HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các dạng bài tập cơ bản.
* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 1: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?
Câu 3: Những nội dung trên có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.
Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp nào?
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105: Ôn tập văn bản nghị luận (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .../.../ Ngày dạy :.../.../
Tiết 105: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN (T)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nhớ lại các kiến thức về tác giả, tác phẩm của các văn bản nghị luận đã học.
- Vận dụng kiến thức để làm các bài tập, đặc biệt là bài tập viết đoạn văn
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, trình bày, đánh giá và nhận xét.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ:
- Ham học, tích cực, hợp tác và chủ động.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác
- Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ
II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: làm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: 1’
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới
Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
Kể tên các loại hình văn nghệ mà em biết?
Cải lương, chèo, tuồng
Trả lời cá nhân
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các dạng bài tập cơ bản.
* Nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu vào phiếu học tập.
* Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 1: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?
Câu 3: Những nội dung trên có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.
Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp nào?
Nêu câu hỏi
Câu 1: Đoạn văn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.
- Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.
Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu văn trong đoạn là:
- Câu (1) Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại
- Câu (2) Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ.
- Câu (3) Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.
Câu 3:
- Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ.
- Nhận xét về cách sắp xếp các câu: Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước.
Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp:
Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào.
Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại - cái đã có rồi, nghệ sĩ - anh;
Dùng quan hệ từ: nhưng
Hoạt động cá nhân
Hoạt động nhóm đôi
HS trả lời, nhận xét.
GV nhận xét
Đại diện HS trả lời, nhận xét.
GV nhận xét
Câu 1: Đoạn văn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.
- Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.
Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu văn trong đoạn là:
- Câu (1) Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại
- Câu (2) Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ.
- Câu (3) Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.
Câu 3:
- Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ.
- Nhận xét về cách sắp xếp các câu: Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước.
Câu 4: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp:
Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào.
Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại - cái đã có rồi, nghệ sĩ - anh;
Dùng quan hệ từ: nhưng
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Văn hóa văn nghệ có ý nghĩa gì với bản thân em?
Giải trí, mở rộng hiểu biết, thêm yêu đời....
- Nghe và thực hiện
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
4.GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS:
Bài cũ: Ôn tập nội dung đã học - Sơ đồ hóa kiến thức
Bài mới: Chuẩn bị bài tiết tiếp theo: Xem lại kiến thức viết đoạn văn nghị luận xã hội để luyện viết
RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_105_on_tap_van_ban_nghi_luan_tiep.docx