc sống của Người? - Công việc hàng ngày của Bác. - Giải thích từ “chông chênh”? - Từ láy gợi hình ảnh không vững chắc dễ nghiêng đổ. Tượng trưng cho thế lực CM nước ta khá chông chênh còn đang trong thời kì khó khăn trứng nước. - Dịch sử đảng là làm việc gì? - Dịch cuốn lịch sử ĐCS Liên Xô ra tiếng việt làm tài liệu học tập tuyên truyền CM cho cán bộ chiến sĩ của chúng ta. - Câu thơ còn đối ý, đối thanh em hãy tìm? - Đối thanh: Thanh bằng: Chông chênh đối với thanh trắc: Dịch sử đảng. - Đối ý: điều kiện làm việc tạm bợ (bàn đá) - công việc quan trọng trang nghiêm (dịch sử đảng). - Ba từ liền nhau mang thanh trắc: dịch sử đảng có tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì không? - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc khiến Người nổi bật với những nét đậm khoẻ đầy ấn tượng. - Em hãy hình dung hình ảnh của Bác qua câu thơ trên? - Bác là trung tâm của khung cảnh Pác Bó, là hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ với tầm vóc lớn lao, tư thế uy nghi đẹp đẽ. - Hình ảnh Bác Hồ ngồi bàn đá chông chênh dịch sử đảng còn toát lên ý nghĩa nào nữa không? - Người dịch sử đảng cũng chính là người đang suy tư tìm cách xoay chuyển lịch sử Việt nam. - Nói cách khác Người đang âm thầm bền bỉ “nhóm lửa”, ngọn lửa CM, ngọn lửa của độc lập, tự do và hạnh phúc như Tố Hữu đã từng nói: Ai hay ngọn lửa trong hang núi Mà sáng muôn lòng vạn kiếp sau. - Ba câu thơ đầu kể về việc sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó từ đây con người CM hiện lên như thế nào trong hình dung của em? - Yêu thiên nhiên, yêu công việc - Làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào. - Riêng câu thơ thứ 3 còn gọi ta nhớ tới khúc hát Côn Sơn xưa của Nguyễn Trãi. - “Côn sơn có đá rêu phơi Ta nằm trên đá như nằm chiếu êm” - Nếu như Nguyễn Trãi nằm lên phiến đá để lánh đời để hoà mình vào cái vĩnh cửu của thiên nhiên như một ẩn sĩ thì Bác của chúng ta lại lấy phiến đá để xoay chuyển lịch sử làm chủ vận mệnh. Vì vậy câu thơ “bàn đá chông chênh dịch sử đảng” khiến Bác không phải là lạc đạo mà là hành đạo, Người không phải là một ẩn sĩ, mà là một chiến sĩ. Tinh thần chiến sĩ đó trong thơ chính là chất thép CM đúng như quan niệm của Người: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. b. Cảm nghĩ của Bác. - Học sinh đọc câu thơ cuối. Từ nào có nghĩa quan trọng nhất trong câu, vì sao? - Sang, có thể coi là thi nhãn của bài thơ, có tác dụng toả sáng cho cả bài. - Em hiểu từ “sang” có nghĩa là gì? - Sang trọng giàu có về mặt vật chất - Sang trọng giàu có về mặt tinh thần. - Cái sang nào được hiểu trong thơ của Người? - Sang về mặt tinh thần. - Chỉ có cháo bẹ rau măng, bàn đá chông chênh mà vẫn sang, vì sao? - Vì lạc quan CM, vì đời sống tâm hồn phong phú. - Đây còn là cái sang trong quan niệm của Người. Nếu Tố Hữu đã từng nói: “Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu Dấn thân vô là phải chịu tù đầy Là gươm kề cổ súng kề tai Là thân sống chỉ còn một mình” Nhưng với Bác Hồ bây giờ lại là “cuộc đời CM thật là sang”. Đó là một quan niệm hết sức mới mẻ và tiến bộ của Người. - Vậy đây có phải là cách nói gượng gạo, cố tình lên gân hay là một cách nói rất tự nhiên chân thành sâu sắc của Người? - Cách nói tự nhiên, chân thành sâu sắc. - Tạo sao em hiểu được điều đó? - Vì tâm trạng Bác lúc này rất vui, sau 30 năm trở về nước naqứm chắc được thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn đó thì những cháo bẹ rau măng, hang đá không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời CM. - Trong thơ Bác hay đề cập tới cái sang của cuộc đời làm CM, kể cả khi chịu cảnh tù đầy. Em có biết những câu thơ nào như thế? - Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung Tuy bị tình nghi là gián điệp Mà như khanh tướng vẻ ung dung. - Khi bị chuyển lao bằng đường sông Bác phải chịu cảnh “Lủng lẳng chân treo tựa dảo hình” nhưng Người vẫn cảm nhận được cuộc sống “làng xóm ven sông đông đúc thế. Thuyền câu rẽ sóng nhẹ tênh tênh - Niềm vui trước cái sang trong mọi hoàn cảnh cho ta thấy vẻ đẹp nào trong cách sống của Người? - Lạc quan yêu đời, luôn biết sống hướng về một lý tưởng cao đẹp. III. ý nghĩa văn bản * Nội dung. - Bài thơ giúp em hiểu gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó? - Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn xơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. - Niềm vui CM, Niềm vui sốnh hoà hợp với thiên nhiên - Thảo luận Nhóm 1: Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền. Theo em thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa? Nhóm 2: Tính chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ trữ tình đường luật. - Học sinh thảo luận nhóm. IV. Ghi nhớ Luyện tập

File đính kèm:

  • docTuc Canh Pac Bo(1).doc
Giáo án liên quan