Hoạt động I: tìm hiểu phần phân biệt nghĩa
Gọi học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa, trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu
Học sinh đọc bài tập 2
(phần luyện tập) để bổ sung. Giáo viên ghi lại câu in nghiêng lên bảng.
? Trong câu in nghiêng, ngoài nd cho biết về sự xuất phát ở Lào Cai quá sớm còn có ý gì khác? Hãy diễn đạt cụ thể ý đó?
? Câu in nghiêng có trực tiếp nói ra ý đó không? Nếu không có câu in nghiêng ý đó có được truyền đến người nghe không?
(không)
? Vậy, phần thông báo vừa tìm ra có phải là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra không?
Diễn đạt như ví dụ a là diễn đạt nghĩa tường minh. Hiểu thế nào là nghĩa tường minh?
? Cách đưa thêm nội dung như câu in nghiêng ở ví dụ b gọi là hàm ý của câu đó hiểu thế nào là hàm ý.
Giáo viên: cho học sinh lấy ví dụ về hàm ý.
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 126: Nghĩa tường minh và hàm ý - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:// Ngày dạy:.//
Tiết 126:
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Bước đầu phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý trong cách diễn đạt, có ý thức sử dụng cách diễn đạt để vận dụng trong cuộc sống.
2. Kỹ năng: Sử dụng hàm ý trong quá trình nói và viết.
3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc.
4. Năng lực
- Năng lực chung: đọc – hiểu, giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác
- Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu, máy chiếu.
2. Học sinh: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’)
Em có thể hiểu câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” theo mấy nét nghĩa?
GV dẫn vào bài.
Trả lời
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIÊN THỨC (15’)
Hoạt động I: tìm hiểu phần phân biệt nghĩa
Gọi học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa, trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu
Học sinh đọc bài tập 2
(phần luyện tập) để bổ sung. Giáo viên ghi lại câu in nghiêng lên bảng.
? Trong câu in nghiêng, ngoài nd cho biết về sự xuất phát ở Lào Cai quá sớm còn có ý gì khác? Hãy diễn đạt cụ thể ý đó?
? Câu in nghiêng có trực tiếp nói ra ý đó không? Nếu không có câu in nghiêng ý đó có được truyền đến người nghe không?
(không)
? Vậy, phần thông báo vừa tìm ra có phải là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra không?
ð Diễn đạt như ví dụ a là diễn đạt nghĩa tường minh. Hiểu thế nào là nghĩa tường minh?
? Cách đưa thêm nội dung như câu in nghiêng ở ví dụ b gọi là hàm ý của câu đó " hiểu thế nào là hàm ý.
Giáo viên: cho học sinh lấy ví dụ về hàm ý.
Đọc
Trả lời cá nhân
Trả lời cá nhân
Trả lời cá nhân
Học sinh: đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
1 .Ví dụ 1 (sách giáo khoa)
a.Câu nói của anh thanh niên hàm ý về thời gian đi nhanh quá trong cuộc chia tay với cô gái.
b. Câu nói thứ hai ẩn ý níu giữ cô gái lại.
2.Ví dụ 2:
“Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”
ð Thông báo thêm: nhà hoạ sĩ lão thành chưa kịp uống nước chè.
" Là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra.
* Kết luận (ghi nhớ - sách giáo khoa)
- Nghĩa tường minh:
( Sách giáo khoa)
- Hàm ý: Phần thông báo nhiều hơn những gì được nới ra.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
Học sinh làm bài độc lập, giáo viên gọi bất kì học sinh nào trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
? Các câu in đậm trong bài tập 4 có phải là câu chứa hàm ý không?
Thảo luận nhóm, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét
II. Luyện tập:
Bài 1 :
a. “ nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” " hoạ sĩ chưa muốn chia tay (dùng hình ảnh để diễn đạt ý)
b. “ Cô gái mặt đỏ ửng, vội quay đi” (ngượng)
Bài 3:
“Cơm chín rồi” (mời vô ăn cơm)
Bài 4:
- Hà nắng gớm, về nào(nói lảng sang chuyện khác)
- Tôi thấy người ta đồn(nói dở dang)
" không phải là câu chứa hàm ý
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2’)
- Khi sử dụng hàm ý trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, em phải lưu ý những vấn đề gì?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (1’)
- Học bài và nắm chắc nghĩa tường minh và hàm ý
- làm các bài tập còn lại.
- Sưu tầm 3 ví dụ có hàm ý.
* Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................
********************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_126_nghia_tuong_minh_va_ham_y_nam.docx